Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không? Các hướng can thiệp

Phương Loan

04-04-2025

goole news
16

Sỏi amidan hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do sự lắng đọng thức ăn thừa, quá trình canxi hóa do vi khuẩn gây hại hoặc một số bệnh lý tai mũi họng. Vậy người bị sỏi amidan có nên cắt amidan không? Chuyên gia cho biết chỉ một vài trường hợp diễn tiến nặng, kích thước lớn được khuyến cáo nên cắt bỏ.

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, thậm chí đặt vấn đề với bác sĩ chuyên khoa. Trên thực tế không phải tất cả các trường hợp bị sỏi amidan đều cần can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân sẽ được xem xét khắc phục dựa trên nhiều yếu tố.

Chỉ định cắt amidan thường được xem xét khi tình trạng hôi miệng tiến triển nặng hoặc hình thành sỏi amidan ác tính. Hoặc với trường hợp triệu chứng bệnh không thuyên giảm dù thực hiện điều trị bảo tồn bằng cách lấy sỏi amidan ra khỏi cổ họng, dùng thuốc hoặc vệ sinh bằng nước muối sinh lý.

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?

Phẫu thuật cắt amidan còn được xem xét khi sỏi là nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính. Hướng khắc phục này đảm bảo điều trị triệt để đồng thời hai bệnh lý, ngừa biến chứng nguy hiểm về sau.

Với những viên sỏi kích thước nhỏ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cá nhân, phẫu thuật khi này không thực sự cần thiết. Bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bằng kháng sinh, nước súc miệng, gắp sỏi amidan và việc vệ sinh đúng cách.

Các phương pháp điều trị sỏi amidan

Sỏi amidan là loại sỏi không thể tự hết được, cần can thiệp điều trị tránh tối đa các tác động tiêu cực lên cuộc sống. Tùy thuộc vào kích thước sỏi, tình trạng sức khỏe cá nhân mà bệnh nhân sẽ được chỉ định những cách can thiệp khác nhau.

Vì sao cần xử lý sỏi amidan?

Về bản chất ban đầu sỏi amidan có kích thước nhỏ, không gây nhiều triệu chứng khó chịu như hôi miệng hay đau họng. Tuy nhiên nếu bệnh tình kéo dài không được can thiệp, các viên sỏi sẽ dần to lên dẫn đến nhiễm trùng diện rộng, chèn ép và phá vỡ cấu trúc amidan.

Sỏi amidan cần được xử lý ngừa các biến chứng không mong muốn

Sỏi amidan cần được xử lý ngừa các biến chứng không mong muốn

Từ những diễn tiến không được kiểm soát nêu trên, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng áp xe, vỡ mô amidan, viêm nhiễm. Khi này việc can thiệp phẫu thuật gần như là bắt buộc, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lên vùng hầu họng.

Xử lý amidan theo từng trường hợp

Điều trị sỏi amidan chủ yếu được phân loại theo kích thước, cụ thể dưới bảng sau:

Sỏi nhỏ

Sỏi to

Các viên sỏi amidan kích thước nhỏ hoàn toàn có thể thực hiện loại bỏ tại nhà bằng một số cách đơn giản như:

  • Đều đặn súc họng, miệng với nước muối sinh lý/nước chanh/giấm táo để phá vỡ cấu trúc sỏi amidan. Đồng thời ngăn chặn sự lắng đọng chất cặn, giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn, đau họng cũng như nhiễm khuẩn.
  • Mỗi ngày duy trì thói quen uống nước, trung bình 1.5 - 2 lít nước để hỗ trợ làm nhỏ dần sỏi amidan. Tránh tình trạng sỏi amidan tích tụ, ứ đọng lại trong các khe kẽ.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, giảm ngừa tối đa tình trạng tích tụ thêm các chất dư thừa.
  • Tự lấy sỏi tại nhà bằng tăm bông hoặc tăm nước áp suất thấp. Song cách này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng amidan, nên cân nhắc trước khi thực hiện. Lưu ý tuyệt đối không áp dụng với trẻ nhỏ.

Với sỏi amidan kích thước lớn, khởi phát kèm theo các triệu chứng tấy đỏ, sưng viêm bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên môn để điều trị.

Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp bằng một số thủ thuật ngoại khoa:

  • Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát tình trạng phát triển về kích thước của sỏi amidan, ngăn amidan viêm nhiễm kéo dài.
  • Điều trị với tia laser hoặc coblation giúp giảm nhẹ, hỗ trợ loại bỏ các vùng rãnh chứa sỏi bên trong hốc amidan.
  • Phẫu thuật loại bỏ amidan trong trường hợp sỏi amidan quá lớn, gây viêm sưng tấy, chẹn đường thở, ăn uống của người bệnh.
  • Một số cách xử lý khác có thể kể đến như dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp sỏi hoặc rạch amidan để lấy sỏi ra ngoài.

Điều trị sỏi amidan còn được xem xét dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều tác nhân làm hình thành sỏi amidan, bao gồm vi khuẩn, viêm amidan mạn tính, viêm xoang mũi mạn tính, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ dinh dưỡng kém hoặc do cơ địa.

Sỏi amidan không phải bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có mức ảnh hưởng đến đời sống cá nhân. Bạn cần chủ động can thiệp điều trị, ngừa tình trạng hôi miệng kéo dài, đau họng, nuốt khó hoặc đau tai.

Hướng dẫn phòng ngừa sỏi amidan

Sỏi amidan có thể hình thành trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt với nhóm bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

  • Mỗi ngày đều đặn vệ sinh răng miệng 2 - 3 lần/ngày nhằm hạn chế sự lắng đọng canxi bên trong niêm mạc. Nên kết hợp súc miệng với nước muối sinh lý, giấm táo, nước chanh pha loãng để loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại.
  • Nên uống nhiều nước trong ngày, cuốn trôi những cặn chất còn ứ đọng lại khoang miệng. Đặc biệt nên uống nước sau bữa ăn, giúp làm sạch tối đa.
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe trước những tác nhân gây viêm nhiễm hô hấp như tiếp xúc với nguồn bệnh, môi trường ô nhiễm. Đồng thời định kỳ hàng năm nên tiêm phòng vắc xin, nhất với nhóm bệnh cúm mùa.
  • Thiết lập lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thể thao đều đặn, chế độ dinh dưỡng khoa học tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nhanh chóng đăng ký khám sức khỏe Tai - Mũi - Họng với bác sĩ khi có biểu hiện bất thường hoặc khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Hướng dẫn phòng ngừa sỏi amidan hình thành hoặc tái phát

Hướng dẫn phòng ngừa sỏi amidan hình thành hoặc tái phát

Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không? Thực tế chứng minh không phải mọi trường hợp bị sỏi amidan đều cần phẫu thuật loại bỏ. Tùy theo nguyên nhân, kích thước, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp, tối ưu nhất khả năng bảo tồn cơ quan hệ miễn dịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

18

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám