Cuốn mũi: Chức năng và nhóm bệnh lý thường gặp

Phương Loan

17-05-2025

goole news
16

Cuốn mũi là một phần thiết yếu của khoang mũi, nếu bộ phận này mắc bệnh có thể làm khởi phát các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở,... Bệnh về lâu dài không được điều trị có thể gây đau đầu, viêm xoang, nguy hiểm nhất phải kể đến ngưng thở khi ngủ.

Cuốn mũi là gì?

Cuốn mũi (Conchae mũi) gồm các tấm xương dài, nhô vào trong hốc mũi tạo nên thành ngoài mũi xoang. Mỗi khoang mũi thường có 3 cuốn mũi, gồm cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dưới.

Trong đó:

  • Cuốn giữa và trên là một phần của xương sàn.
  • Cuốn giữa là phần xương mặt riêng biệt, nối với xương hàm trên và xương vòm miệng cùng bên tương ứng.

Toàn bộ cuốn mũi nằm gọn bên trong khoang mũi, bao phủ bởi lớp biểu mô đường hô hấp chứa các tuyến bài tiết dịch nhầy. Phía bên dưới niêm mạc là hệ thống mạch máu đa dạng, có khả năng dãn rộng hoặc cương cứng khi cần thiết.

Cấu trúc cuốn mũi bao gồm cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dưới

Cấu trúc cuốn mũi bao gồm cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dưới

Chức năng của cuốn mũi

Cuốn mũi là một bộ phận quan trọng, đảm nhiệm 3 chức năng chính:

  • Làm ấm, ẩm không khí đến một mức độ thích hợp trước khi vận chuyển xuống phổi.
  • Lọc bụi cùng lông mũi, cản trở các hạt bụi, tạp chất tồn tại bên ngoài không khí, ngừa các tổn hại liên quan sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Giám sát miễn dịch bằng cách xác định khả năng gây bệnh của các dị vật, huy động các hiệu ứng miễn dịch bẩm sinh/thích ứng chống lại bụi bẩn, phấn hoa,...
  • Thực hiện chu kỳ conchae mũi thay phiên nhau co, sưng nhằm điều chỉnh luồng khí trong khoang mũi, hỗ trợ thực hiện chức năng làm ấm và làm ẩm.

Conchae mũi có chức năng làm ẩm, lọc bụi và giám sát miễn dịch

Conchae mũi có chức năng làm ẩm, lọc bụi và giám sát miễn dịch

Các bệnh lý thường gặp

Cuốn mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với các dị vật, dễ hình thành nên các triệu chứng rối loạn gây bệnh lý. Dưới đây là danh sách các nhóm bệnh hô hấp thường gặp mà bạn có thể tham khảo, chủ động nhận biết.

Cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, cơ thể thường xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi khó chịu. Tình trạng này xảy ra do cuốn mũi bị sưng, không co/dãn theo chu kỳ bình thường khiến không khí đi vào khoang mũi.

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý liên quan đến conchae mũi thường gặp

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý liên quan đến conchae mũi thường gặp

Dị ứng

Cuốn mũi khi đối mặt với các tác nhân gây dị ứng như bụi, lông thú cưng, phấn hoa,... sẽ kích hoạt hệ miễn dịch, dẫn đến hắt hơi và chảy nước mũi. Khi này dịch nhầy sẽ gia tăng tiết nhiều hơn, nhằm đẩy tối đa các dị vật ra ngoài.

Bóng khí conchae mũi

Bóng khí cuốn mũi hay Concha Bullosa thường gặp phổ biến ở cuốn giữa, sự phình đại dẫn đến hẹp khe giữa, là tác nhân hình thành viêm xoang. Nếu không được can thiệp hỗ trợ thoát nước, khoang sẽ gặp vấn đề liên quan đến nhiễm trùng.

Teo cuốn mũi

Bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân lạm dụng thuốc co mạch mũi trong thời gian dài, ảnh hưởng đến chu kỳ thông thường cuốn mũi. Hành động này tác động nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, tiết dịch nhầy của các tế bào. Người bệnh khi này đối diện với tình trạng nghẹt mũi dù theo quan sát, khoang mũi rất thông thoáng.

Teo conchae mũi do lạm dụng thuốc co mạch mũi trong thời gian dài

Teo conchae mũi do lạm dụng thuốc co mạch mũi trong thời gian dài

Phì đại cuốn mũi

Phì đại cuốn mũi thường bị nhầm lẫn thành viêm mũi dị ứng, khiến người bệnh bị nghẹt mũi, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính, thiếu oxy hoặc rối loạn giấc ngủ.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh lý ở cuốn mũi tương tự các bệnh lý tai mũi họng khác nói chung. Trước tiên bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng về triệu chứng, tiền lý bệnh án,... Tiếp đến chỉ định nội soi mũi, xác định và đánh giá các tổn thương tồn tại.

Phương pháp điều trị bệnh lý cuốn mũi

Hướng điều trị bệnh lý ở cuốn mũi cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tránh tình trạng viêm hoặc nghẹt mũi kéo dài.

Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Xịt mũi, rửa mũi với nước muối sinh lý.
  • Thuốc xịt mũi kháng histamin.
  • Thuốc xịt mũi steroid.
  • Liệu pháp miễn dịch dị ứng.

Điều trị bằng thuốc đối với một số bệnh lý về conchae mũi

Điều trị bằng thuốc đối với một số bệnh lý về conchae mũi

Với trường hợp quá phát cuốn mũi, bóng khí cuốn mũi, bệnh nhân không đáp ứng với thuốc sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp được thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy nội soi chuyên dụng, tối ưu hiệu quả chỉnh hình, cung cấp luồng khí từ mũi đi vào phổi.

Bệnh nhân phẫu thuật thường được lưu viện 2 - 3 ngày, mũi hoàn toàn thông thoáng hoàn toàn sau 3  - 4 tuần. Bệnh nhân và gia đình cần đảm bảo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa

Các bệnh lý ở cuốn mũi có thể xảy ra bất kỳ khi nào, ở mọi đối tượng nên cần chủ động phòng ngừa. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chủ động phòng ngừa nhiễm cảm lạnh bằng cách không để quạt, điều hòa thổi trực tiếp vào mặt hoặc đầu.
  • Hàng năm tiêm nhắc lại vaccine ngừa cúm mùa.
  • Khi ra ngoài, đến những nơi đông người nên đeo khẩu trang.
  • Hạn chế tắm nước lạnh, ưu tiên ngủ ở nơi kín gió.
  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tác nhân dị ứng.
  • Định kỳ 6 - 12 tháng khám sức khỏe tổng quát.

Các biện pháp chăm sóc vùng mũi hiệu quả tại nhà

Các biện pháp chăm sóc vùng mũi hiệu quả tại nhà

Kết luận

Cuốn mũi là bộ phận thiết yếu cấu tạo nên mũi, đảm nhiệm chức năng ngăn ngừa virus, vi khuẩn, tác nhân gây dị ứng xâm nhập gây bệnh. Mỗi cá nhân cần chủ động phòng ngừa, thăm khám y tế khi có biểu hiện bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám