Hôi miệng là vấn đề nan giải của nhiều người, hơi thở có mùi khó chịu làm giảm sự tự tin trong giao tiếp với người xung quanh. Tìm kiếm cách trị hôi miệng hiệu quả được nhiều người quan tâm, từ kết hợp dược liệu Đông y đến đơn thuốc Tây y tại cơ sở y tế y học hiện đại.
Hôi miệng có trị được không?
Hôi miệng là tình trạng không hiếm gặp, có thể điều trị dứt điểm tùy theo nguyên nhân gây ra. Có rất nhiều vấn đề dẫn đến hôi miệng, bao gồm vệ sinh răng miệng kém, mắc bệnh lý răng miệng, hệ tiêu hóa hoặc hô hấp.
Cách trị hôi miệng hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân cụ thể:
- Khô miệng làm giảm lượng nước bọt được tiết ra, dẫn đến hôi miệng.
- Mảng bám do vệ sinh răng miệng không sạch, còn sót thức ăn trong kẽ răng, mảng bám trên răng và lưỡi làm hình thành mùi hôi. Thậm chí có thể hình thành các bệnh lý khác như viêm nướu, nha chu.
- Nướu răng là một loại bệnh răng miệng phổ biến, do tích tụ mảng bám trên răng và nướu. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây tụt nướu, răng lung lay.
- Một số bệnh lý khác có thể gây hôi miệng như răng chết tủy, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư vòm họng, ung thư miệng,...
- Hôi miệng cũng có thể xuất phát từ những gia vị trong bữa ăn như hành, tỏi,...
- Hút thuốc lá thường xuyên cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng.

Cách trị hôi miệng cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Theo thống kê có khoảng 90% trường hợp hôi miệng xuất phát từ các vấn đề khoang miệng, 9% là các bệnh lý và 1% cho chế độ ăn uống hoặc thuốc điều trị bệnh. Dựa vào từng nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ có liệu pháp xử lý tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Cách trị hôi miệng hiệu quả
Có nhiều cách điều trị hôi miệng, bạn nên căn cứ vào tình trạng để quyết định xử lý tại nhà hay gặp bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là 8 gợi ý mà bạn có thể áp dụng loại bỏ hơi thở có mùi khó chịu:
Chú ý vệ sinh răng miệng
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ là một trong những cách ngừa hôi miệng đơn giản và hiệu quả. Bạn không chỉ cần đánh răng mà còn thêm các bước như cạo lưỡi, loại bỏ mảng bám với chỉ nha khoa, súc miệng,...
Bạn có thể tham khảo cách đánh răng dưới đây, hình thành lớp bảo vệ răng miệng chắc khỏe:
- Duy trì thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, trung bình 2 phút đảm bảo đã làm sạch khuôn miệng.
- Chỉ đánh răng sau khi ăn 30 phút do nồng độ axit sau bữa ăn rất cao, có thể bảo mòn men răng.
- Khi đánh răng ở bề mặt ngoài nên đánh theo hình tròn/chiều dọc, chú ý lực tác động vừa phải, hạn chế tổn thương nướu.
- Khi đánh răng cần làm sạch đều toàn bộ các mặt răng, từ trong ra ngoài, trên xuống dưới.
- Ưu tiên sử dụng loại bàn chải sợi lông mềm, định kỳ thay bàn chải mới sau 3 - 4 tháng hoặc khi lông bàn chải đã mòn.

Một số lưu ý về cách vệ sinh răng miệng hàng ngày
Mỗi người cũng cần chủ động áp dụng đồng thời các biện pháp làm sạch trước và sau khi đánh răng như:
- Dùng tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng trước khi đánh răng. Không nên dùng tăm tre để loại bỏ thức ăn thừa, gia tăng nguy cơ hỏng nướu, làm rộng kẽ răng.
- Sử dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng loại bỏ bợn lưỡi hiệu quả, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển.
- Súc miệng với nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh răng miệng sau khi đánh răng và làm sạch lưỡi, giúp hơi thở thơm mát hơn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân ăn uống có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bệnh nhân chủ động hạn chế tiêu thụ các thực phẩm mùi quá nồng, thay vào đó ưu tiên:
- Trái cây, rau xanh chứa hàm lượng vitamin C như ớt chuông, bông cải xanh,... hỗ trợ loại trừ vi khuẩn răng miệng, phòng chống hôi miệng. Hiệu quả ức chế đạt hiệu quả cao khi được ăn sống nhưng cần tìm kiếm nguồn sản xuất uy tín.
- Kẹo cao su không đường chứa thành phần xylitol có khả năng chống hôi miệng. Bạn nên nhai trong 5 phút ngay sau bữa ăn, tăng hiệu quả loại bỏ mùi hôi.
- Sữa chua không đường bổ sung nhiều lợi khuẩn cho sức khỏe, đồng thời giảm mùi khó chịu ở khoang miệng.
- Uống nước đều đặn hàng ngày, trung bình 2 lít/ngày, bổ sung thêm khi vận động nặng tránh miệng bị khô, dẫn đến hôi.
Cách trị hôi miệng bằng nước súc miệng
Sử dụng dung dịch súc miệng chuyên dụng không phải cách trị hôi miệng dứt điểm, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ làm sạch và tạo hơi thở thơm mát tức thời. Thành phần có trong nước súc miệng có khả năng làm sạch các vị trí bàn chải khó tiếp cận như dưới lưỡi, vòm họng, kẽ răng,...

Sử dụng kết hợp nước súc miệng để loại bỏ mảng bám ở những vị trí khó tiếp cận
Thành phần chính của các loại nước súc miệng trên thị trường hiện nay chủ yếu gồm nước muối sinh lý, povidone-iod, menthol, thymol,... Đây là những chất diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng an toàn, hạn chế tối đa các tổn thương lên niêm mạc và họng.
Khám chuyên sâu tại nha khoa
Kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa cũng là một cách loại bỏ mùi hôi khó chịu ở răng miệng. Trung bình 6 - 12 tháng/lần, bạn nên thăm khám lấy cao răng giúp nướu chắc khỏe, hạn chế phát sinh vấn đề răng miệng khác.
Điều trị bệnh lý về răng miệng
Hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu,... cần được tiến hành xử lý, tránh diễn tiến nghiêm trọng và gia tăng hơi thở khó chịu:
- Sâu răng thường được chỉ định trám răng, ngăn chặn sâu răng tiến triển nặng.
- Viêm tủy răng được bác sĩ điều trị bằng các loại bỏ phần tủy bị viêm, bít ống tủy bằng các vật liệu phù hợp.
- Viêm nướu được điều trị tương tự việc làm sạch răng thông thường, song bác sĩ sẽ làm sạch sâu hơn vùng chân nướu.
- Viêm nha chu độ nhẹ, trung bình có thể điều trị bằng cạo vôi, làm sạch gốc răng. Ở giai đoạn nặng, bác sĩ có khả năng chỉ định phẫu thuật vạt, ghép xương răng, ghép nướu,...

Chủ động điều trị các bệnh lý răng miệng giúp giảm hôi miệng
Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thêm một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh. Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng.
Cách trị hôi miệng bằng thuốc kê đơn
Với nguyên nhân hôi miệng do giảm tiết nước bọt, bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân uống nhiều nước hơn, thay đổi thói quen hít thở. Trường hợp nặng có thể dùng thêm thuốc kích thích tiết nước bọt, sử dụng nước bọt nhân tạo.
Trường hợp khô miệng do tác dụng phụ của thuốc, mắc các bệnh lý (HIV/AIDS, tiểu đường, xơ nang, quai bị, Sjogren,...) sẽ được kê đơn điều trị đặc trị. Người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nước cho cơ thể kịp thời.
Điều trị hôi miệng tạm thời
Nếu tình trạng hôi miệng chưa thể điều trị dứt điểm, bạn có thể áp dụng một số cách giảm hôi tạm thời từ nước súc miệng, xịt thơm miệng, nhai kẹo cao su hoặc kẹo thơm miệng.
Cách trị hôi miệng bằng dược liệu tại nhà
Một số dược liệu dân gian cũng chứa thành phần trị hôi miệng hiệu quả, bạn có thể áp dụng tại nhà như:
- Súc miệng với nước lá húng chanh.
- Súc miệng cùng nước trà chanh mật ong.
- Súc miệng cùng nước mùi tàu pha muối.
- Ngậm dầu dừa trong miệng khoảng 30 giây.

Tham khảo một số mẹo trị hôi miệng tại nhà đơn giản
Kết luận
Cách trị hôi miệng hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, từ việc thay đổi chế độ sinh hoạt đến dùng thuốc Tây y, can thiệp vệ sinh răng miệng. Bệnh nhân nên đến cơ sở y khoa chuyên môn, nhận chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.