Chỉ số tưới máu PI là gì? Được ứng dụng như thế nào trong y khoa?

Nguyễn Phương Thảo

05-06-2025

goole news
16

Chỉ số tưới máu PI là một thông số quan trọng được tích hợp trong các thiết bị đo SpO₂ nhằm phản ánh mức độ lưu thông máu tại vùng cơ thể đang được theo dõi. Trong lâm sàng, PI không chỉ giúp đánh giá tình trạng tuần hoàn ngoại vi mà còn là công cụ hỗ trợ chẩn đoán sớm các bất thường về hô hấp, sốc tuần hoàn hoặc hiệu quả gây mê. Với sự phát triển của công nghệ theo dõi không xâm lấn, chỉ số PI ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tại phòng cấp cứu, hồi sức và phòng mổ.

Chỉ số tưới máu PI là gì?

Chỉ số tưới máu PI (Perfusion Index) là một thông số được hiển thị trên các thiết bị đo SpO₂ (nồng độ bão hòa oxy trong máu), phản ánh tỷ lệ giữa lưu lượng máu động mạch và lưu lượng máu toàn phần tại vị trí đặt cảm biến. Nói cách khác, PI đo lường mức độ tưới máu tại chỗ, thường là ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc vành tai – nơi đặt thiết bị đo SpO₂. PI càng cao cho thấy lưu lượng máu động mạch tại vị trí đo càng lớn, tưới máu tốt; ngược lại, PI thấp có thể là dấu hiệu của co mạch, lưu thông máu kém hoặc tình trạng sốc.

(a) Định nghĩa về chỉ số tưới máu (b) Phân bố PI ở đối tượng thử nghiệm(a) Định nghĩa về chỉ số tưới máu (b) Phân bố PI ở đối tượng thử nghiệm.

Chỉ số tưới máu PI thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân, điều kiện sinh lý và vị trí theo dõi. Chính vì sự thay đổi này, mỗi bệnh nhân nên thiết lập chỉ số tưới máu “bình thường” theo cá nhân hoá ở một vị trí nhất định và sử dụng chúng với mục đích theo dõi. 

Giá trị PI bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số PI bình thường ở người khỏe mạnh nằm trong khoảng 0,02% đến 20%, trong đó:

  • PI từ 1 – 5%: Tưới máu ở mức chấp nhận được.
  • PI < 0,5%: Có thể báo hiệu tình trạng tưới máu kém, cần được theo dõi thêm.
  • PI > 5%: Lưu lượng máu tốt, tưới máu ổn định.

Chỉ số này không chỉ hữu ích trong theo dõi bệnh nhân tại phòng hồi sức hay phẫu thuật mà còn được ứng dụng trong đánh giá tuần hoàn ngoại vi ở trẻ sơ sinh, theo dõi người bệnh trong các ca gây mê, gây tê hoặc tình huống khẩn cấp như sốc tim, sốc mất máu. 

Tuy nhiên, không có giá trị bình thường cụ thể cho tỷ lệ tưới máu, mỗi người phải tự thiết lập giá trị tham chiếu cho riêng mình và quan sát cách nó thay đổi theo thời gian. Tỷ lệ tưới máu cao hơn có nghĩa là lưu lượng máu tới ngón tay nhiều hơn. Tỷ lệ tưới máu thấp hơn có nghĩa là lưu lượng máu đến ngón tay ít hơn. Giá trị của tỷ lệ tưới máu cũng có thể thay đổi đáng kể vào buổi sáng hoặc sau khi bạn tập thể. 

Ý nghĩa của chỉ số tưới máu PI trong y khoa 

Thông thường, người ta chỉ thực hiện việc đo lường chỉ số tưới máu PI đối với những ca bệnh nặng, bệnh nhân cần phẫu thuật. Trong trường hợp trước khi tiến hành ca phẫu thuật, chỉ số tưới máu có thể liên quan trực tiếp tới thời gian nạp lại mao mạch hoặc cơ thể có sự chênh lệch nhiệt độ từ đầu tới chân. 

Chỉ số PI cao 

Nếu chỉ số tưới máu càng cao thì lưu lượng máu truyền tới ngón tay càng lớn. Điều này chứng tỏ huyết áp của bệnh nhân đang dần tăng lên, mạch máu ngoại vi giãn nở khiến cho việc gây tê tuỷ sống không hiệu quả. Để sẵn sàng bước vào ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải cần đến các giải pháp gây mê khác. 

Chỉ số tưới máu PI là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng tuần hoàn của bệnh nhân,Chỉ số tưới máu PI là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng tuần hoàn của bệnh nhân

Chỉ số PI thấp 

Chỉ số PI thấp thường chỉ xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Các bác sĩ, y tá sẽ dựa vào con số này để đánh giá một số bệnh lý cấp tính mà trẻ có nguy cơ mắc phải. 

Ứng dụng lâm sàng khác của chỉ số tưới máu PI 

Các ứng dụng tiềm năng khác của chỉ số PI trong thực hành lâm sàng, cụ thể như sau: 

Dự đoán cai máy thở thành công

Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc tăng PI hơn 41% trong quá trình thử nghiệm thở tự nhiên có thể dự đoán được việc cai máy thở thành công. Giải thích cho điều này bằng việc tăng CO trong quá trình thở tự nhiên khi áp lực trong lồng ngực giảm và hồi lưu tĩnh mạch tăng. 

Chỉ số đánh giá cơn đau 

Các kích thích gây đau có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và tăng trương lực mạch máu, dẫn đến giảm PI. Do đó, chỉ số PI đã được đề xuất để đánh giá cơn đau ở những ca bệnh nặng không thể tự diễn đạt một cách có hệ thống. Điều này đã được chứng minh là có liên quan tới việc giảm thời gian thở máy. 

Đánh giá độ chính xác của phép đo SpO2 và glucose 

Tưới máu ngoại vi kém có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo SpO2 và Glucose máu mao mạch. Chỉ số PI có khả năng được sử dụng để phát hiện lỗi đo lường của các thông số này. SpO2 được đo bằng phép đo oxy mạch nảy có nhiều khả năng không chính xác ở người bệnh có tưới máu kém. Vì thế, xét nghiệm khí máu động mạch và glucose toàn phần được khuyến nghị nhiều hơn ở những bệnh nhân nặng có PI thấp.

Xác định ECG dương tính giả đối với nhồi máu cơ tim đoạn ST chênh lên ở những bệnh nhân ROSC

Một nghiên cứu cho thấy giá trị chỉ số PI thấp hơn trong vòng 30 phút sau khi ROSC liên quan đáng kể tới ECG dương tính giả cao hơn đối với nhồi máu cơ tim đoạn ST chênh lên. 

Ở những bệnh nhân có chỉ số PI bình thường sau ROSC, đoạn ST chênh lên được ghi lại bằng ECG phản ánh tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành. 

Ở những bệnh nhân có chỉ số PI thấp sau ROSC, đoạn ST chênh lên được ghi lại bằng ECG phản ánh tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim do lưu lượng động mạch vành thấp. Trong tình huống này, chụp động mạch vành không cho thấy hẹp động mạch vành đáng kể. 

Do đó, khuyến khích thực hiện một ECG khác khi PI tăng để xác định những bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ chụp động mạch vành khẩn cấp. 

Chỉ số phân tầng nguy cơ trong các tình trạng lâm sàng khác nhau

Ở bệnh nhân bị thuyên tắc phổi, chỉ số PI có thể giúp bác sĩ tiên lượng về nguy cơ tử vong, nhu cầu hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, và chỉ định các phương pháp điều trị tích cực như thuốc tăng co bóp cơ tim hoặc liệu pháp tiêu sợi huyết.

Ngoài ra, chỉ số PI còn cho thấy giá trị tiên lượng rõ rệt trong các trường hợp cấp cứu như đa chấn thương hoặc xuất huyết tiêu hóa trên. Cụ thể, khi PI < 1 hoặc < 1,17, đó là dấu hiệu cho thấy nguy cơ cao cần truyền máu, từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định can thiệp kịp thời. Việc sử dụng PI như một công cụ hỗ trợ lâm sàng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện tiên lượng cho người bệnh trong nhiều tình huống cấp tính và nguy kịch.

Chỉ số tưới máu PI thấp hoặc không ổn định cần phải làm gì để cải thiện?

  • Nghỉ ngơi đầy đủ để giảm tiêu hao oxy và giúp cải thiện lưu lượng. Bên cạnh đó, cần kết hợp với kỹ thuật thở sâu, chậm để tăng cường oxy hóa và ổn định nhịp hô hấp; 
  • Sử dụng máy thở đúng cách theo hướng dẫn được chỉ định; 
  • Sử dụng liệu pháp oxy nếu chỉ số tưới máu Pi giảm kèm SpO2 thấp. Bổ sung oxy ngay để tránh tình trạng thiếu oxy mô; 
  • Theo dõi và đi khám nếu thấy chỉ số Pi giảm mạnh hoặc không ổn định trong thời gian dài. Đây có thể là dấu hiệu báo nguy cơ tổn thương cơ quan. 

Để được tư vấn chính xác về trường hợp cụ thể của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu quý khách hàng có các thắc mắc nào khác cần giải đáp thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của BVĐK Phương Đông để được hỗ trợ.

Kết luận

Chỉ số tưới máu PI không đơn thuần là một con số hiển thị trên máy đo SpO₂. Đó là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc theo dõi chất lượng tưới máu, đánh giá tình trạng tuần hoàn và góp phần đưa ra quyết định điều trị nhanh chóng, kịp thời. Hiểu đúng về PI và ứng dụng hiệu quả chỉ số này trong thực hành lâm sàng sẽ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, đặc biệt trong những tình huống cấp cứu hoặc can thiệp y khoa phức tạp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

162

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám