Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị đầy hơi. Nguyên nhân một phần là do bé khóc nhiều, khi khóc bé sẽ nuốt phải nhiều không khí và tạo thành hơi trong bụng.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi là hiện tượng thường gặp khiến phụ huynh lo lắng
Bé sơ sinh bị đầy hơi thường có một, một vài hoặc tất cả những biểu hiện sau:
- Sau ăn khoảng 1-2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn, vỗ nhẹ vào bụng thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
- Trẻ quấy khóc, bứt rứt, khó chịu, bỏ ăn/bú hoặc ăn/bú kém.
- Nôn trớ.
- Xì hơi nhiều lần, đi phân lỏng, sệt hoặc có trường hợp bị táo bón.
- Bé bị mất ngủ, khó ngủ do đau bụng, ậm ạch, khó chịu trong bụng.
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh đầy hơi
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, đầy hơi có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý
Do chế độ ăn uống của mẹ
Trẻ sơ sinh là đối tượng đang trong quá trình bú sữa mẹ. Vì thế mà chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi bé có dấu hiệu đầy bụng, các mẹ cần nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là do chế độ ăn uống của bản thân.
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng khởi phát do nguyên nhân phổ biến chính là chế độ ăn uống không khoa học của người mẹ. Cụ thể, mẹ đã ăn phải thức ăn ôi thiu, nguội lạnh hoặc thức ăn chưa được nấu chín hay có đặc tính hàn, có nhiều vị tanh khi còn trong thời gian ở cữ. Tất cả những chất độc có trong đó sẽ thẩm thấu qua sữa, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vốn dĩ còn non yếu của trẻ sơ sinh.
Trẻ bị đầy hơi thay đổi chế độ ăn đột ngột
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi cũng là hiện tượng thường xảy ra khi bé đang trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn uống. Chẳng hạn như khi bé đang bú mẹ chuyển sang bú sữa công thức hay bé đang bú sữa thì chuyển sang ăn dặm hoàn toàn,…
Trẻ sơ sinh thường bị đầy hơi, chướng bụng sau khi được bố mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột
Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa nhi, hệ tiêu hóa của bé sơ sinh vốn dĩ còn non nớt và chưa thể tiêu hóa cùng lúc nhiều loại thức ăn khác nhau. Do vậy khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống, hệ tiêu hóa của bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn và thường “phản ứng” bằng triệu chứng đầy bụng.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng do không dung nạp lactose trong sữa
Lactose là thành phần chính có trong hầu hết các loại sữa. Do vậy, khi cơ thể bé không thể dung nạp được hoặc không dung nạp hết hoàn toàn Lactose có ở sữa, bé cũng sẽ có triệu chứng đầy bụng. Sở dĩ bé sơ sinh không hấp thụ được lactose là vì cơ thể bé không thể sản sinh đủ lượng men lactase cần thiết. Vì thế, lactose bị tích tụ lại ở ruột của bé và gây đầy bụng.
Dị ứng với protein trong sữa khiến trẻ bị đầy bụng
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp bé bị dị ứng với thành phần protein trong sữa. Điều này có thể khiến bé gặp phải hàng loạt các triệu chứng khác nữa như nôn trớ, khó thở, tiêu chảy ngoài khó tiêu. Do vậy, khi thấp bé sơ sinh có những biểu hiện trên, cha mẹ nên kiểm tra xem dị ứng với protein có trong sữa có phải nguyên nhân hay không.
Do bé sơ sinh dùng kháng sinh hoặc thuốc
Các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt cả các vi khuẩn có hại và hệ vi sinh có lợi trong đường ruột. Do vậy, những trẻ sơ sinh đang trong quá trình sử dụng loại thuốc này thường gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, nhất là đầy bụng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp cá biệt, bé sơ sinh bị đầy bụng cũng có thể do dị ứng với các thành phần của thuốc chữa bệnh hoặc thuốc tiêm phòng thông thường. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi do bệnh trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón
Khi bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày, toàn bộ hơi sẽ bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường. Tức hơi sẽ bị tồn đọng ở bụng khiến bé bị trướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói.
Những trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản sẽ thường xuyên có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng
Ngoài ra, táo bón cũng được xem là nguyên nhân khiến bé bị chướng bụng đầy hơi. Bởi bệnh lý này gây ra hiện tượng gây ứ phân. Theo đó, vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng và làm bé bị đầy bụng.
Trong trường hợp bị tiêu chảy, bé bị mất điện giải nên thường có triệu chứng trướng bụng. Lúc này, cơ hoành bị chèn ép lại làm bé nôn ói nhiều. Tình trạng mất điện giải nếu càng diễn biến nghiêm trọng thì hiện tượng đầy bụng sẽ xuất hiện và có biểu hiện nặng hơn.
Xử trí đúng cách khi bé bị đầy hơi
Có rất nhiều cách trị đầy hơi cho trẻ sơ sinh đơn giản mà vô cùng hiệu quả được các bậc phụ huynh thường xuyên áp dụng, chẳng hạn như massage bụng, chườm ấm vỗ ợ hơi,....
Cho bé bú đúng tư thế
Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được tình trạng nuốt phải nhiều hơi khi bú gây chướng bụng, ợ hơi. Tư thế bú đúng là đầu bé phải được giữ cao hơn dạ dày. Đối với bú bình, cha mẹ hãy nghiêng bình sao cho lượng sữa ngập núm vú, việc này giúp trẻ không phải nuốt nhiều khí khi bú.
Matxa bụng cho bé sơ sinh bị đầy hơi
Mát-xa là một trong những cách làm giảm đầy hơi chướng bụng hiệu quả cho trẻ sơ sinh.. Khi mát-xa, mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa tròn trên bụng bé theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. Không nên thực hiện mát-xa khi bé vừa ăn xong.
Chườm ấm vùng bụng cho trẻ
Mẹ hãy sử dụng 2 chiếc khăn tay, làm ấm, tránh để nhiệt độ khăn quá nóng bằng cách chườm lên tay để kiểm tra. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại đặt lên vùng bụng của bé. Quấn chiếc khăn thứ hai quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất, chú ý không quấn quá chặt.
Masage, chườm ấm bụng là cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả
Vỗ ợ hơi khi bé sơ sinh vừa bú xong
Sau khi bé bú xong, mẹ khoan để bé nằm ngay mà nên thực hiện vỗ ợ hơi cho bé. Để bé tựa đầu vào vai hoặc đặt bé ngồi/ nằm trên đùi, dùng tay vỗ nhẹ, xoa lưng bé theo chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Động tác này sẽ giúp đưa không khí từ bụng lên trên và ra ngoài. Mẹ có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi bé hết bị đầy hơi.
Bổ sung nước cho trẻ sơ sinh
Cơ thể thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Do đó, cha mẹ cần theo dõi và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho bé hàng ngày.
Nếu trẻ bị đầy hơi kéo dài, kèm theo nôn trớ nhiều, chán ăn, quấy khóc, chậm tăng cân..., gia đình cần đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử trí đúng đắn, kịp thời.
Khi nào cần đưa bé bị đầy hơi đến thăm khám ở bệnh viện?
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi cần đưa đưa đi thăm khám tại bệnh viện khi:
- Bé sơ sinh bị đầy hơi nhiều lần một ngày.
- Bé sơ sinh bị đầy hơi hơn ba ngày liên tiếp.
- Tình trạng đầy hơi ở trẻ đi kèm các triệu chứng khác như khạc nhổ, nôn mửa, có máu trong phân, tiêu chảy, táo bón hoặc sốt,
- Trẻ xuất hiện tình trạng đầy hơi khi bị dị ứng thực phẩm, cúm dạ dày hoặc GERD.
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ uy tín để các mẹ cho bé đến thăm khám và điều trị bệnh
Khoa Nhi là một trong những khoa mũi nhọn tại BVĐK Phương Đông, được đầu tư hệ thống phòng ốc khang trang, hiện đại, thiết bị máy móc y tế tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi từ các bệnh viện tuyến trung ương. Nhờ đó, Khoa Nhi đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho các gia đình có con nhỏ, liên tục nhận được những đánh giá cao nhờ ưu điểm vượt trội. Cụ thể:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ gồm các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác nhiều năm và giữ vị trí cao tại các bệnh viện tuyến trung ương. Cùng với đó là đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, tận tâm, yêu trẻ.
- Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành, triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến, áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả, hạn chế lạm dụng kháng sinh.
- Không gian khoa phòng được thiết kế theo mô hình khách sạn, đảm bảo tiện nghi, khang trang, hiện đại. Thường trực đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng 24/24. Đặc biệt, tại Khoa Nhi còn có khu vui chơi đầy màu sắc cho bé thỏa sức nô đùa, tạo tâm lý thoải mái và hợp tác điều trị.
Trên đây là những thông tin về biểu hiện, cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi hy vọng giúp cha mẹ chủ động hơn trong chăm sóc con yêu. Gia đình có nhu cầu đăng ký khám và điều trị với bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vui lòng liên hệ 19001806 hoặc TẠI ĐÂY.