Đau bụng dưới rốn ở nữ cảnh báo bệnh lý gì?

Trần Hồng Nụ

31-03-2021

goole news
16

Đau bụng dưới rốn ở nữ cảnh báo bệnh gì là điều mà khá nhiều người băn khoăn. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng này có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có thể khởi phát do nguyên nhân bệnh lý. Trong đó có nhiều căn bệnh ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và cả chức năng sinh sản của chị em. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau bụng dưới rốn ở nữ giới

Khu vực bụng dưới được xem là một bộ phận nhạy cảm của cơ thể con người. Bởi nó là nơi chứa nhiều các cơ quan quan trọng giúp duy trì sự sống. Cụ thể là ruột già, một phần của ruột non, đường tiết niệu và đặc biệt là cơ quan sinh sản.

Đau bụng dưới rốn ở nữ là tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn ở khu vực bụng dưới ngang rốn. Tùy theo nguyên nhân khởi phát tình trạng này mà cơn đau sẽ có những biểu hiện, tính chất khác nhau.

Đau bụng dưới rốn ở nữ là hiện tượng khá phổ biến
Đau bụng dưới rốn ở nữ là hiện tượng khá phổ biến

Các dấu hiệu giúp chị em dễ dàng nhận ra cơn đau bụng dưới rốn là:

  • Cảm thấy đau tại vùng bụng dưới rốn và xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Cường độ đau có thể là âm ỉ hoặc dữ dội và chỉ thuyên giảm khi gập người xuống.
  • Đau bụng dưới kèm theo hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, dịch âm đạo tiết ra có mủ hoặc lẫn máu.

Đau bụng dưới rốn khi nào là biểu hiện sinh lý bình thường?

Như đã đề cập ở trên, đau bụng dưới rốn ở nữ giới có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường. Lúc này, chị em cũng không cần quá lo lắng vì cơn đau thường sẽ biến mất sau vài tiếng.

Đau bụng dưới rốn trong thời kỳ rụng trứng

Cơn đau bụng dưới ở nữ do trứng rụng thường xuất hiện vào thời điểm giữa hai kỳ kinh nguyệt. Lúc này, buồng trứng của chị em sẽ giải phóng 1 quả trứng đã trưởng thành cùng một chút chất dịch màu trắng và máu. Bởi thế mà niêm mạc bụng vốn dĩ mỏng manh đã bị kích ứng và hình thành những cơn đau tại vùng bụng dưới. Cơn đau bụng trong trường hợp này không có hại và có thể tự biến mất sau vài giờ.

Đau bụng dưới rốn trong thời kỳ kinh nguyệt

Đau bụng dưới rốn ở nữ cũng có thể là dấu hiệu cho thế tử cung đang có bóp. Hàng tháng, lớp nội mạc tử cung của chị em sẽ được hình thành. Nếu như trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ đào thải ra bên ngoài. Chính hiện tượng co bóp tử cung sẽ giúp chị em làm điều này, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới trong kỳ hành kinh.

Tới kỳ kinh bị đau bụng dưới rốn được xem là biểu hiện sinh lý bình thường
Tới kỳ kinh bị đau bụng dưới rốn được xem là biểu hiện sinh lý bình thường

Đau bụng dưới rốn ở nữ cảnh báo bệnh gì?

Ngoài nguyên nhân sinh lý, tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ cũng có thể khỏi phát do yếu tố bệnh lý.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng bào thai không làm tổ đúng vị trí mà lại bám đậu tại ống dẫn trứng thay vì buồng tử cung. Phụ nữ gặp phải tình trạng này sẽ có các triệu chứng như đau bụng dưới dữ dội, chuột rút ở thành bụng, buồn nôn, chóng mặt, chảy máu vùng kín,...Mang thai ngoài tử cung là trường hợp vô cùng nguy hiểm bắt buộc chị em phải đến bệnh viện để điều trị ngay.

U nang buồng trứng

Với thắc mắc đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì các chuyên gia cho biết đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng. Đây là hiện tượng nang trứng của chị em không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành để giải phóng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đáng chú ý, nó còn luôn chứa dịch lỏng. Khi u nang phát triển to thì chắc chắn chị em sẽ có biểu hiện đau bụng dưới và xung quanh vùng chậu.

U xơ tử cung

U xơ tử cung cũng là một lời giải đáp khác cho thắc mắc đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì. Đây là căn bệnh có khối u phát triển trong tử cung nhưng không phải là khối u ác tính gây ra ung thư mà là những khối u xơ bình thường, gây cản trở hoạt động sống hàng ngày một phần. Thường những nữ giới ở độ tuổi 30 tuổi trở lên sẽ có tỷ lệ đối mặt với chứng bệnh này hơn so với những người còn trẻ. Những người bị u xơ tử cung có tình trạng bệnh chung là đau lưng, đau bụng dưới thường xuyên, rối loạn kinh nguyệt, quan hệ tình dục gây ra khó chịu, khó mang thai,… Cách chữa bệnh đau bụng dưới do u xơ tử cung thì chỉ có thực hiện phẫu thuật mới đảm bảo thành công.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đau bụng dưới rốn ở giữa có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đường tiết niệu nằm gần với bàng quang và thận, nó phụ trách việc đào thải nước tiểu ra bên ngoài.. Tuy nhiên, nếu như có lượng vi khuẩn lớn xâm nhập vào cơ quan này tất yếu sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm đường tiết niệu

Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới khá cao, nhất là ở những người đã quan hệ tình dục nhiều lần. Bệnh lý này sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe chị em khi được phát hiện kịp thời. Ngoài đau bụng dưới rốn ở giữa, người bệnh còn có cảm giác đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, tiểu són, tiểu buốt vô cùng khó chịu.

Viêm ruột thừa

Hiện tượng viêm ruột thừa có triệu chứng thường gặp là đau bụng dưới bên phải, hơi nóng bụng, mệt mỏi, khó chịu. Khi bị bệnh, cơ thể con người sẽ bị sốt thường xuyên đồng thời tình trạng đau sẽ ngày càng gia tăng. Phương pháp điều trị duy nhất lúc này là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột thừa của người bệnh. Lúc đó các triệu chứng trên sẽ biến mất hoàn toàn.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng cơ quan tiêu hóa bị rối loạn trong một thời gian dài. Bệnh lý này có thể xuất hiện khi mà chúng ta thay đổi đột ngột chế độ ăn uống hàng ngày, ăn quá ít hoặc quá nhiều hoặc khi cơ thể đang phải trải qua thời gian căng thẳng, mệt mỏi. 

Khi bị mắc phải hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau bụng dưới rốn, đầy hơi. Thậm chí còn xuất hiện liên tục các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, chuột rút.

Sỏi thận

Đau bụng dưới rốn ở nữ cũng có thể là do sỏi thận. Sự tích tụ của các khoáng chất và muối trong thời gian dài đã vô tình thành các cặn và hình thành sỏi thận. Ban đầu người mắc bệnh này sẽ không có triệu chứng cho đến khi viên sỏi thận bắt đầu di chuyển hoặc đi sâu vào ống nối giữa thận và bàng quang. Lúc này triệu chứng đau bụng dưới bên phải dữ dội sẽ xuất hiện. Cường độ và vị trí của cơn đau hoàn toàn có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu. 

Bệnh sỏi thận thường gây ra cơn đau bụng ở dưới rốn
Bệnh sỏi thận thường gây ra cơn đau bụng ở dưới rốn

Cách khắc phục đau bụng dưới rốn ở nữ

Nếu như tình trạng đau bụng dưới rốn chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường thì chị em không cần quá lo lắng. Cơn đau có thể thuyên giảm nhanh chóng sau vài giờ hoặc sau khi bạn áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

Còn nếu bạn đau bụng do triệu chứng sinh lý bình thường thì bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:

  • Uống một cốc nước ấm hoặc trà gừng để là cách trị đau bụng dưới rốn ở nữ được nhiều người áp dụng:
  • Dùng túi chườm nóng, khăn hoặc chai nước ấm để chườm bụng.
  • Tắm nước ấm đồng thời Matxa nhẹ nhàng vùng bụng dưới.

Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau bụng dưới rốn xuất phát do bệnh lý hoặc kèm những dấu hiệu bất thường việc thăm khám bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để có kết luận chính xác nhất về bệnh.

Tùy theo từng loại bệnh cũng như triệu chứng mà chị em gặp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc có tác dụng ổn định hormone. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể cần áp dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa vào cơ quan sinh sản để điều trị bệnh.

Khi bị đau bụng dưới rốn ở mức độ dữ dội hoặc kéo dài liên tục, chị em cần thăm khám bác sĩ ngay
Khi bị đau bụng dưới rốn ở mức độ dữ dội hoặc kéo dài liên tục, chị em cần thăm khám bác sĩ ngay

Ngoài ra, nữ giới cũng cần thay đổi thói quen sống hàng ngày của mình để tình trạng bệnh đau bụng dưới nói riêng và bệnh lý đang mắc phải nói chung được cải thiện nhanh chóng hơn. Cụ thể:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng mỗi ngày đều đa dạng, ăn đủ các bữa chính, bữa phụ với các thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, trứng, rau, củ, quả,… Đặc biệt,  những người đang thực hiện liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì càng phải cố gắng dung nạp dưỡng chất đầy đủ hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng sức chịu đựng cho cơ thể, cách cải thiện vóc dáng. Ngoài ra, chỉ cần dành từ 10 – 15 phút để luyện mỗi ngày sức đề kháng cơ thể sẽ được tăng cao, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Những người đang thực hiện lộ trình điều trị bệnh đau bụng dưới bởi bác sĩ chuyên khoa thì nên tuân thủ, đảm bảo uống thuốc đúng và đủ liều. Trường hợp có can thiệp ngoại khoa thì cần nghỉ ngơi để có thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
  • Kiêng hoàn toàn chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Loại bỏ thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh, không đảm bảo an toàn cho bản thân bởi đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ.
  • Tái khám đầy đủ theo lịch mà bác sĩ đã hẹn để theo dõi tốc độ khỏi bệnh hoặc phát hiện những bất thường trong cơ thể kịp thời.

Có lẽ khi tham khảo toàn bộ bài viết trên, bạn đọc đã hiểu thêm được về triệu chứng đau bụng dưới rốn ở nữ là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì rồi. Dù sao, khi nhận thấy những vấn đề bất thường ở cơ thể của mình, đặc biệt là ở vị trí nhạy cảm như bụng dưới, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám đầy đủ và kịp thời. Hy vọng bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ hữu ích cho bạn!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,628

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám