Hiện nay, chít hẹp cổ tử tử cung là một vấn đề nan giải đem lại nhiều lo lắng cho nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải tình trạng này. Lỗ của cổ tử cung hẹp hơn bình thường hay thậm chí còn đóng hoàn toàn, gây cản trở cho tinh trùng khi tìm trứng để thụ tinh và tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị sinh sản. Vậy các triệu chứng là gì, có thể điều trị tình trạng này được hay không? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết này.
Cổ tử cung hẹp là gì?
Vậy cổ tử cung hẹp là sao? Cổ tử cung bị hẹp là một trong những dị dạng gây ra bởi các biến chứng bắt nguồn từ các bệnh lý hoặc bẩm sinh.
Chít hẹp cổ tử cung là một hiện tượng cổ tử cung bị hạn hẹp hơn so với bình thường hoặc luôn luôn trong trạng thái đóng kín (cổ tử cung có vai trò như là một cầu nối giữa âm đạo và tử cung).
Lỗ tử cung bị hẹp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở phái nữ, đồng thời dẫn đến hiện tượng xung huyết chứa đầy mủ và máu.
Hình ảnh cấu tạo cổ tử cung
Cổ tử cung hẹp gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Cổ tử cung bị chít hẹp có thể tác động khá tiêu cực đến khả năng sinh sản một cách trực tiếp và gián tiếp.
Ngăn chặn hoặc giới hạn đường đi của tinh trùng
Nếu phần cổ tử cung bị hạn hẹp quá mức so với cổ tử cung bình thường thì tinh trùng sẽ gặp khó khăn hoặc không thể đi đến ống dẫn trứng được.
Cổ tử cung giảm tiết ra chất nhầy
Đa số các trường hợp bị hẹp cổ tử cung là do các mô sẹo. Các mô sẹo này có thể gây khó khăn cho cổ tử cung sản xuất chất nhầy. Thỉnh thoảng, cuộc phẫu thuật sẽ tạo ra các mô sẹo (do làm phẫu thuật ở cổ tử cung) và càng gây hạn chế hơn nữa cho việc tạo ra chất nhầy ở cổ tử cung. Nếu cổ tử cung không thể tạo ra đủ chất nhầy thì tinh trùng sẽ rất khó di chuyển và không thể sống sót để đến gặp trứng.
Nguy cơ bị viêm tử cung và lạc nội mạc tử cung
Khi tới kỳ kinh nguyệt, việc chảy máu có thể bị ngăn chặn hoàn toàn (đối với trường hợp bị nặng) hoặc bị giữ lại và không thể chảy ra ngoài được sẽ làm cho máu bị ứ đọng lại trong tử cung, gây ra các cơn đau và viêm. Nếu để lâu ngày sẽ hình thành khối máu tụ.
Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra, cổ tử cung sẽ xuất hiện mủ hay được gọi là ứ máu buồng tử cung (Hematometra). Ngay khi cổ tử cung hơi mở thì máu có thể chảy ra ngoài, tuy nhiên, máu kinh nguyệt có thể lại chảy ngược lên đi vào ống dẫn trứng, làm tổn thương nội mạc tử cung và dẫn đến bệnh lạc nội mạc tử cung.
Tăng nguy cơ bị sinh non và sảy thai
Sau khi điều trị bệnh hẹp cổ tử cung, cổ tử cung sẽ bị suy yếu hoặc mô tử cung bị tổn thương. Trong tương lai, nếu bạn mang thai thì điều này sẽ khiến cổ tử cung không đủ khỏe hoặc đóng không kín để giữ thai nhi được an toàn. Từ đó, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai ở giai đoạn 6 tháng cuối.
Người mẹ dễ bị sảy thai sau khi điều trị chít hẹp cổ tử cung
Gây ra biến chứng trong lúc điều trị sinh sản
Cả 2 phương pháp điều trị IVF và IUI đều phải đặt ống thông vào bên trong cổ tử cung. Với IVF, ống thông mang phôi thai đã được thụ tinh. Còn đối với IUI, ống thông vận chuyển tinh trùng đã được lọc rửa. Trong quá trình điều trị, nếu lỗ tổ cung bị hẹp quá mức hoặc chặn ống thông đi qua thì sẽ gặp nhiều khó khăn, bác sĩ phải buộc có các biện pháp khác để đưa ống thông vào.
Cổ tử cung có triệu chứng gì không?
Phụ thuộc vào từng độ tuổi và việc có đang cố gắng để thụ thai hay không mà cổ tử cung bị chít hẹp sẽ có những biểu hiện khác nhau hoặc thỉnh thoảng còn không có bất kỳ biểu hiện nào.
Nếu chị em phụ nữ chưa tới giai đoạn mãn kinh thì một trong những dấu hiệu hẹp cổ tử cung phổ biến nhất là kinh nguyệt diễn ra không đều và cảm thấy đau đớn mỗi khi tới kỳ. Hẹp cổ tử cung cũng có thể khiến chị em bị vô sinh vì tinh trùng không thể đi vào để thực hiện thụ tinh với trứng.
Đối với những người phụ nữ đã mãn kinh thì tình trạng hẹp cổ tử cung thông thường không có biểu hiện nào. Tuy nhiên, các biến chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy bị đau bụng.
Những nguyên nhân dẫn đến hẹp cổ tử cung
Nguyên do phổ biến nhất dẫn đến hẹp cổ tử cung là làm phẫu thuật liên quan đến cổ tử cung. Các nhóm nguyên nhân khác cũng có thể kiến cổ tự cung bị hẹp bao gồm:
- Đang ở giai đoạn mãn kinh.
- Bẩm sinh (lúc sinh ra thì cổ tử cung đã bị hẹp hoặc kín).
- Thực hiện xạ trị tại vùng cổ tử cung.
- Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc của tử cung.
- Bị nhiễm trùng cổ tử cung hoặc tử cung.
- Bị lạc nội tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
- Bị loạn sản cổ tử cung, tức là tế bào tiền ung thư.
- Mắc phải hội chứng Asherman.
Các cách điều trị hẹp cổ tử cung
Hiện tượng cổ tử cung bị chít hẹp có thể được điều trị thông qua các phương pháp dưới đây:
- Đặt Stent: đối với một vài trường hợp, bác sĩ sẽ đặt Stent để giữ cổ tử cung mở rộng ra và hạn chế sự hình thành của các mô sẹo, sau đó để khép trở lại. Thông thường, Stent sẽ được rút ra sau vài tuần sau khi đặt.
- Tảo nong: ngoài ra, cổng tử cung sẽ được nong bằng cách dùng tảo nong. Tảo nong là một mảnh tảo được làm từ các vật liệu thiên nhiên, có vai trò là để đặt vào cổ tử cung. Bác sĩ sẽ đặt mảnh tảo vào trong và giữ nguyên vị trí đó trong khoảng vài giờ để hấp thụ dịch của cổ tử cung và giúp giãn nở, từ đó cổ tử cung có thể mở rộng ra hoặc sử dụng thuốc để làm mềm và dễ dãn nở hơn.
- Kỹ thuật Hysteroscopic: nếu thực hiện làm giãn bằng các chất không thành công hoặc không phù hợp thì bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật Hysteroscopic. Đây là một phương án kỹ thuật phẫu thuật được thực hiện bằng cách nội soi tử cung hoặc sử dụng tia laser để xóa các mô sẹo.
- Đặt vòng tránh thai: đối với những bệnh nhân không có nhu cầu sinh con thì bác sĩ sẽ khuyến khích đặt vòng tránh thai sau khi đã điều trị. Vòng tránh thai có vai trò giúp hạn chế sự hình thành mô sẹo. Nếu bệnh nhân có ý định mang thai lại thì có thể đến bệnh viện để tháo vòng tránh thai và mang thai trở lại bình thường.
Nong cổ tử cung là một trong những phương án điều trị khá phổ biến
Những biến chứng nguy hiểm do chít hẹp cổ tử cung gây ra
Hiện tượng hẹp cổ tử cung nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời hoặc quá chủ quan với các dấu hiệu bất thường đã nêu ở trên mà không đi thăm khám và chữa trị đúng lúc thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của bản thân. Đồng thời còn để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Hẹp cổ tử cung sẽ dẫn đến việc bị viêm buồng trứng, viêm tử cung, hội chứng nội mạc tử cung,...
- Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
- Khiến máu kinh nguyệt bị ứ lại, không thể đẩy ra ngoài được, gây ra hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn, không đều, đau bụng một cách dữ dội mỗi khi đến kỳ hành kinh.
- Gây hạn chế khả năng di chuyển của tinh trùng và tinh trùng không thể gặp trứng, dẫn đến tình trạng vô sinh hay hiếm muộn ở phái nữ.
Bị hẹp cổ tử cung có thể mang thai được không?
Cổ tử cung bị hẹp có thể gây khó khăn khá nhiều cho việc thụ thai nhưng nó không phải là nguyên do duy nhất gây vô sinh ở phái nữ. Chị em phụ nữ vẫn có khả năng mang thai tự nhiên sau khi điều trị chít hẹp cổ tử cung. Vì vậy, sau khi được chữa trị thì vẫn có thể tự thụ thai trong tương lai.
Sau khi chữa trị, người mẹ vẫn có thể mang thai tự nhiên bình thường
Cổ tử cung hẹp có sinh thường được không?
Thông thường, mỗi khi chuẩn bị sinh em bé, cổ tử cung sẽ giãn ra để thai nhi có thể dễ dàng lọt qua để đi ra bên ngoài. Tuy nhiên, đối với các bà mẹ bầu bị hẹp cổ tử cung thì việc sinh nở tự nhiên (sinh thường) gặp khó khăn. Chính vì vậy, với những người mẹ bị hẹp cổ tử cung thì bác sĩ thường chỉnh định sinh mổ lấy bé ra ngoài.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng cổ tử cung bị chít hẹp cho các chị em phụ nữ. Nếu nhận thấy bản thân đang có các dấu hiệu trên, hãy nên đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất. Nếu chủ quan, lơ là, bệnh có thể để lại các biến chứng xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, gây khó khăn hơn cho việc điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện chữa trị an toàn nhất tại Hà Nội, được trang bị các máy móc và thiết bị tân tiến nhất, môi trường sạch sẽ và tiện nghi, đồng thời sở hữu đội ngũ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực sản phụ khoa. Nếu có câu hỏi cần được giải đáp thì hãy liên hệ tổng đài 1900 1806.