Chỉ số GGT là gì? GGT bao nhiêu thì nguy hiểm?

Trần Hồng Nụ

13-03-2021

goole news
16

Chỉ số GGT là gì chắc hẳn vẫn là thắc mắc của khá nhiều người.  Đây là chỉ số thể hiện mức độ tổn thương gan. GGT càng cao thì càng là vấn đề đáng lo ngại cho người bệnh.

Xét nghiệm sinh hoá GGT là gì?

GGT là một trong 3 loại men gan (enzyme) xuất hiện phổ biến ở gan. Ngoài ra, nó cũng được tìm thấy ở lá lách, tuyến tụy và ruột non.

Mọi tế bào gan đều có chứa enzym GGT. Khi tế bào gan chết đi, nó sẽ được giải phóng vào máu. Như vậy, GGT xuất hiện nhiều trong máu cũng có nghĩa là bạn đang gặp phải những vấn đề bất thường ở gan.

Ngoài ra, chỉ số GGT còn là căn cứ để giúp bác sĩ loại trừ một số nguy cơ nhất định về sức khỏe. Chẳng hạn xét nghiệm GGT kết hợp cùng xét nghiệm ALT, nếu phát hiện cả hai 2 chỉ số này đều tăng thì có thể gan hoặc ống mật của bạn đang bị tổn thương. Trường hợp GGT bình thường mà ALT lại tăng thì thường liên quan đến bệnh về xương.

GGT là một trong 3 loại enzyme xuất hiện phổ biến ở gan
GGT là một trong 3 loại enzyme xuất hiện phổ biến ở gan

Như vậy xét nghiệm GGT chính là xét nghiệm sinh hóa giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe tại gan, ống mật. Căn cứ vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chính xác và quyết định có nên thực hiện các kiểm tra khác nữa hay không,

Những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm GGT gồm:

  • Người nghiện rượu hay thường xuyên phải dùng thuốc điều trị nghi ngờ những tổn thương về gan.
  • Người bị đau ở vùng hạ sườn.
  • Người có những biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như chán ăn, buồn nôn, nổi các nốt mẩn ngứa, mạch máu xuất hiện nhiều dưới da, có hiện tượng vàng da, vàng mắt hay chướng bụng,...

Ý nghĩa kết quả trong xét nghiệm GGT?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số GGT bất thường, bác sĩ sẽ dựa căn cứ vào đó để phân tích và giải thích cho bệnh nhân những nguy cơ có thể mắc phải. Bên cạnh đó những chẩn đoán tình trạng tổn thương gan cũng được đưa ra. Gan càng tổn thương nặng thì chắc chắn chỉ số GGT càng tăng cao.

Bác sĩ cũng dùng chỉ số GGT để loại trừ một số vấn đề về sức khỏe. Thông thường, GGT được đánh giá cùng với ALT và nếu như 2 chỉ số này đều tăng thì người bệnh có thể đang gặp bệnh lý về gan hoặc ống mật. Trường hợp GGT bình thường ALT tăng khả năng cao là xương đang gặp vấn đề.

Các chỉ số GGT như thế nào là bất thường?

Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số GGT là dưới 600 UI/L. Cụ thể:

  • Chỉ số GGT bình thường ở nữ giới là từ 7-32 UI/L.
  • Chỉ số GGT bình thường ở nam giới là từ 11-50UI/L.

Chỉ số GGT cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tại gan
Chỉ số GGT cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tại gan

Chỉ số GGT tăng cao hơn mức bình thường chính là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở gan mà bạn cần lưu ý. Hiện nay, để phân biệt mức độ nặng nhẹ cùng như tính nguy hiểm thì sự tăng chỉ số GGT được phân thành 3 mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Chỉ số GGT chỉ tăng khoảng 1 – 2 lần so với ngưỡng cho phép. Đây là dấu hiệu phản ánh gan đang trong tình trạng tổn thương nhẹ.
  • Mức độ trung bình: Chỉ số GGT tăng từ 2 – 5 lần so với ngưỡng cho phép. Điều này cảnh báo gan đang bị tổn thương ở mức trung bình.
  • Mức độ tổn thương nặng: Chỉ số GGT tăng cao hơn 5 lần so với ngưỡng cho phép. Đây là dấu hiệu báo động gan đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ, nếu chỉ số GGT lên đến 5000UI/L thì người bệnh đã bị viêm gan cấp hoặc ung thư gan. Trường hợp men gan tăng quá ngưỡng cho phép nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan…Nguyên nhân là do lúc này, các tế bào gan chết hàng loạt, cơ thể người bệnh đã tự kích hoạt tăng sinh tế bào mới từ đó làm tăng nguy cơ đột biến tự phát tại gan.

Nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT tăng cao?

Những nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao gồm:

  • Thói quen uống nhiều rượu bia trong thời gian dài.
  • Người lạm dụng các chất kích thích, chẳng hạn như ma tuý.
  • Người bị mắc các loại bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, chết mô gan, có khối u ở gan hay ung thư gan,...
  • Người mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh phổi sốt rét, viêm tuỵ, suy tim, bệnh về đường mật, ứ sắt…
  • Thói quen ăn uống phản khoa học làm ảnh hưởng tới gan như ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo xấu.
  • Người thường xuyên phải làm việc quá sức, thức khuya, stress kéo dài,...
  • Lượng máu lưu thông không đủ tới gan.

Thói quen uống nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu khiến chỉ số GGT cao
Thói quen uống nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu khiến chỉ số GGT cao

Lưu ý quan trọng khi xét nghiệm chỉ số GGT

Có khá nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm GGT trong máu. Do vậy, trước khi thực hiện xét nghiệm, chúng ta cần lưu ý 3 vấn đề quan trọng sau:

  • Không uống thuốc: Trước khi xét nghiệm GGT, các bác sĩ luôn yêu cầu người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc trong vòng 24 giờ. Bởi điều này chắc chắn sẽ khiến nồng độ GGT trong máu tăng cao từ đó làm cho kết quả xét nghiệm không được chính xác. Đặc biệt là các thuốc điều trị bệnh lý về gan, thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị lao.
  • Nhịn ăn: Nếu muốn làm xét nghiệm GGT, chúng ta cần nhịn ăn tối thiểu 4 – 6 giờ trước khi thực hiện. Điều này giúp kết quả thu được chính xác hơn.
  • Không dùng đồ uống chứa gas, cồn và chất kích thích: Những loại đồ uống này hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm chỉ số GGT.
  • Xét nghiệm vào buổi sáng: GGT đào thải qua nước tiểu và thay đổi hoạt độ theo thời gian trong ngày. Theo nghiên cứu, thời điểm hợp lý nhất để xét nghiệm chỉ số GGT là vào buổi sáng để mang lại kết quả chính xác.

Cách kiểm soát chỉ số GGT

Sau khi đã biết xét nghiệm GGT là gì, kết quả như thế nào là bất thường thì chúng ta cũng cần tìm hiểu cách kiểu soát chỉ số này để bảo vệ sức khỏe. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ, khi phát hiện chỉ số GGT tăng cao người bệnh nên: 

  • Thực hiện đầy đủ xét nghiệm men gan, viêm gan để biết rõ tình trạng gan của mình.
  • Tìm nguyên nhân chính xác khiến men gan tăng. Nếu do uống nhiều bia rượu hay việc sử dụng chất kích thích thì tốt nhất nên dừng lại ngay. Trường hợp do viêm tắc đường dẫn mật thì bạn phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.
  • Thực hiện và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước và tăng cường ăn rau xanh, hoa quả. Bên cạnh đó, giảm lượng chất béo, nội tạng động vật và đồ ăn đóng hộp dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nếu đang phải sử dụng thuốc Tây thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có có gây hại cho gan hay không. Chú ý tuyệt đối không tự điều trị men gan cao bằng các loại thuốc Đông y, hay thuốc Nam.

Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để kiểm soát chỉ số GGT ở mức an toàn
Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để kiểm soát chỉ số GGT ở mức an toàn

Xét nghiệm GGT tại Bệnh viện Phương Đông

Bất cứ ai cũng nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là thực hiện xét nghiệm GGT để kiểm soát chức năng gan đồng thời  kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường ở gan. Nếu như đang cân nhắc về một địa chỉ xét nghiệm GGT uy tín, nhanh chóng, bạn hãy xem xét dịch vụ này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là trung tâm xét nghiệm đồng bộ với đầy đủ các lĩnh vực: sinh hóa – miễn dịch, huyết học – truyền máu, miễn dịch, vi sinh – sinh học phân tử và giải phẫu bệnh. Tất cả máy móc đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán bệnh lý ung thư và bệnh lý chuyển hóa.

Tại đây cũng quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm công tác tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Trong đó đặc biệt nhất là Bác sĩ CKII Huyết học Nguyễn Duy Hải - Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Truyền Máu - Bệnh viện 108

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: Chỉ số GGT là gì? Đạt mức bao nhiêu thì nguy hiểm? Hãy nhớ rằng, mỗi người chúng ta đều có thể kiểm soát tốt GGT bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,848

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám