Da mặt khô: Nguyên nhân và cách phục hồi làn da căng mọng

Bạch Dương

23-01-2021

goole news
16

Da mặt khô là vấn đề mà hầu hết ai cũng gặp phải khi vào mùa đông, thời tiết hanh khô. Da khô bắt đầu chỉ là những triệu chứng nhẹ làm mất thẩm mỹ nhưng để lâu sẽ nhanh chóng bị nhăn nám, lão hóa sớm khiến bạn trông già nua và thiếu sức sống, thậm chí là có nguy cơ trở thành viêm da mạn tính với nhiều biến chứng. Cải thiện ngay làn da của bạn từ bây giờ bằng cách tìm ra nguyên nhân và cách phục hồi làn da căng mọng.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng da mặt khô

Chất nhờn tự nhiên trên bề mặt da mỗi người là do tuyến mồ hôi và tuyến nhờn sản xuất; và các axit béo dưới da do các tế bào da sản xuất. Nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho da ở mức 10- 30% giúp da mềm mịn, linh hoạt.

Lượng nước dưới da đến từ độ ẩm của môi trường. Các lớp phía dưới da và từ mồ hôi. Lượng nước này liên tục mất đi do bốc hơi trên bề mặt của da. 

Bình thường sự bay hơi sẽ diễn ra chậm và nước được thay thế đầy đủ nhờ lớp sừng ngăn cản sự mất nước. Lớp sừng được tái tạo thường xuyên (khoảng 3 tuần 1 lần) và được dưỡng ẩm tốt sẽ giữ độ pH lý tưởng cho làn da của bạn, bảo vệ da khỏi các vi khuẩn gây hại và các tác nhân đến từ môi trường.

Da mặt khô là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải trong mùa đông, khiến làn da trở nên xỉn màu, bong tróc.Da mặt khô là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải trong mùa đông. Khiến làn da trở nên xỉn màu, bong tróc.

Thế nhưng do tuyến bã nhờn hoạt động kém. Các loại dầu tự nhiên trên da giảm sút, nước tích hợp trong lớp bề mặt và các lớp biểu bì thiếu làm cho da mặt khô ngứa. Tình trạng này xuất hiện ở cả nam và nữ. Không chỉ ở vùng da mặt mà còn có ở các vùng da khác như cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân,... Với các biểu hiện như: sờ vào thấy thô ráp, sần sùi; không được mịn màng, bong tróc, gồ ghề, nứt nẻ; có các mảng đỏ, thậm chí là căng rát khó chịu. 

Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho da mặt bị khô 

  • Thời tiết quá lạnh
  • Không khí hanh khô, độ ẩm xuống mức thấp
  • Tiếp xúc với hóa chất mạnh có trong xà phòng hoặc các sản phẩm khác
  • Dùng sữa rửa mặt không hợp với da, khiến cho da bị tẩy rửa quá mức
  • Mỹ phẩm kém chất lượng, lạm dụng tẩy da chết cũng khiến da bị khô
  • Độ pH của da mất cân bằng
  • Mắc các chứng bệnh về da như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, bệnh vẩy nến
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Suy giáp
  • Hút thuốc lá
  • Da tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với nắng mặt trời
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Cơ thể bị thiếu vitamin
  • Rửa mặt bằng nước nóng gây mất độ ẩm cần thiết trên da
  • Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên.

Các phương pháp giúp khắc phục da mặt bị khô, trả lại làn da căng mọng

Có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng da mặt khô. Thế nhưng tốt nhất là bạn nên dựa vào nguyên nhân khiến da khô để áp dụng biện pháp cho phù hợp. Như vậy mới ngăn chặn được tình trạng khô da có thể xảy ra sau này. Đồng thời cũng cần nhớ mỗi loại da sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Nhìn chung, chúng ta có thể thực hiện các cách trị da mặt khô dưới đây để lấy lại làn da căng mọng và mềm mịn.

Dưỡng ẩm hàng ngày

Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện chức năng bảo vệ da. Tạo lớp hàng rào tự nhiên để chống lại các tác nhân khiến da khô; thúc đẩy quá trình giữ nước cho da. Đặc biệt dưỡng ẩm cho da vào ban đêm còn mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da của bạn. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm lên mặt trước khi đi ngủ và rửa lại bằng chất tẩy rửa có tính chất nhẹ nhàng vào buổi sáng hôm sau.

Dùng kem dưỡng ẩm ban đêm, sau khi tắm hoặc rửa mặt sẽ giúp làn da mềm mịn ngay cả khi mùa đông đếnDùng kem dưỡng ẩm ban đêm, sau khi tắm hoặc rửa mặt sẽ giúp làn da mềm mịn ngay cả khi mùa đông đến

Ngoài các loại sản phẩm dưỡng da có sẵn trên thị trường. Bạn cũng có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để dưỡng ẩm như gel lô hội nguyên chất, dầu dừa, bơ hạt mỡ, mật ong, sữa tươi,...

Cùng với đó là thực hiện tốt 3 cách trị khô da mặt tại nhà sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày. Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Từ đó làm ẩm da từ bên trong; da sẽ mềm mịn, ngăn ngừa tình trạng khô ráp. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nhiều vitamin A, C, E, magie, axit béo thiết yếu (có nhiều trong vừng, lạc, hạt điều, cà chua, trứng, cần tây, cà rốt, ngó sen, mật ong, cá biển, sò, nghêu, thịt bò,...). Vừa chống khô da, giữ cho da luôn căng mướt tự nhiên mà còn rất tốt cho sức khỏe.
  • Xịt khoáng mỗi ngày để dưỡng ẩm làn da. Dùng xịt khoáng sau khi trang điểm, sau khi đi nắng hoặc sau khi tẩy trang để cung cấp nước và hạn chế khô ráp, thư giãn da mặt.

Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng

Da mặt khô nên dùng gì? da bị khô là lúc da nhạy cảm nên bạn cần chọn lựa sữa rửa mặt thật cẩn thận. Dùng loại phù hợp với làn da. Nhất là khi mùa đông thì việc này cần phải chú ý hơn. Có một số loại sữa rửa mặt có chứa hương liệu và hóa chất có thể gây kích ứng, làm da bị dị ứng, mẩn ngứa, khô tróc. 

Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không mùi, không chứa cồn, màu nhân tạo... Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không mùi, không chứa cồn, màu nhân tạo...

Những người có làn da khô thì hãy chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không mùi, tránh những loại chứa cồn, màu nhân tạo...  Cụ thể khi mua sữa rửa mặt nếu có các thành phần sau thì cần phải tránh:

  • Natri lauryl sulfat (SLS)
  • Có nguồn gốc từ dầu khoáng như dầu mỏ và parafin
  • Parabens
  • Diethanolamine (DEA)
  • Monoetanolamin (MEA)
  • Triethanolamine (TEA)

Tẩy tế bào chết để loại bỏ da khô dư thừa

Lớp sừng ở biểu bì được sản xuất và thay thế theo chu kỳ sừng hóa của da (trong khoảng 3 tuần da sẽ được thay lớp biểu bì mới). Lớp da bị thay thế này gọi là tế bào da chết. Nó chính là những da khô màu trắng, nếu các tế bào da chết này vẫn còn lại sẽ khiến cho da mặt bị khô sần và ngứa; gây bít tắc lỗ chân lông, làm mất thẩm mỹ.

Tẩy da chết 1 tuần/lần và bôi kem dưỡng ẩm để tránh khô daTẩy da chết 1 tuần/lần và bôi kem dưỡng ẩm để tránh khô da

Do đó cách trị da mặt khô sần mà bạn không thể bỏ qua đó là tẩy da chết thường xuyên để loại bỏ những tế bào da cũ này. Giúp giảm các mảng khô da mặt, cải thiện kết cấu tổng thể của da.

Tuy nhiên bạn cũng không được lạm dụng tẩy da chết. Việc thực hiện hàng ngày sẽ gây kích ứng và làm cho da trở nên thô ráp hơn. Tẩy da chết tốt nhất là 1 tuần 1 lần và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tẩy để khóa ẩm. Giúp da căng mọng, ẩm mượt.

Tập thói quen tắm có lợi cho làn da

Da khô nên làm gì? Tắm hoặc rửa mặt bằng nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của làn da dẫn tới da mặt bị khô tróc vảy. Do đó bạn hãy tắm với nước ấm vừa, đủ để bạn không bị lạnh. Có thể thêm chút muối vào nước tắm để làm dịu tình trạng da căng nẻ.

Để tránh bị khô da thì không nên tắm, rửa mặt nước quá nóngĐể tránh bị khô da thì không nên tắm, rửa mặt nước quá nóng

Cùng với đó là bạn cũng cần chú ý không tắm quá lâu. Việc tiếp xúc lâu với nước ấm, nóng cũng khiến lớp bã nhờn trên da bị loại bỏ khiến da khô trầm trọng hơn.

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế tắm bằng vòi hoa sen và chỉ tắm trong 5- 10 phút hoặc ít hơn để phòng và chữa da khô.

Cách trị khô da mặt sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất khi tắm, rửa mặt xong bôi thêm lớp kem dưỡng ẩm lên để khóa ẩm.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy điều hòa không khí hay thiết bị sưởi trong nhà cũng là một trong những tác nhân làm cho da mặt bị khô do nó đã loại bỏ độ ẩm trong không khí và da của bạn. Do đó, cách chữa khô da mặt đơn giản nhất là kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà, từ đó sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước ở da.

Dùng máy tạo độ ẩm nếu sử dụng điều hòa không khí hoặc thiết bị sưởi Dùng máy tạo độ ẩm nếu sử dụng điều hòa không khí hoặc thiết bị sưởi

Lưu ý, độ ẩm không khí lý tưởng trong nhà nên dao động từ 30% đến 50%. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới sức khỏe nên nếu dùng máy tạo độ ẩm bạn cần chú ý đo độ ẩm không khí trong nhà để điều chỉnh cho phù hợp.

Sử dụng một số loại thuốc theo lời khuyên của bác sĩ

Da mặt khô nên làm gì? Nếu tình trạng da mặt bị khô quá nặng, gây bong tróc và khiến bạn ngứa ngáy, thực hiện các cách làm da mặt hết khô kể trên nhưng không có hiệu quả thì bạn cần đến bác sĩ da liễu để thăm khám và điều trị.

Các bác sĩ da liễu sẽ kê toa thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da cho bạn. Tuyệt đối không bôi các loại thuốc có chứa steroid như trangala, cortebios, chlorocid H, flucinar, fobancort, gentrisone, diprosone... vì nó là thuốc trị bệnh lý ở da chứ không có tác dụng trị khô da. Nếu dùng những loại thuốc kể trên sẽ dễ gây ra hậu quả xấu như nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi, teo da.

Dù sử dụng loại thuốc nào đi nữa thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, nếu được chỉ định thì mới dùng.

Làm thế nào để phòng tránh da bị khô trong mùa đông?

Phòng bệnh luôn luôn tốt và đơn giản hơn chữa bệnh. Do đó để ngăn ngừa bệnh khô da trong mùa đông thì bạn hãy ghi nhớ và áp dụng những biện pháp chăm sóc da dưới đây nhé:

Chăm sóc da đúng cách để tránh bị khô khi vào mùa đôngChăm sóc da đúng cách để tránh bị khô khi vào mùa đông

  • Rửa mặt hàng ngày với sữa rửa mặt có tính chất dịu nhẹ
  • Đừng quên thoa kem chống nắng mỗi ngày dù trời không nắng để ngăn ngừa da mặt bị khô
  • Sau khi tắm, rửa mặt cần thoa kem dưỡng ẩm ngay
  • Không dùng nước nóng để rửa mặt và tắm, nếu thời tiết quá lạnh thì hãy sử dụng nước ấm
  • Uống 2- 3 lít nước mỗi ngày để giữ nước cho cơ thể
  • Hạn chế lượng caffeine bằng cách tránh uống cafe, trà,...
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp, nên che chắn cẩn thận khi ra ngoài
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, văn phòng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề da mặt khô như nguyên nhân và cách phục hồi làn da căng mọng. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn trong việc chăm sóc da. Nếu cần khám da liễu, hãy liên hệ ngay tới số Hotline 1900 1806 để đặt lịch nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,923

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám