Phân loại viêm da cơ địa và phương pháp điều trị
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí...
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý không hiếm gặp và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp không có biện pháp can thiệp điều trị, bệnh sẽ gây ra biến chứng nhiễm trùng, tăng hình thành sắc tố da gây nám, sạm mất thẩm mỹ.
Bệnh viêm da tiếp xúc được chia làm 2 loại như sau:
Là tình trạng phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với các dị nguyên. Với những người không có cơ địa dị ứng, các dị nguyên này gần như vô hại. Hầu hết các tác nhân từ môi trường đều có thể là yếu tố gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng. Trong đó, thường gặp nhất là niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc hay chất khử mùi,...
Là tình trạng xảy ra khi da bị tổn thương bởi cọ xát, hay tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố trong môi trường. Chẳng hạn như nước lạnh, hoá chất (axitt, kiềm) hoặc các chất tẩy rửa. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đã bị viêm da tiếp xúc kích ứng tại lòng bàn tay do phải đụng chạm với hóa chất nhiều như thợ làm tóc, làm nail. Với đối tượng trẻ nhỏ, bệnh lý này thường khởi phát do việc mặc tã lót.
Viêm da tiếp xúc là phản ứng xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích ứng
Ngoài ra, còn có một dạng viêm da tiếp xúc ít phổ biến hơn có tên gọi là viêm da tiếp xúc ánh sáng. Đây là tình trạng phát ban hình thành khi người bệnh đã sử dụng một số sản phẩm. Chẳng hạn như kem chống nắng trên da và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây. Như vậy, khi có tác động của ánh sáng/ánh nắng mặt trời da mới bị kích ứng hoặc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu da tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng.
Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để có thể chống lại các dị nguyên gây dị ứng/kích ứng.
Mỗi loại viêm da tiếp xúc sẽ có các nguyên nhân khởi phát khác nhau. Cụ thể:
Viêm da dị ứng tiếp xúc xảy ra khi da đụng chạm với chất gây dị ứng. Điều này khiến cơ thể tiết ra hàng loạt các hóa chất gây viêm dẫn đến kích ứng, ngứa rát trên da. Các nguyên nhân khởi phát loại viêm da này gồm:
Chất tạo mùi có trong xà phòng, dầu gội, dầu xả kem dưỡng da có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc kích ứng là loại viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Thường xảy ra khi da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Các chất kích ứng khi bám lên da sẽ lấy đi lớp dầu trên bề mặt da và gây ra phản ứng dị ứng. Bởi vậy, nếu vật kích ứng ở lại trên da càng lâu thì phản ứng dị ứng sẽ càng nghiêm trọng.
Các tác nhân có thể khởi phát tình trạng viêm da này thường bao gồm:
Các triệu chứng của bệnh dễ nhận biết bao gồm:
Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Kể cả da mặt, mí mắt, tay hay chân,… Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, vùng da rộng sẽ bị ảnh hưởng kèm theo hiện tượng sưng tấy.
Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc đều không gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng ít khi tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh cũng có thể gây ra 2 hệ lụy như sau:
Các nhà khoa học đã phát hiện ra tới 3.700 nguyên nhân có thể khởi phát tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh lý này. Bác sĩ cần chẩn đoán chính căn nguyên gây bệnh bằng những biện pháp sau:
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc không thể bỏ qua khâu thăm hỏi và khám lâm sàng
Việc kết hợp điều trị bằng thuốc và các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp tình trạng viêm da tiếp xúc được khắc phục triệt để, ngăn chặn hình thành biến chứng nhiễm trùng hoặc tăng sắc tố da.
Nếu như các triệu chứng viêm da tiếp xúc không quá nghiêm trọng. Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tự chăm sóc, điều trị tại nhà bằng một số phương pháp sau:
Việc đắp một miếng vải ẩm, mát lên vùng da bị ảnh hưởng có thể khắc phục tình trạng viêm và ngứa. Ngoài ra, nếu bạn ngâm miếng vải trong muối hoặc dung dịch nhôm axetat trước khi chườm lên da còn có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
Nếu da có tiếp xúc với chất gây kích ứng, bạn hãy rửa sạch da ngay lập tức. Còn trong trường hợp chưa nắm rõ nguyên nhân phát ban da. Việc tắm dưới vòi hoa sen cũng sẽ giúp giảm triệu chứng này.
Người bệnh nên dùng loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng. Không có mùi thơm và cũng không gây kích ứng để có thể làm dịu da và ngăn ngừa tình trạng viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Nhờ đó mà da khỏe hơn, ít bị ảnh hưởng bởi các chất kích ứng như nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian giúp giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc như sau:
Dầu dừa là loại dầu có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng hạn chế sự phát của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đồng thời hỗ trợ dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đôi khi dầu dừa có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
Dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng viêm da tiếp xúc nhanh, an toàn, hiệu quả
Thoa vitamin E tại vùng da bị tổn thương giúp giảm ngứa và chống viêm hiệu quả.
Chú ý: Người bệnh tuyệt đối không được gãi ngứa, mặc quần áo chật, cọ sát khiến cho vùng da bị tổn thương khó lành hơn.
Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì là thắc mắc của cá nhiều người bệnh. Thuốc tân dược được áp dụng để điều trị bệnh này thường được bác sĩ chỉ định. Khi các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng đồng thời không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Thuốc bao gồm thuốc thoa ngoài da và thuốc kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
Gồm: Aveeno, Lanacane, Gold Bond, Cortizone-10 và Calamine Lotion. Các thuốc này cũng được gọi là các loại kem chống ngứa. Có chứa thành phần tự nhiên như lô hội hoặc hoa calendula. Những nguyên liệu được sử dụng đều có tác dụng chống viêm. Làm dịu cơn ngứa đồng thời kiểm soát các triệu chứng viêm da hiệu quả.
Là thuốc dùng bằng đường uống và không cần kê đơn. Chẳng hạn như Benadryl, Zyrtec. Tác dụng của thuốc là hỗ trợ điều trị các triệu chứng dị ứng đồng thời chữa lành vết thương do viêm da dị ứng tiếp xúc. Những người bị dị ứng nhẹ tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc chữa dị ứng theo toa để có thể phòng ngừa các đợt dị ứng trong tương lai.
Các thuốc mỡ corticosteroid thường được sử dụng phổ biến là Celestone, Medrol hoặc Kenalog. Với bệnh viêm da này, chúng có thể được sử dụng với liều thấp nhằm giảm viêm và điều trị triệu chứng. Trong trường hợp bệnh gây ra các biểu hiện nghiêm trọng; bác sĩ thường sử dụng thuốc mỡ corticosteroid loại mạnh hơn (có theo toa). Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn. Và giảm dần liều dùng trước khi ngừng hẳn để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Là loại thuốc thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng trên da. Như nổi mẩn đỏ, đóng vảy và ngứa da. Tacrolimucó thể được áp dụng kết hợp hoặc thay thế hoàn toàn loại thuốc mỡ corticosteroid.
Thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Với các dấu hiệu điển hình là ngứa da, đỏ da hoặc nổi mụn nước trên da.
Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc kháng sinh khi có hiện tượng nhiễm trùng da.
Viêm da tiếp xúc chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc bôi dạng mỡ
Ngoài ra, trong các trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc đường uống sau:
Chú ý:
Ngoài việc dùng thuốc thì các phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh này, chẳng hạn như:
Cách tốt nhất để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm da này là xác định và tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng. Tiếp đó, nếu không may tiếp xúc với chúng thì người bệnh nên rửa sạch da. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các phản ứng trên da.
Trong trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây kích ứng. Các chuyên gia, bác sĩ khuyên bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
Để phòng ngừa viêm da tiếp xúc, người bệnh cần tránh xa các chất dễ gây dị ứng, kích ứng
Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc đều có thể tự khỏi trong 3 tuần. Nếu như người bệnh tránh được các tác nhân gây kích ứng và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, khi gặp một số triệu chứng sau, bạn bắt buộc phải tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, can thiệp y tế:
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sỹ chuyên khoa II Ngô Xuân Nguyệt - Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội. Đây là người sở hữu bề dày kinh nghiệm hơn 37 năm công tác, điều trị thành công hàng nghìn ca bệnh da liễu từ đơn giản đến phức tạp, khôi phục lại sự tự tin và hạnh phúc cho hàng nghìn bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu nhiều y, bác sĩ giỏi khác có nhiều thành tích trong điều trị các bệnh về da liễu.
Ngoài ra, khi điều trị viêm da tiếp xúc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm:
Viêm da tiếp xúc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu thấy các triệu chứng bệnh kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn cần tới bệnh viện để can thiệp y tế càng sớm càng tốt để tránh gây biến chứng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí...