Một số người có cơ địa hoặc mắc bệnh khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin từ thực phẩm tự nhiên, cần bổ sung từ các viên uống chức năng. Song có các loại vitamin không nên uống cùng nhau, tránh gây tương tác thuốc nguy hiểm đến sức khỏe.
Một số người có cơ địa hoặc mắc bệnh khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin từ thực phẩm tự nhiên, cần bổ sung từ các viên uống chức năng. Song có các loại vitamin không nên uống cùng nhau, tránh gây tương tác thuốc nguy hiểm đến sức khỏe.
Vitamin gồm hai loại, vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước, có chức năng và vai trò khác nhau đối với sự phát triển của cơ thể. Nếu bạn bổ sung các loại vitamin không nên uống cùng nhau trong một thời điểm có thể làm giảm hiệu quả, tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Danh sách các loại vitamin cần tránh sử dụng cùng nhau bao gồm:
Bổ sung vitamin A, D, cùng lúc có thể làm cản trở quá trình hấp thụ của cơ thể. Giới chuyên môn chỉ ra, A, D, K làm tăng khả năng tích tụ lắng cặn, hình thành chất độc nguy hại đến sức khỏe.
Dùng vitamin A, D, K cùng lúc làm giảm khả năng hấp thụ vào cơ thể
Nếu sử dụng viên uống vitamin tổng hợp hoặc vitamin từ thực phẩm tự nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì hàm lượng cơ bản đã được cân bằng ở mức an toàn. Trường hợp uống các loại vitamin riêng biệt, cần uống cách nhau tối thiếu 1 - 2 giờ giảm nguy cơ tương tác.
Vitamin K là chất giúp đông máu, còn vitamin E là chất tăng cường lưu thông và chảy máu. Sử dụng vitamin E và K cùng lúc gây ra các phản ứng tương tác, giảm hiệu quả sử dụng.
Đặc biệt, người chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa thường được chỉ định ngừng sử dụng vitamin E. Điều này đảm bảo quá trình can thiệp diễn ra an toàn, khó cầm máu.
Omega-3 và ginkgo biloba đều có chức năng phát triển não bộ, thị giác và tim mạch con người. Song sử dụng hai loại dưỡng chất này cùng lúc khiến máu trở nên loãng, gây tình trạng khó đông máu hoặc không đông máu.
Omega-3 và ginkgo biloba là cá loại vitamin không nên uống cùng nhau
Bạn nên tránh sử dụng đồng thời hai dưỡng chất này trong một thời điểm. Nếu cần bổ sung cho sức khỏe não bộ, cần tham vấn ý kiến chuyên môn trước khi uống.
Melatonin và thảo mộc an thần đều là chất cải thiện giấc ngủ, ổn định đồng hồ sinh học trong cơ thể. Như vậy, bổ sung đồng thời khiến cơ thể luôn trong tình trạng ngủ li bì, ngủ nhiều hơn mức nhu cầu trung bình, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng học tập, làm việc.
Thành phần trong trà xanh có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Tannin và polyphenol trong trà xanh có thể liên kết với sắt, tạo thành hợp chất không hòa tan khó chuyển hóa.
Uống trà xanh có thể làm cản trở cơ thể hấp thu sắt
Cơ thể không được cung cấp sắt đầy đủ dẫn đến thiếu máu, cản trở sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bạn cần tránh uống trà xanh cùng thời điểm uống viên sắt hoặc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt.
Kali và canxi cũng nằm trong danh sách “các loại vitamin không nên uống cùng nhau”, giảm hiệu quả hấp thụ. Bạn chỉ nên sử dụng canxi cùng với nước lọc để đạt hiệu quả chuyển hóa, tránh dùng chung với các viên uống chức năng khác.
Canxi có khả năng làm giảm hiệu quả hấp thu magie của cơ thể, tăng nguy cơ các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, yếu cơ, căng thẳng và mất ngủ. Không chỉ gây tương tác giữa hai hoạt chất, bổ sung đồng thời canxi và magie có thể làm giảm hiệu quả một số loại thuốc đang sử dụng.
Canxi và sắt là hai vi chất dinh dưỡng đặc biệt không được kết hợp cùng nhau. Canxi làm cản trở quá trình chuyển hóa sắt, giảm khả năng hấp thụ khi đi vào cơ thể.
Canxi và sắt uống cùng nhau có thể khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ canxi trong cơ thể vượt ngưỡng 300mg có thể ức chế hoàn toàn vi chất sắt. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể bị thiếu máu, cần uống cách nhau ít nhất 1 - 2 tiếng.
Vitamin K là chất tham gia quá trình sản xuất đông máu, hỗ trợ ngừng chảy máu ngay khi cơ thể bị thương. Thuốc chống đông máu có chức năng ngược lại, thường được kê đơn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông gây bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Chức năng hoạt động khác nhau khi bổ sung cùng lúc hình thành các tác dụng phụ, diễn tiến biến chứng nặng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh làm giảm hiệu quả khi sử dụng.
Thuốc ức chế mật có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể. Có thể lý giải đơn giản, mật là bộ phận vận chuyển vitamin D đến máu và các chất béo, tạo điều kiện phân giải dưỡng chất hiệu quả.
Vitamin D và thuốc ức chất mật tuyệt đối không được uống cùng nhau
Trong khi đó thuốc ức chế mật có chức năng cản trở quá trình tiết mật, khả năng phân hủy chất béo giảm. Lượng mật giảm đồng nghĩa không có đủ dầu để vitamin D hòa tan, cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt.
Sau khi tìm hiểu danh sách các loại vitamin không nên uống cùng nhau, bạn có thể tham khảo thêm những dưỡng chất bổ sung đồng thời không làm cản trở chức năng hoạt động. Bao gồm:
Những loại vitamin được khuyến nghị sử dụng cùng nhau
Trên thực tế có nhiều loại vitamin có thể bổ sung cùng lúc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa hoặc tăng cường chức năng. Song uống sai cách cũng có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn, làm giảm hoạt động trao đổi chất, hình thành bệnh lý ở gan, ruột và thận.
Đặc biệt thận trọng với trẻ nhỏ và người cao tuổi, sức đề kháng yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro khi uống vitamin sai cách. Hơn hết bạn nên thăm khám chuyên khoa kết hợp khám Dinh dưỡng để nhận tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.
Để tối ưu hiệu quả sử dụng các loại vitamin, bạn lưu ý một số điểm dưới đây:
Hướng dẫn bổ sung nhiều loại vitamin cùng lúc
Các loại vitamin không nên uống cùng nhau bao gồm vitamin A, D và K; vitamin E và K; Kali và Canxi; Canxi và magie; Vitamin K và thuốc chống đông máu; vitamin D và thuốc ức chế mật,... Nếu bổ sung sai cách có thể làm cản trở quá trình trao đổi chất, hình thành hoặc khiến bệnh tình diễn tiến nghiêm trọng.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.