Đau rát cổ họng có thể được cải thiện đáng kể bằng các phương pháp tự nhiên như súc miệng bằng nước muối, uống trà thảo mộc (gừng, chanh, mật ong), ngậm viên ngậm họng, hoặc xông hơi với tinh dầu. Các cách trị đau rát cổ họng có đờm này giúp làm dịu cổ họng, kháng viêm và giảm đau một cách hiệu quả.
Cổ họng đau rát có đờm là bị bệnh gì?
Cổ họng đau rát có đờm là triệu chứng phổ biến của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cả lành tính và ác tính. Khi đó, ngoài các phương pháp điều trị chính bạn có thể áp dụng thêm các cách điều trị bạn có thể áp dụng các cách trị đau rát cổ họng có đờm tại nhà để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể, cổ họng đau rát có đờm có thể là biểu hiện của các bệnh lý như:
- Viêm họng: Vi khuẩn, virus tấn công khiến niêm mạc họng bị đau rát, sưng viêm, ứ đờm, khó nuốt, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,...
- Viêm thanh quản: Dây thanh quản bị sưng viêm khiến người bệnh có cảm giác đau rát họng, có đờm trong cổ họng.
- Viêm amidan: Vi khuẩn xâm nhập vào amidan khiến vùng này bị sưng tấy, cổ họng thu hẹp tạo cảm giác đau đớn, khó nói chuyện, ứ đờm và mệt mỏi
- Ung thư vòm họng: Khối u ác tính trong vòm họng khiến chúng ta có dấu hiệu bất thường ở đường thở
- Cảm cúm thường có các biểu hiện bất thường trong khoảng 24 - 48 giờ như đau họng, có đờm, đau rát cổ họng, sốt cao, đau đầu, ớn lạnh,...
Xem thêm: Dấu hiệu của ung thư vòm họng không thể bỏ qua
Đau rát cổ họng có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng
Cách trị đau rát cổ họng có đờm
Dùng thuốc điều trị
Tuỳ thuộc tình trạng sức khoẻ và chỉ định của bác sĩ mà mỗi người có thể sử dụng các đơn thuốc khác nhau. Một số loại thuốc mà người bệnh có thể dùng mà không cần kê đơn như paracetamol. ibuprofen, thuốc viên ngậm, thuốc xịt gây tê cổ họng, thuốc xịt mũi,...
Mặc dù phương pháp này có hiệu quả nhanh có thể làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng. Đặc biệt dùng thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đồng thời chỉ nên dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể được chỉ định dùng nhiều loại thuốc để điều trị
Uống trà thảo mộc
Một trong số các cách trị đau rát cổ họng có đờm được nhắc đến thường xuyên là uống trà thảo mộc. Bạn có thể tận dụng các thành phần từ thiên nhiên như gừng, mật ong, chanh có tác dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên để pha trà tại nhà và uống hàng ngày.
Gợi ý bạn có thể dùng trà cảm thảo vì rễ cây cam thảo có thể kìm chế sự phát triển của vi khuẩn trong vòng 12 giờ nếu người bệnh đang mắc viêm họng liên cầu khuẩn. Nó cũng có thể bôi trơn cổ họng, giảm đờm và làm dịu triệu chứng viêm.
Lưu ý rằng, hiệu quả của phương pháp này chậm hơn so với thuốc. Mặt khác, nó không phù hợp với mọi người, đặc biệt những người dị ứng với thành phần của thảo mộc.
Các loại trà có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng đẩy lùi cơn đau họng hiệu quả
Súc miệng bằng trà xanh
Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ do thành phần chứa nhiều chất chống oxy hoá. Hơn nữa, nó cũng đem lại hiệu quả giảm viêm, làm mát và làm dịu cổ họng. Do đó, đây cũng được xem như một trong các cách trị đau rát cổ họng có đờm hiệu quả. Điều cần lưu ý là bạn không nên súc miệng nhiều lần dẫn đến tình trạng khô miệng.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối sinh lý cũng xuất hiện trong danh sách này nguyên nhân là nó có tác dụng sát khuẩn và làm sạch cổ họng tốt. Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc mua nước muối sinh lý bán sẵn để tự súc miệng.
Súc miệng bằng nước muối là cách trị đau rát cổ họng có đờm hữu ích
Ngậm viên ngậm họng
Đây cũng là một trong các cách trị đau rát cổ họng có đờm hiệu quả. Với ưu điểm chứa các thành phần gây tê đặc biệt nên giảm đau nhanh và gọn nhỏ dễ mang theo mình và sử dụng khi cần nhưng nhược điểm của phương pháp này là chỉ giảm triệu chứng tạm thời.
Mật ong
Uống mật ong pha với nước ấm là một trong các cách trị đau rát cổ họng gần như thành thói quen của người dân Việt Nam. Rất nhiều nghiên cứu và các nhà khoa học chứng minh, mật ong có tác dụng cải thiện các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Chỉ cần ngậm 1 - 2 thìa mật ong 2 lần mỗi nhày hoặc khuất trà hoặc nước ấm để uống bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Xem thêm: 6 Cách ngậm mật ong chữa viêm họng dễ làm, hữu hiệu tại nhà
Xịt họng bằng tinh dầu
Hầu hết các loại thuốc xịt họng đều chứa tinh dầu có hợp chất kháng viêm như bạc hà, khuynh diệp,.... Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng cách trị đau rát cổ họng này.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại xịt họng để xoa dịu tình trạng đau rát họng
Những lưu ý khi chữa đau rát cổ họng có đờm tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khoẻ kể trên, bệnh nhân cần lưu ý:
- Đối với trẻ nhỏ bị đau rát cổ họng nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều sữa. Không cho bé ăn thức ăn cứng, giòn hay quá nóng, ưu tiên cho bé ăn các món mềm nát
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ
- Không cho bé dưới 12 tuổi uống mật ong do bé dễ bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm độc
Khi nào nên đến Bệnh viện?
Sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khoẻ nếu triệu chứng không thuyên giảm mà còn xuất hiện các biểu hiện bất thường khác dưới đây, bạn nên đến bệnh viện ngay:
- Đau họng, sốt cao, cảm thấy lạnh run người hoặc nóng toát mồ hôi
- Bé bị mất nước hoặc tã khô cong
- Đau họng và hệ miễn dịch suy yếu
- Đau họng hơn 2 tuần
- Đau họng không liên quan đến cảm lạnh
- Đau họng kéo dài
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là địa chỉ thăm khám các bệnh lý về đường hô hấp an toàn, hiệu quả. Các bác sĩ đều là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, tận tân với bệnh nhân, đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông còn được trang bị những thiết bị y tế công nghệ cao, luôn sẵn sàng để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời cho người bệnh.
Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Có thể nói, có rất nhiều cách trị đau rát cổ họng có đờm mà người bệnh có thể áp dụng như úc miệng bằng nước muối hoặc trà xanh để sát khuẩn, uống trà thảo mộc (gừng, chanh, mật ong) để giảm viêm, hoặc ngậm viên ngậm họng để làm dịu cổ họng. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước ấm, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các chất kích thích cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.