Cách sơ cứu người cao huyết áp: Một số điều bạn cần lưu ý

Nguyễn Phương Thảo

28-11-2024

goole news
16

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm. Khi huyết áp tăng cao đột ngột, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, hoặc tổn thương não. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu người cao huyết áp tại nhà là vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy hiểm trong những tình huống khẩn cấp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người cao huyết áp hiệu quả ngay tại nhà.

Nhận biết các dấu hiệu lên cơn tăng huyết áp

Hầu hết các trường hợp lên cơn tăng huyết áp đột ngột khi nhập viện đã đều bị tổn thương cơ quan đích, khó hồi phục hoàn toàn bao gồm não và tim. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cách sơ cứu người bị cao huyết áp ra sao. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

Nhận biết các dấu hiệu lên cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường xuất hiện các dấu hiệu hoa mắt chóng mặt nghiêm trọng hơn là bất tỉnh

  • Đau đầu dữ dội: Người bị tăng huyết áp thường có thể trải qua cơn đau đầu nghiêm trọng, đặc biệt là đau quanh vùng gáy hoặc phần trán, đau đầu có thể xảy ra đột ngột và dai dẳng. Đau đầu do huyết áp cao thường nặng hơn so với đau đầu thông thường và khó chịu kéo dài ngay cả khi đã nghỉ ngơi.
  • Chóng mặt và mất thăng bằng: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chịu tác động từ việc huyết áp tăng đột ngột, có thể dẫn đến nguy cơ ngã hoặc mất kiểm soát cơ thể nếu không được điều chỉnh kịp thời.
  • Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp: Tim đập nhanh là phản ứng của cơ thể khi huyết áp tăng, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Tình trạng này có thể gây cảm giác hồi hộp và cảm giác tim đập mạnh bất thường ở vùng ngực.
  • Khó thở hoặc cảm giác nghẹt ngực: Cảm giác tức ngực và khó thở là triệu chứng cảnh báo rõ ràng của một cơn tăng huyết áp nghiêm trọng. Người bệnh có thể cảm thấy thở dốc, khó chịu, hoặc không thể hít thở sâu. Khó thở có thể xuất hiện do máu không được lưu thông hiệu quả do áp lực cao trong các mạch máu.
  • Mờ mắt hoặc các vấn đề về thị lực: Người bệnh có thể thấy mờ mắt, chớp sáng bất thường, hoặc nhìn thấy những vệt đen di chuyển trong tầm nhìn, một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy cần can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Cảm giác bồn chồn và lo lắng: Khi huyết áp tăng, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra các hormone gây căng thẳng, khiến người bệnh cảm thấy lo âu, bồn chồn, hoặc khó ngủ.
  • Buồn nôn hoặc ói mửa: Buồn nôn là một triệu chứng thường thấy khi huyết áp tăng cao đột ngột, đặc biệt khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng và đi kèm với các cơn đau đầu dữ dội. Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu cho thấy não bộ đang chịu tác động của huyết áp cao.
  • Đỏ bừng mặt hoặc nóng da: Đây là dấu hiệu của việc các mạch máu đang phải chịu áp lực lớn, gây ra sự giãn nở hoặc co thắt bất thường của các mao mạch.

Cách sơ cứu người cao huyết áp 

Trường hợp người bệnh có dấu hiệu nhẹ 

Cách sơ cứu người cao huyết áp trường hợp người bệnh có dấu hiệu nhẹ

Khi bệnh chưa diễn biến phức tạp người bệnh chỉ gặp những dấu hiệu đau đầu chóng mặt hay nhức mỏi cổ vai gáy 

Các triệu chứng thường gặp ở những người cao huyết áp mức độ nhẹ là đau đầu, chóng mặt, đau nhức cổ vai gáy, hoa mắt và không thể đứng vững dù bệnh nhân vẫn cảm thấy tỉnh táo, còn nhận thức và nói chuyện được. 

Ở trường hợp này, các bác sĩ tim mạch đưa ra lời khuyên không nên xem nhẹ, hãy để người bệnh nằm nghỉ ngơi trên giường, hạn chế đi lại, tránh những nơi có tiếng ồn. Người nhà cần theo dõi huyết áp 15 phút một lần và liên hệ với bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp. Với những tình huống nhẹ như thế này không nhất thiết phải nhập viện để điều trị. 

Trường hợp người bị cao huyết áp bất tỉnh 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người bị cao huyết áp bất tỉnh. Vì thế, để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, bạn cần để cho bệnh nằm yên và nghỉ tại chỗ, nghiêng người qua một bên, kê cao đầu khoảng 30 độ để giảm nguy cơ trào ngược, nôn mửa, hít sặc ngược vào phổi và mở cửa để tạo không gian thoáng. 

Nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Tránh việc lay hay di chuyển người bệnh vì có thể khiến cho huyết áp tăng cao. 

Trường hợp người bị cao huyết áp có biểu hiện nhồi máu cơ tim và khó thở 

Trường hợp người bị cao huyết áp có biểu hiện nhồi máu cơ tim và khó thở

Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh cao huyết áp sẽ xảy ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng

Trong cơn tăng huyết áp, người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực, khó thở, vã mồ hôi tay và chân, đi kèm là các bệnh lý liên quan tới tim như suy tim, nhồi máu cơ tim nghiêm trọng.

Người bệnh lúc này cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, không cho bệnh nhân ăn hay uống. Nếu đã được bác sĩ kê đơn thuốc trước đó thì có thể dùng thuốc trợ tim để hỗ trợ. Bên cạnh đó, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời. Sơ cứu người bị cao huyết áp đúng cách góp phần lớn vào việc cải thiện tiên lượng bệnh.  

Xem thêm:

Một số điều cần lưu ý khi sơ cứu người cao huyết áp tại nhà

Khi bất ngờ gặp trường hợp một thành viên nào đó trong gia đình, thay vì hoảng loạn bạn cần bình tĩnh để tìm hiểu những cách sơ cứu người cao huyết áp tại nhà để bảo vệ được tính mạng cho người thân. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý trong quá trình sơ cứu như: 

  • Không để cho bệnh nhân di chuyển hay nói chuyện nhiều vì sẽ khiến tình trạng huyết áp tăng cao hơn. 
  • Để người bệnh nằm ở nơi có không gian thoáng, không tập trung đông người tạo điều kiện hô hấp dễ hơn. 
  • Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hay ăn các loại thực phẩm nhiều muối hay đường. Vì nếu không đúng loại thuốc bác sĩ chỉ định sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, gây tổn thương các cơ quan do giảm tưới máu đột ngột. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều muối hay đường có thể khiến cho huyết áp và đường huyết tăng cao.
  • Giữ bình tĩnh chờ đợi xe cấp cứu sau các bước sơ cứu trên. Tuyệt đối không áp dụng những phương pháp chưa được kiểm chứng như châm kim, vắt chanh vào miệng hay nặn máu đầu ngón tay,...   

Giải pháp phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột 

Vì cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính nên việc giữ ổn định các chỉ số huyết áp là điều vô cùng quan trọng. Để phòng ngừa phát bệnh đột ngột, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau đây: 

  • Uống thuốc đầy đủ, đúng cữ và đi tái khám định kỳ. 
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc khác nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. 
  • Không được hút thuốc. 
  • Không ăn mặn, thay thế muối bằng các gia vị khác ít natri để giữ được hương vị món ăn. 
  • Luôn luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. 
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, cafein.  
  • Chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết. 
  • Thường xuyên đo huyết áp tại nhà để theo dõi được tình trạng sức khoẻ hiện tại. 

Để được thăm khám chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY.

Kết luận  

Cách sơ cứu người cao huyết áp đúng cách không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng tức thì mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết, bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để ứng phó kịp thời trong trường hợp người thân hoặc chính bản thân gặp phải cơn cao huyết áp đột ngột. Đừng quên rằng, duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên theo dõi huyết áp là chìa khóa để kiểm soát bệnh cao huyết áp một cách hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

180

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám