Chấn thương sọ não là hiện tượng sọ não bị tổn thương do chấn thương. Việc nhận biết và đánh giá tổn thương là rất quan trọng để có được hướng điều trị phù hợp, tránh tình trạng tổn thương là ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc.
Chấn thương sọ não là hiện tượng sọ não bị tổn thương do chấn thương. Việc nhận biết và đánh giá tổn thương là rất quan trọng để có được hướng điều trị phù hợp, tránh tình trạng tổn thương là ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết chấn thương sọ não có thể xảy ra do bị tác động bởi một cú đánh mạnh, đập vào đầu hoặc cơ thể. Một số trường hợp khác mắc bệnh do bị đạn hoặc mảnh vỡ xuyên qua mô não gây chấn thương.
Chấn thương sọ não là hiện tượng sọ não bị tổn thương do chấn thương
Tình trạng có thể nhẹ hoặc, gây ảnh hưởng tạm thời tới tế bào não hoặc nặng dẫn tới rách mô, chảy máu, bầm tím, gây ra các tổn thương thực thể khác cho não. Những tổn thương này có thể dẫn tới các biến chứng lâu dài thậm chí gây ra tử vong.
Theo chuyên gia, chấn thương sọ não thường gây ra bởi tác động bằng lực vào phần đầu hoặc cơ thể. Mức độ chấn thương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm lực tác động hoặc bản chất của loại chấn thương. Các nguyên nhân sau đây có thể dẫn tới chấn thương sọ não:
Bên cạnh những nguyên nhân nói trên chấn thương sọ não cũng có thể là kết quả của những cú đánh mạnh vào đầu hoặc va chạm của cơ thể với vật thể sau các vụ nổ. Nhận biết các nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Tùy theo tình trạng, bác sĩ chuyên khoa phân loại mức độ bệnh khác nhau và đưa ra phương pháp để chẩn đoán, điều trị phù hợp. Hiện nay các chấn thương sọ não dễ gặp nhất bao gồm: Chấn động não, tụ máu, xuất huyết và đụng dập não,...
Khi tổn thương ở não càng nặng thì cũng có nghĩa là chấn thương sọ não càng nặng, dẫn tới biến chứng của bệnh sẽ càng nguy hiểm hơn. Người bệnh thậm chí có thể tử vong nếu như không được can thiệp y tế sớm, kịp thời.
Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh chấn thương sọ não cũng khác nhau ở từng bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương. Một vài trường hợp biểu hiện có thể xuất hiện sớm khi bị chấn thương nhưng cũng có vài trường hợp các dấu hiệu phát triển chậm sau khi chấn thương xảy ra một thời gian dài.
Ngoài ra các triệu chứng khác khi bị chấn thương sọ não bao gồm:
Các dấu hiệu nhận biết người bệnh bị chấn thương sọ não nặng và cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt bao gồm: Đau đầu dữ dội, mất ý thức, buồn nôn, một vài trường hợp xảy ra biểu hiện tê liệt, cảm thấy bồn chồn, kích động do hậu quả của chấn thương sọ não.
Cũng cần phải nói thêm rằng việc nhận biết được mức độ nguy hiểm do tình trạng chấn thương sọ não gây ra là hết sức quan trọng. Người bệnh cần được đi khám y tế, cấp cứu nhanh nếu sau khi va chạm vùng đầu có cảm giác khó chịu, đau đớn và làm thay đổi hành vi.
Ngoài ra có nhiều trường hợp các triệu chứng không xuất hiện ngay sau khi xảy ra tác động với vùng đầu, tuy nhiên lại hết sức nguy hiểm. Vì thế việc kiểm tra sau khi va chạm là cực kỳ cần thiết.
Theo chuyên giam những người có nguy cơ bị chấn thương sọ não cao nhất hiện nay bao gồm:
Tình trạng chấn thương sọ não thường là trường hợp cần cấp cứu với hậu quả có thể xấu đi nhanh nếu như không được can thiệp kịp thời. Bác sĩ thường đánh giá nhanh biểu hiện của bệnh thông qua những cách sau đây.
Thang điểm hôn mê Glasgow:
Glasgow Coma Scale/GCS hay còn gọi là thang điểm hôn mê Glasgow, được dùng để mô tả mức độ ý thức ở những người có tổn thương ở não. Điểm hôn mê sẽ được xác định bằng tổng số điểm của 3 tiêu chí. Điểm cao nhất sẽ là 15 và thấp nhất là 3 điểm. Cách tính như sau: GCS score = Điểm mở mắt + Điểm đáp ứng lời nói tốt nhất + Điểm đáp ứng vận động tốt nhất.
Các thông tin về triệu chứng
Thông tin này sẽ được cung cấp từ người chứng kiến việc va đập hoặc tai nạn. Những câu hỏi thường được đặt ra bao gồm:
Bên cạnh đó các thông tin về lực của nguyên nhân gây chấn thương cũng rất cần thiết với việc đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân.
Chẩn đoán hình ảnh
Đây là kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán chính xác người bệnh có bị chấn thương sọ não hay không.
Nguyên tắc điều trị chấn thương sọ não là dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Tùy từng tình trạng, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp khác nhau, cụ thể như sau:
Người bệnh ở trường hợp này thường chỉ cần nghỉ ngơi, giảm đau bằng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên không nên chủ quan mà vẫn cần theo dõi một cách chặt chẽ tại nhà. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường hoặc diễn tiến xấu cần tái khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám.
Bác sĩ chuyên khoa cũng tư vấn chi tiết cho người bệnh thời điểm nào là tốt và phù hợp nhất để quay trở lại làm việc, học tập. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định, hạn chế các hoạt động về thể chất, tinh thần, suy nghĩ quá nhiều khiến tình trạng trở nặng.
Bệnh nhân bị chấn thương sọ não từ mức trung bình tới nặng cần được chăm sóc, trong đó tập trung vào việc cung cấp đủ oxy, đảm bảo lượng máu tưới não, duy trì huyết áp, ngăn ngừa các tổn thương liên quan.
Đặc biệt bệnh nhân bị thương nặng cũng đồng thời có thể có thêm những chấn thương khác. Vì thế việc điều trị cần được tiến hành đồng thời. Các phương pháp điều trị bổ sung cần tập trung vào việc giảm thiểu những biểu hiện gây ra do chảy máu, viêm, có thể điều trị bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật.
Đặc biệt phẫu thuật khẩn cấp có thể được chỉ định nhằm giảm các tổn thương cho mô não và giải quyết một số vấn đề liên quan khác bao gồm:
Hầu hết những người bị chấn thương não sẽ được tập luyện phục hồi chức năng. Bệnh nhân có thể phải học lại những kỹ năng cơ bản như nói chuyện, đi bộ để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Phương pháp vật lý trị liệu thường được bắt đầu tại khoa phục hồi chức năng của bệnh viện. Mỗi người sẽ có thời gian tập luyện khác nhau, nội dung bài tập cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tổn thương ở não.