Bướu giáp keo có phải bệnh lành tính không? Liệu có phải phẫu thuật?

Nguyễn Phương Thảo

19-03-2025

goole news
16

Bướu giáp keo là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến, thường gặp ở những người trưởng thành, đặc biệt là nữ giới. Theo thống kê của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ (ETA), có đến 4 – 7% dân số mắc bướu giáp keo, trong đó đa số là lành tính và không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chủ quan. Một số bướu có thể phát triển kích thước lớn, gây chèn ép, khó nuốt, khó thở hoặc tiềm ẩn nguy cơ ác tính. 

Bệnh bướu giáp keo là gì?

Bướu giáp keo hay còn gọi là bướu cổ nang tuyến giáp, nang keo tuyến giáp, bướu cổ đặc hữu, bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đơn nhân không độc, bướu cổ đa nhân không độc hay bướu tăng sản dạng nốt. 

Bướu giáp keo là tình trạng xuất hiện những bọc nhỏ chứa dịch trong tuyến giáp, có kích thước thay đổi từ vài milimet đến vài centimet. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Lúc này, tuyến giáp phải bù đắp bằng cách phình to ra để khắc phục tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp nhẹ. 

Bướu giáp keo là tình trạng mà tuyến giáp phình to do sự tích tụ của keo trong các nang giápBướu giáp keo là tình trạng mà tuyến giáp phình to do sự tích tụ của keo trong các nang giáp

Theo thống kê từ báo cáo ở Hoa Kỳ, có khoảng 60% người lớn có nguy cơ mắc bệnh. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh ở thấp hơn so với nữ giới. Bệnh có thể được phát hiện khi người bệnh đi thăm khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh xuất hiện các dấu hiệu như có một khối sưng to vùng cổ gây đau, khi nuốt thấy khối phồng này chạy lên chạy xuống. 

Việc chẩn đoán và điều trị tuy không quá khó khăn nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các bệnh ác tính tại tuyến giáp. 

Bướu giáp keo có phải bệnh lành tính không?

CÓ. Bướu giáp keo là một bệnh lành tính, hiếm khi phát triển thành ung thư, nhưng không có nghĩa là không thể. Nếu bướu ngày càng phát triển lớn hoặc người bệnh có các yếu tố nguy cơ ung thư, có thể cần xét nghiệm thêm về bệnh ung thư. 

Một số biến chứng do bướu giáp keo nghiêm trọng bao gồm: Bướu cổ đơn thuần tiến triển thành bướu cổ nốt độc, nhiễm độc giáp, suy tuyến cận giáp, tổn thương dây thần kinh thanh quản trong hoặc sau cắt bỏ tuyến giáp,....

Biểu hiện bệnh bướu giáp keo là gì?

Ở giai đoạn đầu, khi bướu giáp keo thường nhỏ thì sẽ không gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều bướu hoặc bướu phì đại quá lớn, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong một số ít trường hợp, các bướu có thể phát triển đủ lớn để gây ra các biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân có bướu lớn có thể gặp tình trạng chèn ép thực quản hoặc khí quản gây nên hiện tượng nuốt nghẹn hoặc khó thở; 
  • Khàn tiếng, thay đổi giọng nói; 
  • Đau ở phía trước cổ; 
  • Phình tuyến giáp; 
  • Phình tĩnh mạch cổ; 
  • Cảm thấy chóng mặt khi đưa cánh tay lên đầu. Mệt mỏi và suy giảm năng lượng đáng kể. 

Bệnh bướu giáp keo khiến cho người bệnh cảm giác khó nuốt hoặc khó thởBệnh bướu giáp keo khiến cho người bệnh cảm giác khó nuốt hoặc khó thở

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bướu giáp keo?

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến hình thành bệnh bướu giáp keo là do chế độ ăn uống thiếu i-ốt, thường xảy ra ở một số khu vực cách xa vùng biển. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể đến từ những rối loạn trong cơ thể, u tuyến yên tiết quá nhiều TSH (hormone kích thích tuyến giáp), một số loại thuốc (Amiodarone, Lithium, Phenylbutazone, Sulfanilamide), tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tuyến giáp. 

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh 

  • Từng xạ trị vùng đầu, cổ; 
  • Di truyền; 
  • Thiếu máu, thiếu sắt; 
  • Hút thuốc. 
  • Thừa cân, béo phì; 
  • Hội ứng chuyển hoá; 
  • Lạm dụng rượu bia. 

Chẩn đoán bệnh bướu giáp keo như thế nào?

Dựa vào việc thăm khám lâm sàng (nhìn, sờ, nắn, nghe hoặc một số nghiệm pháp đặc biệt), các bác sĩ có thể phát hiện các bất thường của tuyến giáp. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng một số giải pháp xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh. Cụ thể: 

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Nồng độ hormone thường ở mức bình thường ngay cả khi người bệnh bị bướu giáp, nhưng trong một số trường hợp chúng có thể bất thường và là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp: Xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tuyến giáp. Từ đây bác sĩ có thể xác định được bướu giáp là rắn hay lỏng. Đồng thời cũng có thể kiểm tra được sự phát triển của các bướu và tìm ra những bướu khó sờ thấy. Siêu âm tuyến giáp đôi khi cũng được bác sĩ ứng dụng để hướng dẫn vị trí đặt kim trong quá trình sinh thiết. 

Quá trình chẩn đoán giúp đánh giá được sự hiện diện và mức độ phát triển của bệnhQuá trình chẩn đoán giúp đánh giá được sự hiện diện và mức độ phát triển của bệnh

  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Bác sĩ sử dụng một cây kim rất mỏng để lấy mẫu tế bào từ một hoặc nhiều nhân tuyến giáp. Phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra mẫu để xác định bướu giáp keo có phải ung thư hay không. 
  • Xạ hình tuyến giáp: Bệnh nhân cần uống một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ. Xét nghiệm này sẽ cung cấp thêm thông tin về các bướu giáp giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là xét nghiệm thường xuyên và chỉ được chỉ định trong một trường hợp đặc biệt. 

Xem thêm:

Điều trị bệnh bướu giáp keo theo từng trường hợp cụ thể 

Bướu keo tuyến giáp lành tính, tương đối dễ điều trị dứt điểm. Dựa vào kết quả tế bào học mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Mục tiêu của việc điều trị là tập trung làm giảm triệu chứng cho bệnh nhân, ngăn ngừa biến chứng và diễn tiến của bệnh. 

  • Trường hợp bướu giáp keo do thiếu i-ốt: Người bệnh không cần phải điều trị đặc biệt. Việc cần làm lúc này là bổ sung i-ốt (dung dịch Lugol chứa muối i-ốt) là phương pháp hiệu quả, đơn giản cho việc thu nhỏ các bướu giáp keo mới. Thời gian chỉ định thường từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, để ngăn ngừa biến chứng cường giáp có thể xảy ra khi áp dụng cách này, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn để có phương án dự phòng kịp thời. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không nên sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt để tránh quá liều. 
  • Trường hợp bướu giáp keo do thiếu hụt hormone + thiếu i-ốt: Điều trị cần sử dụng hormone tuyến giáp. Những loại thuốc mà người bệnh có thể dùng bao gồm L-Thyroxine, Levothyroxin, Levothyrox, Liothyronine,...với thời gian và liều lượng được bác sĩ chỉ định. Sau 8 – 10 tháng dùng thuốc, kích thích bướu giáp có thể nhỏ đi khoảng 40 – 60%, chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường. Để phòng tránh nhiễm độc cũng như theo dõi được hiệu quả điều trị, trong thời gian sử dụng thuốc người bệnh cần được xét nghiệm máu định kỳ để đo nồng độ các hormon T3, T4, FT3, FT4 và TSH (hormone kích thích tuyến giáp). 

Thuốc chống chỉ định với đối tượng: Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, cường giáp, loãng xương,... Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như tăng tiết mồ hôi, hồi hộp, sụt cân, nóng nực, hiếm gặp hơn là mất ngủ, dị ứng, tăng cân,...

  • Trường hợp bướu giáp keo, tuyến giáp phình to cần hoạt động nhiều hơn bình thường để bù đắp sự thiếu hụt i-ốt/hormone: Phẫu thuật không được sử dụng bởi có thể ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. 
  • Trường hợp người bệnh rơi vào trạng thái nuốt nghẹn, khó thở, giọng khàn do bướu giáp chèn ép; người mắc bệnh lâu năm, nguy cơ/nghi ngờ ung thư, bướu giáp chảy máu; bướu giáp phình to gây mất thẩm mỹ: Được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Do cách thức phẫu thuật không quá phức tạp nên người bệnh có thể xuất viện sau vài ngày nếu không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. 

Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline 1900 1806. Bộ phận hỗ trợ sẽ tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết. 

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh bướu giáp keo 

Bướu giáp keo là tình trạng tuyến giáp phình to do sự tích tụ của chất keo, ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm nên bổ sung:

Bướu giáp keo nên ăn gì? 

  • Thực phẩm giàu i-ốt: I-ốt là nguyên liệu thiết yếu cho việc tổng hợp hormon tuyến giáp. Việc bổ sung đủ i-ốt giúp duy trì chức năng tuyến giáp ổn định. Các nguồn thực phẩm giàu i-ốt bao gồm hải sản như cá, tôm, rong biển, trứng và sữa. Tuy nhiên, cần lưu ý không bổ sung quá mức để tránh tác dụng ngược. 

Bổ sung đủ i-ốt giúp làm giảm kích thước của bướu giáp, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thểBổ sung đủ i-ốt giúp làm giảm kích thước của bướu giáp, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể

  • Thực phẩm giàu selen: Selen là khoáng chất quan trọng hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Các thực phẩm như cá, thịt gia cầm, nấm và các loại hạt (trừ đậu nành) là nguồn cung cấp selen dồi dào.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm đóng vai trò trong việc sản xuất hormone tuyến giáp. Việc bổ sung kẽm thông qua các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô, cùng với đậu và ngũ cốc nguyên hạt, giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp hiệu quả. 
  • Thực phẩm giàu omega-3: Axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm và hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp. Cá hồi, cá thu và hạt lanh là những nguồn cung cấp omega-3 phong phú. 
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin D, sắt và magie đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tuyến giáp. Các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, rau xanh lá đậm và các loại hạt cung cấp những dưỡng chất này. 

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trên, người bị bướu giáp keo nên hạn chế tiêu thụ các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ và cải xanh, vì chúng chứa hợp chất có thể ảnh hưởng đến hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. 

Bướu giáp keo kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người mắc bướu giáp keo nên hạn chế:

Kiêng nội tạng động vật là một biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh bướu giáp keoKiêng nội tạng động vật là một biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh bướu giáp keo

  • Nội tạng động vật: Nội tạng chứa nhiều axit lipoic, có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và tương tác với thuốc điều trị. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật trong chế độ ăn hàng ngày. 
  • Rau họ cải: Các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải và súp lơ chứa hợp chất goitrogenic, có thể cản trở việc sử dụng i-ốt của tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, khi nấu chín, tác động này giảm đi đáng kể. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ quá mức các loại rau này và ưu tiên ăn chín.
  • Sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành và các chế phẩm như đậu phụ, sữa đậu nành chứa isoflavone, có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, đặc biệt ở những người thiếu i-ốt. Việc tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể làm giảm hấp thu i-ốt, do đó, người bệnh nên hạn chế lượng đậu nành trong chế độ ăn. 
  • Thực phẩm chứa gluten: Gluten, có trong lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm từ ngũ cốc, có thể gây kích ứng đường ruột và ảnh hưởng đến hấp thu i-ốt, đặc biệt ở những người nhạy cảm. Do đó, hạn chế thực phẩm chứa gluten có thể có lợi cho chức năng tuyến giáp. 
  • Thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường: Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và đồ ngọt chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và đường tinh luyện, có thể gây rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này để duy trì sức khỏe tuyến giáp. 

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp không chỉ hỗ trợ điều trị bướu giáp keo mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn cân đối và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Kết luận

Dù bướu giáp keo phần lớn lành tính, việc theo dõi và điều trị đúng cách vẫn rất quan trọng để tránh biến chứng không mong muốn. Quyết định có cần phẫu thuật hay không phụ thuộc vào kích thước, mức độ ảnh hưởng và đánh giá chuyên sâu từ bác sĩ. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp, đừng chủ quan! Kiểm tra sức khỏe định kỳ và can thiệp kịp thời sẽ giúp bạn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

86

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám