Hôi miệng là tình trạng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp. Tưởng chừng đây chỉ là vấn đề vệ sinh thông thường nhưng trên thực tế, không ít trường hợp hơi thở có mùi là do xuất phát từ bệnh lý, đặc biệt là viêm amidan.
Điều này dẫn đến không ít người bệnh muốn phẫu thuật cắt bỏ amidan, vậy cắt amidan có hết hôi miệng không? Mời bạn theo dõi bài viết của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dưới đây để được giải đáp!
Cắt amidan có hết hôi miệng không?
Nếu nguyên nhân hôi miệng của bệnh nhân đến từ amidan thì thủ thuật này có thể cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn tình trạng hơi thở có mùi. Tuy nhiên nếu nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ các yếu tố khác thì ngay cả sau khi cắt amidan, mùi hôi từ khoang miệng có thể không được cải thiện bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Trong miệng còn niều mảng bám và vi khuẩn dẫn đến có các mùi khó chịu
- Ăn nhiều thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành hay đồ uống có cồn
- Mắc các bệnh lý về đường tiêu hoá như tiểu đường, viêm xoang, bệnh dạ dày,...
- Hút thuốc lá lâu ngày

Cắt amidan có hết hôi miệng không?
Nguyên nhân gây hôi miệng liên quan đến amidan
Hôi miệng do amidan thường xuất phát từ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn tích tụ trong các hốc amidan. Các khe hở tự nhiên trên amidan là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, phân hủy protein từ thức ăn và sinh ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khó chịu. Theo nghiên cứu, khoảng 3-5% trường hợp hôi miệng mạn tính có liên quan đến amidan.
Ngoài ra, các bất thường ở amidan sau cũng là một trong các nhân tố thúc đẩy tình trạng hôi miệng ở bệnh nhân, có thể kể đến như:
- Sỏi amidan: Là những khối nhỏ màu trắng hoặc vàng hình thành từ cặn canxi, tế bào chết và chất nhầy, dễ mắc kẹt trong amidan. Khi gặp vi khuẩn, mùi hôi từ sỏi amidan trở nên rõ rệt và khó chịu hơn. Khảo sát tại Mỹ năm 2025 cho thấy gần 70% người bị sỏi amidan gắp vấn đề về hơi thở.
- Viêm amidan mạn tính: Khi amidan bị viêm kéo dài, mủ và dịch tiết tích tụ, tạo điều kiện lý tưởng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này trở thành một trong các biểu hiện điển hình của bệnh nhân viêm amidan mãn tính
- Kích thước amidan lớn bất thường hoặc vệ sinh miệng kém cũng có thể tăng nguy cơ gây hôi miệng.

Amidan phì đại là một trong số các nguyên nhân gây ra hôi miệng
Do đó, đôi khi thủ thuật này được xem như giải pháp vừa điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm ở midan vừa là giải pháp điều trị hôi miệng. Tuy nhiên lưu ý rằng, nếu được hỏi “cắt amidan có hết hôi miệng không,” thì hiệu quả còn tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của từng ca bệnh.
Khi nào có chỉ định cắt amidan?
Trên thực tế, bác sĩ thường đề xuất cắt amidan nếu bệnh nhân thuộc 1 trong số các trường hợp sau:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm (từ 5 - 6 lần/năm)
- Sỏi amidan lớn gây mùi hôi dài dẳng
- Gặp các biến chứng do viêm amidan như viêm tai giữa, viêm xoang, thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận,...
- Amidan phì đại gây khó thở, ngáy to, khó ăn uống, ngưng thở trong lúc ngủ,...
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp hôi miệng do amidan đều cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đánh giá tủy theo tần suất viêm, kích thước amidan và mức độ ảnh hưởng đến hơi thở. Các bác sĩ của Bệnh viện TW Quân đội 108 cho hay: Không thực hiện cắt bỏ amidan với các trường hợp viêm nhẹ bởi amidan vẫn đem lại lợi ích đối với cơ thể. Bệnh nhân chỉ nên cân nhắc cắt amidan khi bị viêm nhiễm nhiều, amidan không đem lại lợi ích gì cho cơ thể.

Các trường hợp viêm amidan mãn tính có thể được chỉ định cắt amidan
Quy trình cắt amidan và lưu ý sau phẫu thuật
Quy trình cắt amidan thường kéo dài 30-60 phút dưới gây mê toàn thân. Bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp cắt amidan khác nhau như dao điện, plasma, coblator,... Trong đó, cắt amidan bằng dao điện là cách thực hiện có chi phí thấp nhất, khả năng cầm máu tốt nhưng độ bỏng cao và dễ làm tổn thương các mô xung quanh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, các bác sĩ chuyên khoa ứng dụng cắt amidan bằng plasma vẫn đảm bảo cầm máu tốt nhưng hạn chế xâm lấn các mô xung quanh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ gây mê hoặc gây tê cho bệnh nhân, bóc tách và cắt bỏ, đồng thời kiểm tra cầm máu hố mổ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh đồ ăn cứng hoặc nóng trong 7-10 ngày để ngăn chảy máu. Uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau theo chỉ định cũng giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ.
Hỏi đáp nhanh về cắt amidan và hôi miệng
Cắt amidan xong có bị hôi miệng trở lại không? Tại sao vẫn bị hôi miệng sau khi cắt amidan?
Không hẳn, hôi miệng có thể giảm nếu nguyên nhân từ amidan. Một số ca bệnh vẫn bị hôi miệng sau khi cắt amidan là do tổn thương phần mềm cần thời gian khắc phục. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không được chăm sóc khoa học, ăn nhiều thức ăn cứng, vệ sinh răng miệng kém thì vi khuẩn dễ thâm nhập và gây ra mùi hôi khó chịu.
Trao đổi sâu hơn, các bác sĩ nội khoa còn cho biết không ít bệnh nhân sau khi nạo amidan vẫn có mùi hôi khó chịu do:
- Bị sâu răng tạo ra lỗ hổng, chân răng bám bựa vôi khiến vi khuẩn cư trú và tăng sinh nhanh chóng
- Lười uống nước, khô miệng làm cho tính acid trong miệng tạo ra mùi hôi
- Các loại thuốc an thần, hạ huyết áp,... có thể có tác dụng phụ là khiến bạn bị khô miệng, hôi miệng

Bạn hãy luyện cho bé thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay cả sau khi cắt amidan
Cách xử lý khi bị hôi miệng sau khi cắt amidan?
Để chủ động giữ gìn vệ sinh răng miệng, bạn có thể chủ động thực hiện theo các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sau đây:
Về chế độ ăn uống
- Uống 2-2.5 lít nước/ngày để giữ miệng ẩm, giảm vi khuẩn.
- Ăn thực phẩm giàu kẽm (hạt bí, hải sản) để kháng khuẩn tự nhiên.
- Tránh đồ ăn cay, nóng, nhiều đường gây kích thích vi khuẩn và các loại trái cây nhiều axit, rượu bia, cà phê
Về cách chăm sóc răng miệng
- Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý (0.9%) 2-3 lần/ngày để sát khuẩn.
- Chải lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, đầu tròn, nhỏ để giảm vi khuẩn tích tụ.
- Vệ sinh lưỡi, dùng nước muối súc miệng và thăm khám nha khoa hoặc tiêu hóa nếu mùi hôi kéo dài.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu hôi miệng kéo dài hơn 2-3 tuần sau khi cắt amidan hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường như đau họng, sốt, khó nuốt.
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp đầy đủ câu hỏi “cắt amidan có hết hôi miệng không”. Mặc dù việc cắt amidan có thể cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, tuy nhiên, bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe răng miệng và hạn chế nguy cơ hôi miệng kéo dài, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh miệng đúng cách và đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.