Cách lấy dị vật trong họng như thế nào? Lưu ý gì khi thực hiện?

Ngọc Anh

14-12-2024

goole news
16

Quy trình/ cách lấy dị vật trong họng thường được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi để quan sát trực tiếp vị trí của dị vật. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt để nhẹ nhàng gắp dị vật ra ngoài. Trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng thêm các kỹ thuật hỗ trợ như gây tê hoặc gây mê để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn và hiệu quả.

Dị vật họng là gì? Bị mắc dị vật trong cổ họng có sao không?

Dị vật họng là những đồ vật như xương cá, đầu tăm, hạt cơm, hạt bắp, thịt,... thường mắc lại trong Amydal khẩu cái, dưới đáy lưỡi, rãnh lưỡi hoặc bị sặc lên vòm họng. Đôi lúc, các dị vật lớn hơn như cúc áo, đồng xu hay răng giả cũng có thể mắc lại ở hạ họng và đáy xoang lê. Ngay khi phát hiện có các biểu hiện bất thường, bạn nên tìm hiểu và thực hiện các cách lấy dị vật trong họng ngay.

Lý do là tuỳ thuộc mức độ nghiêm trọng, có các trường hợp lấy dị vật họng lấy ra được ngay, ít khi để lại biến chứng. Nhưng vẫn có các trường hợp bị mắc dị vật họng nặng, không được xử trí kịp thời và gặp các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như:

  • Ngạt thở cấp
  • Áp xe thành họng, hạ họng,....

Hơn nữa, một trong các lý do người bệnh cần được hỗ trợ y tế ngay vì nếu không bình tĩnh, bạn thường có xu hướng cố nuốt dị vật xuống khiến việc lấy dị vật ra càng khó khăn và bạn dễ gặp các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn.

Dị vật trong cổ họng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy vướng họng, khó thở

Dị vật trong cổ họng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy vướng họng, khó thở

Cách lấy dị vật trong họng

Có nhiều cách lấy dị vật trong họng khác nhay, tuỳ thuộc vào vị trí dị vật đang mắc lại như sau:

Đối với dị vật ở họng miệng

Những đồ vật mắc lại ở họng miệng thường là các món sắc nhọn như xương cá, kim khâu cắm ở amidan khẩu cái hay amidan lưỡi, rãnh lưỡi - amidan. Bị mắc dị vật ở họng khiến người bệnh thường có cảm giác nuốt vướng, nuốt đau ở 1 vị trí nhất định khi ăn hay uống.

Trong trường hợp dị vật nhỏ, ngắn bác sĩ sẽ gắp dị vật trong họng ra bằng kẹp đầu tù hay kẹp Frankel cong. Tuyệt đối không gắp mò hay lấy ngón tay ngoáy, sờ trong họng sẽ đẩy dị vật vào càng sâu bên trong họng và dễ làm xướt xát niêm mạc. 

Dị vật trong cổ họng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy vướng họng, khó thở

Dị vật mắc lại trong họng khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn khi nuốt thức ăn hay uống nước

Đối với dị vật ở hạ họng

Trong trường hợp dị vật rơi vào phần hạ họng, các bác sĩ sẽ áp dụng cách lấy dị vật trong họng bằng kẹp Frankel qua soi thanh quản gián tiếp sau khi đã gây tê niêm mạc tốt. Trước khi gắp dị vật trong họng, các bác sĩ sẽ chụp X quang để quan sát kỹ tình trạng họng và thực hiện các chỉ định khác để xác định tình trạng họng, thanh quản,...

Cách xử lý khi bặn vô tình mắc các dị vật trong hạ họng là tuyệt đối không dùng ngón tay ngoáy, móc hạ họng hoặc đến muộn dễ đưa tới viêm thanh quản, viêm tấy mủ với các triệu chứng như nuốt nghẹn, nuốt đau không ăn uống được, khó thở, sưng tây,... vùng cổ.

Tuyệt đối không móc họng nôn thay vì  đến Bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ y tế kịp thời

Tuyệt đối không móc họng nôn thay vì  đến Bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ y tế kịp thời

Đối với dị vật ở họng mũi

Trên thực tế, các bác sĩ gần như sẽ phải áp dụng cách lấy dị vật ở họng mũi qua đường nội soi. Các bác sĩ sẽ nội soi mũi sau gián tiếp hoặc sử dụng ống soi vòm thấy dị vật mắc ở cửa lỗ mũi sau, gờ loa vòi Eustachi hoặc lấp cả hay một phần họng mũi. Các bác sĩ chỉ lấy dị vật sau khi đã gây tê tốt. Nếu dị vật nhỏ thì bạn có thể lấy qua đường mũi và ngược lại, lấy dị vật to theo đường họng miệng.

Nếu mũi là đường dễ tiếp cận hơn, bạn sẽ được lấy dị vật qua đường này

Nếu mũi là đường dễ tiếp cận hơn, bạn sẽ được lấy dị vật qua đường này

Cách xử lý khi bị mắc dị vật đường thở

Như đã đề cập ở trên, trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để áp dụng các cách lấy dị vật trong họng, bạn nên áp dụng các cách sơ cứu khi mắc dị vật đường thở bằng cách vỗ lưng, ép ngực hay ép bụng tuỳ độ tuổi. Ngay sau đó, bạn nên đưa bệnh nhân đến Bệnh viện uy tín đến ngay để được các nhân viên y tế kịp thời.

Nếu chính bản thân bạn đang bị hóc dị vật trong cổ họng thì có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt 1 nắm tay lên trên rốn
  • Xoè tay còn lại nắm lấy nắm đấm của tay bê này
  • Cúi người qua 1 bề mặt cứng như mặt quầy hàng hoặc ghế
  • Thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên

Làm thế nào để phòng tránh mắc dị vật trong cổ họng

Cách tốt nhất để phòng tránh các cách mắc dị vật trong họng là:

  • Cẩn thận khi chế biến và ăn uống khi có xương nhỏ
  • Không ngậm các vật dụng, đồ chơi,... ở miệng
  • Khi có các biểu hiện bị hóc bạn nên đến ngay các Bệnh viện uy tín
  • Tuyểt đối không tự dùng ngón tay hay vật cứng để móc, ngoáy họng vì dễ gặp các biến chứng sức khoẻ

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám tai mũi họng uy tín tại Hà Nội thì gợi ý bạn đến Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện với hệ thống cơ sở vật chẩt chất lượng cao đáp ứng mọi công cuộc chẩn đoán, điều trị chuyên sâu như phẫu thuật mũi xoang, họng, thanh quản. Đồng hành với bệnh nhân là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đã chữa trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân như BS.CKII Nguyễn Thị Thu Yến, BS CKI Mai Văn Nghĩa, Ths.BS Đỗ Thái Sơn,...

BSCKII Nguyễn Thị Thu Yến nội soi họng cho bệnh nhân

BSCKII Nguyễn Thị Thu Yến nội soi họng cho bệnh nhân

Có thể nói, khi bạn bị dị vật mắc kẹt trong cổ họng đến Bệnh viện đẻ lấy dị vật trong cổ họng là cấp thiết nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như ống nội soi để quan sát và gắp dị vật ra ngoài. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của dị vật, bác sĩ có thể lựa chọn cách lấy dị vật trong cổ họng kết hợp phương pháp gây tê hoặc gây mê để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn và không gây đau đớn cho bệnh nhân.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám