Đột quỵ tim - những điều cần biết

Dương Minh Ngọc

14-06-2022

goole news
16

Đột quỵ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu dù ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là người có tiền sử bệnh mạch vành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nguy hiểm này.

Đột quỵ tim là gì?

Đột quỵ tim hay thường gọi là nhồi máu cơ tim cấp, là tình trạng đau tim khi cơ tim bị thiếu máu và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch, gây ra hậu quả là tình trạng suy tim, sốc tim hoặc tử vong,.... Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn.

Nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong rất cao ở bất cứ lứa tuổi nào

Nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong rất cao ở bất cứ lứa tuổi nào

Nhận biết đột quỵ não và đột quỵ tim

Đột quỵ não thường được thường được gọi chung là đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não. Điểm khác nhau lớn nhất giữa đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp là mạch máu nuôi tim và não gặp vấn đề bất thường dẫn đến tổn thương tế bào ở hai cơ quan tim và não. Vì vậy, dấu hiệu nhận diện hai bệnh này cũng khác nhau. 

Dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết đột quỵ tim

Dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết đột quỵ tim

Một số người bị đau tim có triệu chứng cảnh báo trước, một số khác có thể không có dấu hiệu nào. Các triệu chứng của người bị nhồi máu cơ tim phổ biến có thể kể đến là:

  • Ngực bị đau dữ dội, cảm giác như bị thắt vặn ở giữa ngực hoặc vùng thượng vị;
  • Người bị đột quỵ tim bị cơn đau hành hạ lan xuống cánh tay trái hoặc lan ra hàm dưới, cổ, gáy, bụng; 
  • Tinh thần lo lắng, tim đập nhanh và vã mồ hôi;
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn mửa, người mệt mỏi, khó thở, chóng mặt.

Khi cơ thể có vùng tổn thương mà vùng đó chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động nào thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện bệnh tương ứng. Khác đột quỵ tim, ở đột quỵ não bộ phận tổn thương là não, triệu chứng thường gặp như sau:

  • Đau đầu nghiêm trọng, không tỉnh táo, thậm chí không nhớ hoặc hiểu người khác nói;
  • Một phần cơ thể có thể bị tê liệt, người thấy đuối sức, mệt mỏi;
  • Một số bộ phận ở mặt bị lệch như méo mồm dẫn đến khó phát âm hoặc nói ngọng.

Triệu chứng thường gặp của đột quỵ não là đau đầu đột ngột và mạnh, còn đột quỵ tim thường kèm theo đau ngực. Để trợ giúp, cấp cứu người bệnh đúng, an toàn cần nhận diện đúng triệu chứng của đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một động mạch vành nơi cung cấp máu cho tim do xuất hiện mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào tiểu cầu và hồng cầu bám vào tạo thành cục huyết, khiến máu ngừng lưu thông máu hoặc sự lưu thông máu bị hạn chế nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, ở tuổi khoảng 30 những mảng xơ vữa bắt đầu hình thành và phát triển, quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

Người bị đột quỵ tim có thể bị đột tử, suy tim hoặc hoại tử từ cơ tim nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị sớm.

Đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp là hai tình trạng khác nhau

Đột quỵ não và nhồi máu cơ tim cấp là hai tình trạng khác nhau

Đối tượng dễ bị đột quỵ tim

Các đối tượng này thường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp cao hơn:

  • Tuổi tác và giới tính: Càng cao tuổi thì nguy cơ bị bệnh mạch vành và đột quỵ càng cao. Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở nam là 55, nữ là 65, đến tuổi 75 thì tần suất mắc ở cả nam và nữ bằng nhau.
  • Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn: Nếu mỗi ngày bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu nặng, bạn có nguy cơ bị đột quỵ tim cao hơn bình thường. Theo thống kê, có tới 67,5% người nghiện thuốc lá mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Cholesterol cao: Nồng độ Cholesterol tăng cao thì nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành cũng tăng cao do đó cũng rất dễ bị tai biến và nhồi máu cơ tim.
  • Huyết áp cao: Theo ước tính, có khoảng trên 15 triệu người cơ tim bị nhồi máu dẫn đến tử vong do huyết áp cao. Huyết áp cao làm thành mạch máu căng, cứng hơn, khả năng co giãn khi cần thiết để duy trì sự tuần hoàn giảm đi. Từ đó, khả năng lưu thông máu kém làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Biến chứng tim mạch là biến chứng nguy hiểm nhất của tiểu đường. Ở Việt Nam, người bị tiểu đường mắc bệnh nhồi máu cơ tim chiếm hơn 70%.
  • Những người từng bị nhồi máu cơ tim cấp có nhiều khả năng bị tai biến mạch máu não và ngược lại.
  • Những người rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đồng đều làm cho máu dễ tích tụ trong tim và các cục máu đông dễ hình thành nên cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ cũng do chính cục máu đông đó di chuyển ra khỏi tim đến động mạch vận chuyển máu lên não.

người cao tuổi dễ bị nhồi máu cơ tim cấpNhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra ở cả người trẻ và người cao tuổi

Biến chứng sau cơn đột quỵ tim

Cơn đột quỵ tim thường để lại di chứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và người bệnh có được sơ cứu đúng cách và can thiệp kịp thời hay không.

Đột quỵ ở tim để lại hậu quả như:

  • Biến chứng nghiêm trọng nhất là đột tử, trong vòng 3 tuần tính từ thời điểm đột quỵ người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ này.
  • Rối loạn nhịp tim: Thông thường, trong vòng 48 giờ khi phát bệnh, người bệnh dễ bị rối loạn, sau 48 giờ nhịp tim vẫn rối loạn thì sẽ rất nguy hiểm.
  • Suy tim cấp: có một số biểu hiện như mạch yếu, tụt huyết áp, đổ nhiều mồ hôi.
  • Một số di chứng muộn khác: Tai biến, vỡ tim, thiếu máu lên cơ tim (hay thường gọi là nhồi máu thứ phát), đau dây thần kinh, viêm màng tìm, vách tim phình to.

Sơ cứu đúng cách người bị nhồi máu cơ tim cấp

Trong 1 giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực là thời gian có tỷ lệ tử vong cao nhất, đồng thời cũng là thời điểm vàng để cứu cơ tim. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 giờ, cơ tim rất khó phục hồi hoàn toàn dù được điều trị vì đã bị tổn thương. Vì thế, ngay khi phát hiện người bị đột quỵ tim, người bên cạnh cần biết một số nguyên tắc cơ bản để sơ cứu đạt hiệu quả:

  • Liên hệ cấp cứu 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Nếu xe cấp cứu đến chậm, chủ động chở bệnh nhân hoặc gọi xe taxi đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể. 
  • Để máu được lưu thông dễ dàng, đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi và nới lỏng thắt lưng, quần áo.
  • Nếu có thuốc Aspirin thì cho người đột quỵ tim nhai và nuốt một viên trong khi chờ cấp cứu. Không cho bệnh nhân dùng Aspirin nếu dị ứng với thuốc.
  • Hồi sinh phổi - CPR (Ép tim ngoài lồng ngực): Thực hiện càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút trôi qua thì người bị nhồi máu cơ tim cấp mất đi 10% cơ hội được cứu sống.

Ép tim lồng ngựcCần ép tim ngoài lồng ngực người bị nhồi máu cơ tim cấp càng sớm càng tốt

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả

Điều trị bằng phương pháp tái lưu thông mạch vành

  • Chụp động mạch vành: Bác sĩ luồn vào tim, đi đến động mạch vành 1 ống thông nhỏ, dài, mềm thông qua động mạch quay hoặc động mạch đùi. Bác sĩ bơm thuốc cản quang qua ống thông và ghi lại hình ảnh mạch vành. Sau đó, đưa stent vào vị trí mạch vành bị tắc của bệnh nhân rồi bung stent và nong mạch máu rộng ra, nhờ đó dòng máu lưu thông lại bình thường trở lại. 
  • Thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Từ bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ lấy 1 đoạn mạch máu làm cầu nối phía trước và phía sau chỗ tắc. Phẫu thuật này thường được thực hiện khi hẹp mạch vành nặng, kéo dài lan tỏa không thể đặt stent được.
  • Trường hợp bệnh nhân được đưa đến viện sớm hoặc bệnh viện cấp cứu không có phòng thông tim riêng thì bác sĩ dùng thuốc tiêu sợi huyết (streptokinase, rt-PA).Đặt stent động mạch vành cho người nhồi máu cơ tim cấp

Đặt stent động mạch vành cho người nhồi máu cơ tim cấp

Điều trị và chăm sóc lâu dài cho người đột quỵ tim

Sau khi được điều trị cấp cứu thành công, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục được điều trị bằng thuốc và chăm sóc lâu dài để hạn chế biến chứng cũng như bị tái phát về sau.

  • Sử dụng thuốc thường xuyên và tái khám định kỳ
  • Một số loại thuốc điều trị thiết yếu: Thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin 2, chẹn bêta, chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, ticagrelor, prasugrel và statin. 2 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu mà bệnh nhân phải uống tối thiểu trong vòng 1 năm, sau đó, tiếp tục duy trì ít nhất 1 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu trong thời gian dài theo chỉ định. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch vành để ngừa huyết khối trong stent hoặc tái hẹp mạch vành, cần uống thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài.
  • Tích cực điều trị các bệnh đi kèm như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Phòng ngừa và hạn chế biến chứng cho người nhồi máu cơ tim cấp

Với nền y học ngày nay hiện đại, việc phòng tránh và tầm soát đột quỵ nói chung và đột quỵ tim nói riêng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. 

Ăn uống lành mạnh và tinh thần thoải mái giúp đẩy lùi đột quỵ tim

Ăn uống lành mạnh và tinh thần thoải mái giúp đẩy lùi đột quỵ tim

Cụ thể như:

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi các chỉ số, phát hiện kịp thời các yếu tố bất thường trên cơ thể.
  • Điều trị các bệnh liên quan: Đái tháo đường, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, bị van tim
  • Thể dục thể thao đều đặn: Tập với cường độ vừa phải, thường xuyên vừa giúp giảm cân, vừa giảm huyết áp đồng thời phòng ngừa đột quỵ
  • Tránh để bị tăng huyết áp: Theo dõi huyết áp để phòng đột quỵ rất quan trọng bởi tăng huyết áp có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, ăn nhiều trái cây, ăn củ quả, hạn chế ăn mặn, tránh xa thuốc lá, chất kích thích và kiểm soát đồ uống có cồn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, tạo áp lực..

Mong rằng với những thông tin trên bài, bạn đọc sẽ hiểu hơn về đột quỵ tim, từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai Gói khám sức khỏe người cao tuổi (áp dụng cho gói khám sức khỏe Huyết áp - Tim mạch) với giá hợp lý. Gói khám giúp người cao tuổi tầm soát tốt đột quỵ tim và phát hiện sớm các vấn đề về bệnh lý khác thông qua khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm.

Để được giải đáp thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về Gói khám sức khỏe và đặt lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,360

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám