Nhiều người cho rằng, sinh con là bản năng, do vậy ai cũng sẽ biết cách rặn đẻ. Thực tế là nếu chị em biết cách rặn đẻ và lấy hơi chuẩn thì cuộc sinh sẽ diễn ra nhanh chóng, đỡ tốn sức và an toàn hơn cho cả mẹ và con hơn rất nhiều.
Nhiều người cho rằng, sinh con là bản năng, do vậy ai cũng sẽ biết cách rặn đẻ. Thực tế là nếu chị em biết cách rặn đẻ và lấy hơi chuẩn thì cuộc sinh sẽ diễn ra nhanh chóng, đỡ tốn sức và an toàn hơn cho cả mẹ và con hơn rất nhiều.
Hướng dẫn cách rặn đẻ và lấy hơi không tốn nhiều sức
Giai đoạn này người mẹ sẽ đau hạ thấp tử cung, mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra. Nó chính là giai đoạn kéo dài nhất và gây đau đớn, vất vả nhất mà ai cũng phải trải qua trong quá trình sinh con.
Thời gian các cơn co thắt cách nhau khoảng 1- 2 phút. Các vị trí xuất hiện những cơn đau dữ dội như vùng bụng, lưng dưới, đau tức tầng sinh môn, thậm chí là chân tay run rẩy, lúc nóng lúc lạnh thất thường.
Giai đoạn 1 cổ tử cung sẽ mở ra được 9- 10cm
Đây là giai đoạn bắt đầu và thường là giai đoạn kéo dài nhất, các cơn đau ngắt quãng chứ không liên tục. Ở giai đoạn này cổ tử cung sẽ mở ra được 9- 10cm.
Còn được gọi là sổ thai nhu, khi cổ tử cung giãn nở được đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi sẽ được đưa ra ngoài qua đâm đạo với những cơn co thắt. Đau mở tử cung chính là báo hiệu sinh nở.
Với những bà mẹ mang thai lần đầu và đẻ thường thì thời gian rặn đẻ có thể kéo dài 1 giờ đồng hồ còn với những người mang thai lần thứ 2 thì thời gian diễn ra nhanh chóng hơn.
Giai đoạn này vẫn xuất hiện những cơn đau co thắt nhưng mức độ đã giảm đi nhiều so với giai đoạn 1.
Giai đoạn 2 bắt đầu khi cổ tử cung đã mở ra hoàn toàn và kết thúc bằng sự kiện mà các bà mẹ đều mong đợi đó là "em bé chào đời".
Giai đoạn sau sinh các cơn đau sẽ giảm mức độ
Giai đoạn này kéo dài từ lúc em bé chào đời cho đến khi cho ra nhau thai cùng dây rốn. Ở giai đoạn này mẹ sẽ có những cơn đau dồn dập để đẩy em bé ra. Sau khi em bé chào đời cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai ra khỏi thành tử cung và ra ngoài từ đường âm đạo.
Mức độ đau lúc này đã giảm đi rất nhiều, chỉ giống như đau bụng kinh, việc mà mẹ cần làm là cố rặn để đẩy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy mẹ đã hoàn thành quá trình chuyển dạ và vượt cạn an toàn.
Tùy vào cơ địa mà mỗi người có quá trình chuyển dạ khác nhau, nó có thể kéo dài từ 6- 24 tiếng. Nếu xác định được đúng cơ gò tử cung sẽ giúp sản phụ điều hòa nhịp thở, đồng thời dồn sức rặn giúp bé ra ngoài nhanh hơn mà ít mất sức hơn.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cụ thể là sự hỗ trợ của phương pháp gây tê màng cứng- phương pháp đẻ không đau giúp cuộc vượt cạn trở nên đỡ vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp làm mất cảm giác đau chứ các cơn rặn vẫn có. Do vậy, việc học cách rặn đẻ và lấy hơi là vô cùng cần thiết với tất cả chị em sinh thường.
Lấy hơi và rặn đẻ đúng cách dẽ tiết kiệm sức cho người mẹ, em bé cũng ra nhanh hơn
Thở và rặn đẻ đúng với chu kỳ của cơn gò tử cung sẽ giúp người mẹ đỡ đau hơn, thai ra ngoài nhanh hơn nên tiết kiệm sức lực trong quá trình vượt cạn từ đó, quá trình sinh sẽ không còn là cơn ác mộng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công.
Ngược lại, nếu quá trình rặn đẻ kéo dài quá lâu, thai phụ dễ bị kiệt sức mà em bé còn có nguy cơ bị ngạt.
Để rặn đẻ và thở đúng cách, mẹ cần hiểu về cơn co tử cung. Con co tử cung có tính chất chu kỳ và gồm có 3 thì sau:
Tập thở khi sinh thường
Bài tập 1: Thở khi rặn đẻ
Thai phụ ngồi trên sàn với tư thế như sau: hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng đồng thời hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi.
Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn thì hãy hít một hơi thật dài, nín thở và ngậm hơi trong mồm, tiếp đó nhẩm từ từ trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Bài tập 2: Thở ngắn – nhanh – nông
Khi cổ tử cung mở khoảng 8- 10cm, lúc này đầu thai nhi đã tụt xuống và chèn ép vào bàng quang, trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau sẽ dồn dập, rất mạnh, trung bình khoảng 2- 3 phút/cơn, cơn co kéo dài 50- 55 giây.
Khi đó, thai phụ cần phải bình tĩnh, thử đến tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung, gây khó cho cuộc đẻ.
Khi cơn co bắt đầu, thai phụ tập trung thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại như vậy 4 lần, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.
Tư thế ngồi nghỉ mà thai phụ luôn phải áp dụng như sau: hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối và tốt nhất là ngồi tập ở nơi yên tĩnh và thoáng khí.
Bài tập 3: Thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở 6- 8cm, các cơn co diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40- 50 giây/cơn), các cơn đau sẽ cách nhau khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, mẹ bầu có thể đứng nếu không ngồi được.
Hướng dẫn bài tập cân bằng khí: Lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình. Bài tập thở này sẽ khiến thai phụ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.
Bài tập 4: Thở ngực chậm
Nếu cổ tử cung mở 2- 6cm và cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4-5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho hai mẹ con.
Khi cơn co bắt đầu, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra. Bạn sẽ thở khoảng 9-11 lần/phút nếu thực hiện đúng.
Việc rặn đẻ đúng cách vừa giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng mà còn giúp thai phụ tiết kiệm được sức lực. Việc rặn không đúng thì quá trình sinh sẽ kéo dài khiến mẹ mất sức, em bé thì có thể bị ngạt vì không kịp ra ngoài, lúc này lại cần phải có sự can thiệp của các phương pháp khác.
Tư thế đúng khi nằm lên bàn sinh thường
Khi rặn thai phụ phải cố gắng dồn hơi xuống bụng và lưu ý là không nên phát ra âm thanh (đã có rất nhiều người mắc sai lầm này) vì nó sẽ khiến cho lực dồn xuống bụng giảm bớt dẫn đến giảm hiệu quả của việc rặn.
Để quá trình sinh đẻ được diễn ra tự nhiên và an toàn thì bạn cần tìm hiểu và nắm vững cách rặn đẻ và cách lấy hơi rặn đẻ. Hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái và tự tin, không nên nóng vội hay lo lắng quá mức. Sau khi vào phòng sinh mẹ chỉ cần nhớ và thực hiện theo những gì mình đã biết cùng với làm theo hướng dẫn của bác sĩ .
Thời gian sinh dài ngắn tùy vào từng người, tuy nhiên thông thường thì quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Do vậy mà việc xác định đúng các cơn gò tử cung sẽ giúp bạn điều hòa nhịp thở cùng dồn sức rặn để em bé ra nhanh và thuận lợi hơn.
Để em bé được chào đời suôn sẻ thì tư thế khi sinh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi nằm trên bàn sinh, mẹ bầu hãy nhớ để đầu cao tương ứng một góc 45 độ, lưng thẳng so với bàn sinh. Hai tay và hai bàn chân đặt đúng vào thành bàn sinh như hướng dẫn ban đầu.
Nếu là lần sinh đầu tiên thì tầng sinh môn của mẹ còn khá chắc nên bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn giúp đường ra của bé rộng hơn, bé ra dễ hơn thì sẽ hạn chế được tối đa các sang chấn ở vùng đầu.
Việc rạch tầng sinh môn cũng giúp tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách, dẫn đến mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn của sản phụ.
Nắm vững các kiến thức về cách rặn đẻ và hít thở, đồng thời với sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ bác sĩ và nữ hộ sinh giỏi tại Bệnh viện Phương Đông, chắc chắn rằng mẹ bầu sẽ có một trải nghiệm vượt cạn an toàn và nhẹ nhàng để xóa tan nỗi đau đớn khi sinh nở.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.