Tăng huyết áp: Quy trình khám, phác đồ điều trị, chăm sóc và kiểm soát bệnh.

Thao Tran

22-08-2023

goole news
16

Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội Tăng huyết áp quốc tế (World Health Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất gọi là Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ³140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Con số này có được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ cho thấy: Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở người lớn có con số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Tỷ lệ Tai biến máu não ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt.

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, được xác định bằng cách đo huyết áp và tính bằng đơn vị mmHg. Huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80 mmHg. Huyết áp có 2 chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu là huyết áp khi tim co bóp và thể hiện ở chỉ số trên.
  • Huyết áp tâm trương là huyết áp khi tim được thư giãn và thể hiện ở chỉ số dưới.

Tăng huyết áp (THA) (huyết áp cao) xảy ra khi lực áp lực máu chạy qua mạch máu tăng lên đáng kể, là tình trạng huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, nếu áp lực này duy trì ở mức cao qua thời gian dài và không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận,... hoặc gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác.

 

tăng huyết ápTăng huyết áp 

Phân độ tăng huyết áp ở người lớn tuổi theo hướng dẫn ISH 2020, phân loại này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám. 

Phân loại

Huyết áp tâm thu (mmHg)

 

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Bình thường

< 130

< 85

Bình thường - cao 

(Tiền tăng huyết áp)

130 - 139 

và/hoặc

85 - 89

Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ)

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

Tăng huyết áp độ 2 (nặng)

≥ 160

và/hoặc

≥ 100

Cơn THA

> 180

và/hoặc

> 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140

<90

 Bảng phân độ tăng huyết áp theo các chỉ số và các cấp độ

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân loại thì sẽ xếp loại dựa trên mức huyết áp cao hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng tăng huyết áp thường gặp

Một người bị tăng huyết áp có thể không có triệu chứng hoặc phát hiện khi đi khám sức khoẻ:

  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Mệt mỏi

Với những trường hợp các biến chứng tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Khó thở khi gắng sức
  • Đau ngực bóp nghẹt
  • Phù hai chân
  • Tiểu ít
  • Đau đầu
  • Ngất
  • Méo miệng
  • Nói khó
  • Liệt hoặc tê bì nửa người
  • Có thể rối loạn ý thức hoặc hôn mê
  • Biến chứng thận: Tiểu ít, phù chân, phù mặt

Triệu chứng bệnh tăng huyết ápTriệu chứng bệnh cao huyết áp

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh không có dấu hiệu gì và chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đo huyết áp hay khám sức khỏe tổng quát hoặc đã xảy biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận. Chính vì vậy, tất cả mọi người nên tự kiểm tra huyết áp thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ của  bệnh.

Tăng huyết áp nguy hiểm ra sao?

Tăng huyết áp là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến những biến chứng tại nhiều cơ quan và thậm chí là “cướp” đi tính mạng của người bệnh:

  • Biến chứng ở tim: Các cơn đau thắt ngực dữ dội, suy tim và nhồi máu cơ tim…
  • Biến chứng ở não: Trí nhớ giảm sút, đột quỵ não… 
  • Biến chứng ở thận: Đi tiểu ra protein, phù và suy thận…
  • Biến chứng ở mắt: Suy giảm thị lực, phù gai thị, xuất huyết mắt
  • Biến chứng ở mạch máu: Phình hoặc phình động mạch, các bệnh mạch máu ngoại vi…

Nguyên nhân huyết áp tăng (cao huyết áp)

Dựa theo nguyên nhân, bệnh tăng huyết áp được phân thành 2 loại là:

  • Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm 90% trong số các bệnh nhân mắc tăng huyết áp và không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Còn được gọi là tăng huyết áp triệu chứng, do một nguyên nhân nào đó gây nên tình trạng cao huyết áp.

Các nguyên nhân gây nên tăng huyết áp thứ phát có thể kể đến như:

  • Hẹp động mạch thận.
  • Bệnh thận cấp hoặc mạn tính.
  • U tủy thượng thận.
  • Hội chứng Conn.
  • Hội chứng Cushing’s.
  • Bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp và cận giáp.
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Bệnh Takayasu.
  • Nhiễm độc thai nghén.
  • Ngưng thở khi ngủ.
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần.
  • Đang dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm huyết áp tăng.

Đối tượng dễ mắc tăng huyết áp

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp nếu có các yếu tố sau:

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: nhiều muối, nhiều chất béo, ít rau củ quả…
  • Ít vận động.
  • Uống nhiều rượu.
  • Hút thuốc lá.
  • Người thừa cân béo phì.
  • Stress, lo âu thường xuyên.
  • Người cao tuổi .
  • Gia đình có bố mẹ, người thân bị tăng huyết áp.

nguyên nhân tăng huyết ápUống rượu bia, hút thuốc có thể khiến bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp

Quy trình khám, xét nghiệm điều trị bệnh tăng huyết áp

Đo huyết áp là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại để xem bản thân có bị cao huyết áp không, nhưng để chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh chính xác thì cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các tổn thương và bệnh lý liên quan (nếu có). 

Khám bệnh tăng huyết áp

  • Khám lâm sàng: Hỏi các dấu hiệu cơ năng như: Dấu hiệu đau ngực, khó thở, đau đầu.
  • Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp 4 - 6 h/ lần
  • Kiểm tra: khám tim mạch, hô hấp, thần kinh
  • Khám toàn thân: Đo huyết áp tăng
  • Khám bộ phận: Phát hiện biến chứng tăng huyết áp
  • Khám phát hiện các bệnh kèm theo: Đái tháo đường, cơ xương khớp, bệnh lý tiêu hoá

Xét nghiệm

  • Công thức máu
  • Sinh hoá: chức năng thận, gan, mỡ máu, acid uric, protein, albumin, điện giải đồ , đường máu lúc đói, HbA1c, tổng phân tích nước tiểu.
  • Điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp: các xét nghiệm chuyên khoa sâu
  • Thăm dò chức năng bổ trợ: Siêu âm ổ bụng, siêu âm Doppler mạch thận, cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc, MRI sọ não, siêu âm tuyến giáp.
  • Xét nghiệm tìm biến chứng nếu có.

Mục đích và nguyên tắc điều trị

Người bệnh tăng huyết áp cần xác định sẽ phải “sống chung” suốt đời cùng căn bệnh này, việc điều trị sẽ dựa trên mục đích và nguyên tắc:

  • Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng có thể gặp phải. 
  • Đưa huyết áp về bình thường (< 140/90 mmHg, nếu có tiểu đường thì số HA phải <135/85 mmHg).
  • Điều trị cần hết sức tích cực với những người bệnh có cơ quan đích đã bị tổn thương. 
  • Phải cân nhắc từng người bệnh, các yếu tố nguy cơ, các bệnh kèm theo, tác dụng phụ để có chế độ dùng thuốc phù hợp.
  • Trong những tình huống tăng huyết áp cấp cứu thì nên hạ huyết áp từ từ để tránh những biến chứng thiếu máu cho cơ quan đích (não).
  • Vitamin và các loại thuốc phối hợp khác nếu có bệnh kèm theo 

Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)

Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không.

  • Giảm cân nặng nếu thừa cân.
  • Hạn chế rượu.
  • Tăng cường luyện tập thể lực.
  • Chế độ ăn:
    + Giảm muối (Natri), Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng muối < 6 g NaCl/ngày hoặc < 2,4 g Natri/ngày.
    + Duy trì đầy đủ lượng Kali khoảng 90 mmol/ngày, đặc biệt ở bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu để điều trị THA.
    + Bảo đảm đầy đủ calcium và magnesium.
    + Chế độ ăn hạn chế các mỡ động vật bão hoà, hạn chế các thức ăn giàu Cholesterol.
    + Bỏ thuốc lá.

ăn ít muối để kiểm soát tốt huyết ápĂn ít muối để kiểm soát tốt huyết áp

Các thuốc điều trị tăng huyết áp

1. Thuốc chẹn bêta giao cảm

Bảng: Các loại thuốc chẹn bêta giao cảm hay dùng

Các loại thuốc

 

Liều khởi đầu

Liều duy trì

Loại chẹn chọn lọc b1

Atenolol

 

50 mg

25- 100 mg

Betaxolol

 

10 mg

5 - 40 mg

Bisoprolol

 

5 mg

2,5 - 20 mg

Metoprolol

 

50 mg x 2

50 - 450 mg

Metoprolol XL

 

50-100 mg

50 - 400 mg

Acebutolol

+

200 mg x 2

200 - 1200

Các thuốc không chọn lọc

Propranolol

 

40 mg x 2

40 - 240 mg

Propranolol LA

 

40 - 80 mg

60 - 120 mg

Timolol

 

10 mg x 2

20 – 60

Pindolol

+

5 mg x 2

10 - 60 mg

Carteolol

+

2,5 mg

2,5 - 10 mg

Penbutolol

+

20 mg

20 - 80 mg

Thuốc chẹn cả bêta và alpha giao cảm

Labetalol

 

100 mg x 2

200 - 1200 mg

Carvedilol

 

6,25 mg x 2

12,5- 1200 mg

2. Các thuốc chẹn alpha giao cảm

Bảng: Các thuốc chẹn alpha giao cảm thường dùng.

Các loại thuốc

Biệt dược

Khởi đầu

Duy trì

Doxazosin mesylate

Cardura

1 mg

1-16 mg

Prazosin hydrochloride

Minipress

1 mg x 2

1-20 mg

Terazosin hydrochloride

Hytrin

1    mg

1-20       mg

Thuốc chẹn cả alpha và bêta giao cảm:

  • Do chẹn cả thụ thể bêta ở tim và alpha ở mạch ngoại vi nên có được cả hai cơ chế gây hạ HA của hai nhóm nói trên.
  • Carvedilol là loại thuốc hiện được đề xuất không những để điều trị THA, suy vành mà còn tác dụng tốt trong suy tim với liều kiểm soát chặt chẽ.

3. Các thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương: ít dùng

4. Các thuốc lợi tiểu:

  • Lợi tiểu được coi là thuốc nên lựa chọn hàng đầu trong điều trị THA.
  • Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng:Furosemide, hypothiazit, verospiron.

5. Các thuốc chẹn kênh canxi:

 Bảng: Các thuốc chẹn kênh canxi thường dùng.

Tên thuốc

Biệt dược

Liều khởi đầu

Duy trì

Nhóm Dihydropyridine (DHP)

NifedipineAdalate10 mg10-30 mg

NifedipineXL,LLAdalate LA30 mg30-90 mg

Amlordipine

Amlor

5 mg

2,5-10 mg

Isradipine

 

2,5 mg x 2

2,5-10 mg

Nicardipine

 

20 mg x 4

60-120 mg

Felodipine

Plendil

5 mg

2,5-10 mg

Nhóm Benzothiazepine

Diltiazem SR

 

60-120mgx2

120-360 mg

Diltiazem CD

 

180 mg

180-360 mg

Diltiazem XR

 

180 mg

180-480 mg

Nhóm Diphenylalkylamine

Verapamil

 

80 mg

80-480 mg

VerapamilCOER

 

180 mg

180-480 mg

Verapamil SR

Isoptine

120 

120-480 

6. Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC):

Bảng: Các thuốc tác động lên hệ Renin-Angiotensin.

Thuốc

Biệt dược

Liều đầu

Liều duy trì

Các thuốc ức chế men chuyển

Captopril

Capoten, Lopril

25 mg

50 - 450 mg

Enalapril

Renitec

5 mg

2,5 - 40 mg

Benazepril

Lotensin

10 mg

10 - 40 mg

Fosinopril

Monopril

10 mg

10 - 40 mg

Lisinopril

Zestril

5-10 mg

5 - 40 mg

Moexipril

Univasc

7,5 mg

7,5 - 30 mg

Quinapril

Accupril

5-10 mg

5 - 40 mg

Ramipril

Altace

2,5 mg

1,25 - 20 mg

Trandolapril

Mavik

1-2 mg

1 - 4 mg

Perindopril

Coversyl

2-4 mg

4 mg

Các thuốc ức chế thụ thể AT1

Losartan

Cozaar

 

25 - 100 mg

Valsartan

Diovan

 

80 - 320 mg

Irbesartan

Avapro

 

150 - 300 mg

Telmisartan

Micardis

 

g

7. Các thuốc đối kháng với thụ thể AT1 của Angiotensin II:

Đây là các thuốc khá mới trong điều trị THA và suy tim.

8. Các thuốc giãn mạch trực tiếp:

Bảng: Các thuốc giãn mạch trực tiếp.

Thuốc

Biệt dược

Liều đầu

Liều duy trì

Hydralazine

Apresolin

10 mg

50 - 300 mg

Minoxidil

Loniten

5 mg

2,5 - 100 mg

9. Các thuốc hạ huyết áp dùng theo đường truyền tĩnh mạch:

-Các thuốc nhóm này có thể được chỉ định trong một số tình huống THA lâm sàng nhất định:

+ Tăng huyết áp ác tính.

+ Chảy máu nội sọ do THA.

+ Tách thành động mạch chủ.

+ Suy thận tiến triển nhanh.

+ Sản giật.

+ THA kèm NMCT cấp hoặc suy tim trái cấp.

- Chỉ nên sử dụng các thuốc này tại một số đơn vị hồi sức tích cực (có đủ trang thiết bị kỹ thuật và điều kiện để theo dõi tốt bệnh nhân).

Bảng: Các thuốc điều trị THA theo đường tĩnh mạch.

Thuốc

Liều dùng

Chú ý

Sodium Nitroprusside

 - Tác dụng: tức thời

 - Kéo dài: 2-3 phút

Truyền TM: 0,5 -10 mg/kg/phút

Là thuốc lựa chọn ưu tiên, có thể gây tụt áp, nôn, nguy cơ ngộ độc cyanide ở bệnh nhân suy gan, hen. Phải bọc kỹ tránh ánh sáng

Diazoxide

 - Tác dụng: 1-5 phút

 - Kéo dài: 6-12 giờ

Tiêm: 50-100 mg, nhắc lại 5-10 phút, tổng liều 600 mg.

Truyền TM: 10-30 mg/phút

Nhịp nhanh, tụt HA, nôn, tăng đường máu. Có thể làm tăng thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân NMCT, làm nặng thêm suy tim, tách thành ĐMC

Labetalol

 - Tác dụng: 5-10 phút

 - Kéo dài: 3-6 giờ

Tiêm: 20-80 mg, nhắc lại 5-10 phút, tổng liều 300mg.

Truyền TM: 0,5-2 mg/phút

Có thể gây tụt áp, bloc nhĩ thất, suy tim, co thắt phế quản, nôn, THA bùng lại khi ngưng. Có thể ít tác dụng ở bệnh nhân đã dùng chẹn bêta

Nitroglycerin

 - TD: 1-2 phút

 - KD: 3-5 phút

Truyền TM: 5-100 mg/phút

Đau đầu, nôn. Có thể giảm tác dụng nếu dùng lâu dài.

Esmolol

 - Tác dụng: 1-5 phút

 - Kéo dài: 10 phút

Tiêm TM: 500 mg/kg/ph trong phút đầu

Truyền TM: 50-300 mg/kg/ph

Tụt HA, bloc nhĩ thất, suy tim, co thắt phế quản

Phentolamine

 - TD: 1-2 phút

 - KD: 3-10 phút

Tiêm TM: 5-10 mg mỗi 5-15 phút

Tụt HA, tim nhanh, đau đầu, đau ngực, đáp ứng THA nghịch thường.

Hydralazine

 - Tác dụng: 10-20 phút

 - Kéo dài: 3-6 giờ

Tiêm TM: 10-20 mg sau 20 phút nhắc lại (nếu không có đáp ứng)

Ưu tiên dùng trong sản giật. Có thể gây tụt áp, suy thai, nhịp nhanh, đau đầu, nôn, viêm tắc TM tại chỗ.

Nicardipine

 - Tác dụng: 1-5 phút

 - Kéo dài: 3-6 giờ

Truyền  5 mg/giờ , có thể tăng 1,0-2,5 mg/giờ mỗi 15 phút, tối đa 15 mg/giờ

Tụt áp, đau đầu, nhịp nhanh, nôn.

Enalaprilat

 - TD:5-15 phút

 - KD: 1-6 giờ

Tiêm TM 0,625-2,5 mg mỗi 6 h

Tụt huyết áp.

Cách chăm sóc và điều trị người bệnh tăng huyết áp

  • Điện tâm đồ hàng ngày khi cần.
  • Theo dõi mạch, huyết áp 4h-6h/lần, theo dõi nước tiểu 24h.
  • Theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng.
  • Chế độ ăn người bệnh tang huyết áp. Nếu có bệnh đồng mắc cần chỉnh chế ăn phù hợp các bệnh đồng mắc.

Sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi tại giường
  • Có thể vận động nhẹ nhàng
  • Tập thể dục tại chỗ.

Truyền thông cho bệnh nhân

  • Phổ biến nội quy bệnh viện.
  • Tư vấn về các dấu hiệu lâm sàng người bệnh mắc phải và phác đồ điều trị.
  • Tư vấn chê độ ăn-chế độ sinh hoạt hàng ngày.
  • Khuyến cáo người bệnh không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của Bác sĩ.
  • Giải thích các kết quả xét nghiệm máu, thăm dò chức năng , chuẩn đoán hình ảnh cho người bệnh và người nhà bệnh nhân.
  • Hẹn bệnh nhân khám lại theo hẹn hoặc ngay khi bất thường để điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  • Hoàn thiện hồ sơ khi có chỉ định ra viện

Một số tình huống lâm sàng trong điều trị tăng huyết áp:

1. Tăng huyết áp ở người trẻ:

  • Nên chú ý tìm nguyên nhân.
  • Đặc điểm THA ở người trẻ tuổi là có sự tăng trương lực hệ giao cảm và tăng nồng độ renin huyết tương.
  • Các thuốc nhìn chung dễ lựa chọn cho người trẻ.

2. Tăng huyết áp ở người có tuổi:

  • Hay có kèm các bệnh khác, nên khi cho thuốc hạ HA phải cân nhắc các chống chỉ định và tác dụng phụ.
  • Lợi tiểu hoặc chẹn kênh calci nên được lựa chọn nếu không có các chống chỉ định.
  • Nên tránh dùng các thuốc có thể gây hạ HA tư thế hoặc các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương vì tăng nguy cơ gây trầm cảm.

3. Tăng huyết áp ở người béo phì:

  • Giảm cân nặng là mục tiêu quan trọng nhất.
  • Thuốc đầu tiên nên lựa chọn là lợi tiểu.

4. Tăng huyết áp ở người tiểu đường:

  • Thường có kèm theo bệnh lý thận do tiểu đường.
  • Mục tiêu là hạ HA về dưới mức bình thường cao.
  • Thuốc ƯCMC nên được lựa chọn hàng đầu vì tác dụng tốt và làm giảm protein niệu.

5. Tăng huyết áp có suy thận mạn tính:

  • Phụ thuộc nhiều vào khối lượng tuần hoàn.
  • Lợi tiểu là thuốc ưu tiên, trong đó lợi tiểu quai đặc biệt có tác dụng khi mà creatinin máu > 2,5 mg/dl, nó giúp cải thiện được chức năng thận.

6. Tăng huyết áp có phì đại thất trái:

  • Phì đại thất trái làm tăng nguy cơ đột tử, Nhồi máu cơ tim (NMCT).
  • Chế độ ăn giảm muối, giảm cân nặng và các thuốc hạ HA (trừ thuốc giãn mạch trực tiếp) có thể làm giảm phì đại thất trái.
  • Thuốc ƯCMC là loại làm giảm phì đại thất trái mạnh nhất.

7. THA có kèm theo bệnh mạch vành:

  • Chẹn bêta giao cảm nên được lựa chọn hàng đầu nếu không có các chống chỉ định.
  •  Chẹn bêta giao cảm làm giảm tỷ lệ tử vong do NMCT, làm giảm nguy cơ dẫn đến NMCT ở bệnh nhân đau ngực không ổn định. Nó còn làm giảm nguy cơ tái NMCT ở bệnh nhân sau NMCT và làm tăng tỷ lệ sống sót sau NMCT.
  • ƯCMC được lựa chọn khi bệnh nhân có giảm chức năng thất trái kèm theo.
  • Chẹn kênh calci có thể dùng khi HA tăng cao, nhưng cần hết sức thận trọng và chỉ nên dùng khi không có suy giảm chức năng thất trái.

8. THA có suy tim

  • ƯCMC và lợi tiểu là thuốc lựa chọn hàng đầu.
  • Có thể dùng phối hợp giữa Nitrate với Hydralazine trong trường hợp THA khó trị. Thận trọng với Hydralazine vì nó làm tăng nhịp tim phản xạ, do đó có thể làm xấu đi tình trạng thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân có suy vành kèm theo.

9. Tăng huyết áp và thai nghén:

  • Nên điều trị khi HA tối thiểu > 100 mmHg.
  • Không áp dụng chế độ giảm cân nặng và tập luyện quá sức.
  • Methyldopa là thuốc nên được lựa chọn hàng đầu; Hydralazine có thể được dùng thay thế

Cách phòng ngừa tăng huyết áp

Thay đổi lối sống tích cực với người bệnh tăng huyết áp là điều rất quan trọng, không thể thiếu dù có điều trị dùng thuốc hay không.

  • Giảm cân nặng nếu thừa cân.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Tăng cường luyện tập thể lực.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Chú ý chế độ ăn:
  • Chế độ ăn giảm muối, nên bổ sung với lượng muối dưới 6 gam NaCl/ngày hoặc dưới 2,4 gam Natri/ngày.
  • Duy trì đủ lượng Kali (khoảng 90 mmol/ngày), đặc biệt là với người bệnh có sử dụng thuốc lợi điều để điều trị cao huyết áp.
  • Đảm bảo đầy đủ magnesium, calcium.
  • Hạn chế ăn mỡ động vật bão hòa và các loại thức ăn giàu Cholesterol.
  • Thường xuyên đo huyết áp: Đây chính là cách đơn giản, hiệu quả để phát hiện sớm tăng huyết áp. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh sớm thì có thể không cần sử dụng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh lối sống.

khám sức khỏe định kỳ phòng ngừa bệnh tăng huyết ápKhám sức khỏe định kỳ tại BVĐK Phương Đông - phát hiện bệnh cao huyết áp và đưa ra hướng can thiệp kịp thời

Không có triệu chứng không có nghĩa là huyết áp của bạn đang bình thường. Vậy nên, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chỉ số huyết áp và phát hiện sớm các bệnh lý có thể làm tăng cơ bị cao huyết áp. Trong trường hợp được chẩn đoán bị cao huyết áp, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thường xuyên đo huyết áp tại nhà.

Chung tay vì sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có nhiều chương trình ưu đãi cho các Gói khám sức khỏe giúp kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời bệnh tăng huyết áp. Vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để được tư vấn thêm, đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa hàng đầu.

Các cụm từ viết tắt trong bài viết

THA: Tăng huyết áp

NMCT: Nhồi máu cơ tim

HA: Huyết áp

ƯCMC: Thuốc ức chees men chuyển

ĐMC: Động mạch chủ

(Phác đồ điều trị tăng huyết áp có sự tham vấn chuyên môn bởi TTUT.THS.BS: NGuyễn Tường Vân - Trưởng Khoa Nội - Bệnh Viện Phương Đông) 

2,744

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám