Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Nguyễn Thị Thu Hà

16-08-2020

goole news
16

Chảy máu cam là tình trạng thường gặp ở trẻ em, máu có thể chảy ra ngoài từ mũi hoặc xuống họng. Nhiều người vẫn đang chưa biết khi chảy máu cam thì nên ngửa cổ lên hay cúi đầu xuống. Do vậy, BV Phương Đông đã có bài viết về cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam để mọi người hiểu và thực hiện đúng khi gặp phải trường hợp này. Mời mọi người cùng theo dõi.

Xác định tình trạng chảy máu mũi ở trẻ

Chảy máu mũi còn được gọi với cái tên khác là chảy máu cam là tình trạng máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 3- 8. Chảy máu mũi được phân thành 2 nhóm:

Chảy em rất dễ bị chảy máu camChảy em rất dễ bị chảy máu cam

  • Chảy máu mũi trước: chiếm đến 90% tuy nhiên lại dễ kiểm soát tại nhà hoặc cơ sở y tế.
  • Chảy máu mũi sau: trường hợp này ít gặp nhưng được các chuyên gia y tế khuyến cáo nhập viện để được can thiệp bởi bác sĩ tai mũi họng.

Để xử lý khi trẻ bị chảy máu cam được đúng và hiệu quả thì trước tiên bạn cần xác định tình trạng chảy máu theo số lượng máu chảy và vị trí chảy.

Thứ nhất là theo số lượng máu:

  • Chảy máu nhẹ: máu có màu đỏ tươi, nhỏ từng giọt, số lượng ít hơn 100ml và thường ở điểm mạch
  • Chảy máu vừa: máu chảy thành dòng ra ngoài cửa mũi hoặc chảy xuống cổ họng, số lượng từ 100- 200ml.
  • Chảy máu nặng: máu chảy nhiều và kéo dài, trẻ có thể ở trong trạng thái kích thích, hốt hoảng, mồ hôi vã ra, mặt mũi xanh nhợt, mạch đập nhanh, huyết áp hạ, lượng máu mất vượt quá 200ml.

Thứ hai là về vị trí:

  • Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: máu chảy ra ít, có xu hướng tự cầm, thường gặp ở những trẻ bị viêm tiền đình mũi, hay ngoáy mũi
  • Chảy máu mao mạch: toàn bộ phần niêm mạc mũi rỉ máu, thường thấy ở những trẻ bị bệnh về máu như bệnh ưa chảy máu, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn,…
  • Chảy máu động mạch: máu chảy ở động mạch sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch bướm khẩu cái… máu chảy nhiều và không tự cầm được.

Cách xử lý khi trẻ em bị chảy máu mũi (máu cam)

Khi thấy hốc mũi con đột ngột chảy máu, đa số phụ huynh đều hốt hoảng và lo lắng không biết xử trí như thế nào cho đúng. Điều cha mẹ cần làm lúc này là bình tĩnh và thực hiện các thao tác cơ bản dưới đây để giúp con vượt qua tình huống này.

Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu

Đây là việc đầu tiên bạn cần phải làm khi con bị chảy máu cam. Máu thường chỉ nhỏ ra 1 bên nhưng trẻ khó chịu và sợ hãi nên thường dùng tay dụi dụi làm máu lem sang bên còn lại khiến mẹ khó xác định được bên nào chảy.

Mẹ cần xác định bên mũi chảy máu để theo dõi sức khỏe trẻMẹ cần xác định bên mũi chảy máu để theo dõi sức khỏe trẻ

Khi đó, mẹ cần dỗ dành để con không dụi nữa, lau sạch mũi rồi để con cúi đầu về trước để máu chảy ra, lúc này mẹ sẽ xác định được bên chảy máu. Việc cúi đầu này còn giúp cho máu không chảy xuống họng gây nôn ói.

Bước 2: Cầm máu

Dùng ngón trỏ và ngón cái đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút, giữ nguyên tư thế này trong 5- 10 phút để hình thành cục máu đông, ngăn máu chảy. Mẹ cũng cần lưu ý là không bóp vào xương sống mũi hay chỉ ấn 1 bên cánh mũi vì như vậy máu không cầm được mà còn làm trẻ bị đau.

Quy trình cầm máu đúng chuẩnQuy trình cầm máu đúng chuẩn

Tránh việc thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần vì lúc này cục máu đông chưa hình thành khiến máu chảy kéo dài hơn.

Bước 3: Chăm sóc trẻ sau chảy máu cam 

Để trẻ nghỉ ngơi, nếu máu vẫn tiếp tục chảy và chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu chảy ra ngoài. Cố gắng không để trẻ nuốt máu này vì rất có thể bị ngộ độc gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Hãy động viên và an ủi con để con không hoảng sợ khi nhìn thấy máu.

Xử lý khi chảy máu cam nhiều người vẫn mắc sai lầm đó là ngửa cổ để ngăn máu chảy. Việc cầm máu bằng cách để trẻ nằm hoặc ngửa cổ ra sau sẽ khiến máu chảy vào trong, dẫn tới không thể xác định được lượng máu cam là nhiều hay ít để có thể xử lý phù hợp.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi nào?

Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ môi trường sống. Tuy nhiên, trong những tình huống sau bố mẹ không được chủ quan mà hãy đưa con đến bệnh cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, tránh mất máu quá nhiều:

  • Con chảy máu cam liên tục và không thể cầm máu khi đã thực hiện xử trí chảy máu mũi.
  • Tình trạng chảy máu cam lặp đi lặp lại nhiều lần mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ở mũi nên cầm sớm tìm ra nguyên nhân để có giải pháp điều trị.
  • Chảy máu cam kèm theo các vết tím bầm dập xuất hiện trên cơ thể hoặc đồng thời ở những khu vực khác cũng chảy máu như trong phân, nước tiểu,...
  • Sốt cao từ 2- 3 ngày hoặc phát ban.
  • Bị hoa mắt, choáng váng.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, thận, hemophilia,...
  • Tim đập nhanh, khó thở hoặc khạc, nôn ra máu.

Đề phòng chứng chảy máu cam ở trẻ

Ngoài việc xử lý khi bị chảy máu cam cho trẻ thì bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để phòng tránh chứng chảy máu cam ở:

Vệ sinh mũi là cách đơn giản nhất để phòng chứng chảy máu camVệ sinh mũi là cách đơn giản nhất để phòng chứng chảy máu cam

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: vệ sinh mũi cho trẻ 1- 2 lần / tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Tuy nhiên không được làm dụng cách này vì có thể bạn đã làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi khiến mũi càng dễ bị khô, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi, khi đó sẽ dễ bị chảy máu cơm hơn.
  • Giữ ẩm cho mũi trẻ: bạn có thể dùng vaseline bôi vào phần trước của vách mũi để cấp ẩm đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài, nhất là vào những ngày hanh khô.

Trên đây là thông tin hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp mẹ giảm được lo lắng khi nuôi con. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, dịch vụ y tế chuyên nghiệp, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Quý khách cần giải đáp vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ Hotline 1900.1806 để được tổ chăm sóc khách hàng hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,515

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám