Cách phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa ung thư vòm họng và viêm họng thông thường. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường.
Các triệu chứng viêm amidan mãn tính thường không rầm rộ và dễ bị xem thường do đó dễ để lại biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu thông tin cần biết về viêm amidan mãn tính trong bài viết dưới đây.
Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau cổ họng, giao giữa đường ăn và đường thở. Amidan được coi như hàng rào miễn dịch vùng họng miệng khi nó có khả năng ngăn chặn sự tấn công của các loại vi sinh vật đối với cơ thể, tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm trùng.
Viêm amidan mãn tính hay thể mãn tính là tình trạng amidan bị sưng viêm thường xuyên lặp đi lặp lại từ 5 - 7 lần mỗi năm. Các triệu chứng viêm sẽ thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc hoặc kháng sinh nhưng người bệnh người sử dụng thuốc dễ bị tái phát. Mọi đối tượng đều có khả năng bị viêm amidan, nhất là trẻ trong độ 5 - 15 tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém, người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
Triệu chứng bệnh của viêm amidan mãn tính giống với viêm amidan thông thường, nhưng bệnh tái phát nhiều lần, khó điều trị và các triệu chứng dai dẳng hơn. Viêm amidan mãn tính thường được chia thành 3 thể với những triệu chứng cụ thể như:
Như vậy, mỗi thể viêm amidan mãn tính xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều có những biểu hiện chung như người bệnh thấy đau nhức, hay sốt, khó chịu, ăn uống và hô hấp thấy khó khăn, vướng víu, ngủ ngáy. Các triệu chứng này dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh cần đến khám tại cơ sở có uy tín.
Nguyên nhân trực tiếp gây viêm amidan là nhiễm trùng do vi khuẩn, virus (các nhóm vi khuẩn, virus gây viêm như Enterovirus, Epstein Barr, Herpes Simplex, Virus cúm, Parainfluenza, Vi khuẩn Streptococcus). Ngoài ra, nguyên nhân làm tình trạng viêm tiến triển thành mãn tính là nhiễm khuẩn có khả năng kháng thuốc, người sử dụng thuốc làm giảm khả năng miễn dịch, người có hệ miễn dịch kém hoặc có tiền sử gia đình viêm amidan mãn tính,... Cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để khắc phục tình trạng tái phát bệnh nhiều lần gây mãn tính và tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
Thông thường, dựa vào các triệu chứng và thăm khám cổ họng, bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm amidan. Nhưng để xác định chính tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virus, người bệnh được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm về dịch amidan, nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm hoặc nang vi khuẩn. Không quá khó để chẩn đoán chính xác bệnh viêm amidan nhưng để điều trị dứt điểm thì không dễ dàng.
Để điều trị triệu chứng bệnh và tình trạng viêm, người bệnh ưu tiên dùng thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà. Một số loại thuốc bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bệnh nhân viêm amidan như thuốc xịt, kẹo ngậm, paracetamol, ibuprofen. Chăm sóc tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngủ nghỉ hợp lý, uống đủ nước đảm bảo độ ẩm cho cổ họng,... giúp cải thiện tình trạng viêm và kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Khám Amidan ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Do đặc trưng của bệnh là kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục với tình trạng viêm khác nhau nên khi những biện pháp điều trị không đạt hiệu quả, tình trạng nhiễm trùng không thuyên giảm, lúc này bác sĩ sẽ đề xuất cắt amidan. Biện pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm, các ổ virus, vi khuẩn gây bệnh, tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận lân cận. Đồng thời, cắt amidan rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhờ đó chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện hơn.
Lời khuyên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” dành cho tất cả mọi người. Dưới đây là những biện pháp giúp mọi người chủ động phòng ngừa viêm amidan mãn tính, đồng thời cũng giúp người đang mắc bệnh cải thiện tình trạng bệnh:
Để quá trình điều trị bệnh viêm amidan mãn tính đạt hiệu quả và sớm phục hồi, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và cần lưu ý thêm những điều sau:
Súc miệng nước muối giúp cải thiện tình trạng viêm amidan
Nếu người bệnh chủ quan, viêm amidan mãn tính trong thời gian dài không được điều trị sẽ để lại biến chứng nặng. Lúc này tình trạng viêm không điều trị khỏi được và làm tăng nguy cơ chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, để từ trạng thái viêm chuyển thành ung thư amidan cũng còn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch và cơ địa của mỗi người.
Bệnh viêm amidan mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở, khó nuốt, nổi hạch,... làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt amidan. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp như:
Những trường hợp không được chỉ định cắt amidan đó là:
Cắt amidan bằng dao plasma ở Phương Đông
Trước khi phẫu thuật cắt amidan, bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng sẽ khám sàng lọc kỹ càng và tự vấn cụ thể cho người bệnh. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang áp dụng kỹ thuật cắt amidan bằng dao plasma hiện đại dành cho người lớn và trẻ em. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả điều trị triệt để với nhiều ưu điểm vượt trội như:
Hơn nữa, khi đăng ký dịch vụ cắt amidan tại Phương Đông, khách hàng được khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại nhất và chế độ chăm sóc tận tâm, chuyên nghiệm. Bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí.
Trên đây là những thông tin tổng quan về viêm amidan mãn tính. Nếu cần được tư vấn thêm hay đăng ký cắt Amidan, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 19001806.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa ung thư vòm họng và viêm họng thông thường. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường.