Đau họng: Biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Phương Loan

30-12-2024

goole news
16

Đau họng phần lớn là tình trạng lành tính do bệnh lý hô hấp gây ra hoặc thói quen sinh hoạt của nhiều người. Tuy nhiên bệnh nhân không được chủ quan, đặc biệt triệu chứng kéo dài hoặc kèm theo các biểu hiện khó chịu khác như sưng hạch, nuốt vướng, tiết đờm và ho ra máu.

Đau họng bị bệnh gì?

Đau họng là tình trạng cổ họng đau rát khó chịu, bệnh có thể kèm thêm các triệu chứng khác. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.

Đau họng khiến cổ họng người bệnh khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng

Đau họng khiến cổ họng người bệnh khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng

Trên thực tế họng đau rát không phải bệnh lý, đây là triệu chứng khi hệ hô hấp bị viêm, nhiễm trùng hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Trong đó viêm họng, viêm amidan, viêm VA là tác nhân phổ biến khiến đau vùng họng.

Phân loại dạng họng bị đau rát

Những dạng triệu chứng thường gặp nhất gồm có:

  • Cổ họng đau rát.
  • Cổ họng đau khu trú ở một vị trí.
  • Đau họng kèm ho hoặc không kèm ho.
  • Họng đau nhức kèm đau đầu.
  • Họng đau kèm sốt.
  • Họng đau kèm tình trạng khàn tiếng.
  • Họng đau kèm tiết đờm.

Trong đó rát cổ họng, ho khan, sốt, khàn tiếng, có đờm là những dạng thường gặp nhất. Phần lớn xảy ra do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Xem thêm: Cách trị đau rát cổ họng có đờm thế nào? 7 Mẹo điều trị tại nhà

Đau họng kèm ho khan, ho có đờm, khàn tiếng,... là những dạng thường gặp nhất

Đau họng kèm ho khan, ho có đờm, khàn tiếng,... là những dạng thường gặp nhất

Nếu tình trạng họng đau nhức khu trú kèm đau đầu hoặc không có thể cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn như ung thư vòm họng, ung thư hạch, khối u vùng đầu cổ,...

Nguyên nhân gây cảm giác họng đau nhức

Họng đau nhức có thể xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính, bao gồm bệnh lý và tác nhân viêm nhiễm. Cụ thể:

  • Yếu tố gây viêm nhiễm: Chấn thương, nhiễm lạnh, thời tiết, khói thuốc, hóa chất, dị ứng, vi khuẩn, cảm cúm.
  • Bệnh lý: Lao phổi, bệnh tuyến giáp, ung thư đầu cổ, ung thư vòm họng, trào ngược dạ dày thực quản.

Biểu hiện họng đau

Tùy thuộc nguyên nhân, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng khó chịu khác nhau như:

  • Cảm cúm với những biểu hiện phổ biến như họng đau, sốt, tiết đờm, hôi miệng, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, sưng đỏ, chảy nước mắt.
  • Vi khuẩn khiến người bệnh nhức họng, sốt, amidan có mủ, sưng hạch ở cổ.
  • Lao phổi không chỉ khiến bệnh nhân đau họng mà còn kèm ho, đờm, có thể khạc lẫn máu.
  • Trào ngược dạ dày khiến bệnh nhân thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, ho nhiều về đêm khiến cổ họng bị đau nhức, khó chịu.
  • Ung thư vòm họng ngoài biểu hiện đau họng còn kèm theo tình trạng nổi hạch cổ, suy nhược cơ thể, sụt cân, thay đổi giọng nói, khạc ra máu.
  • Bệnh tuyến giáp khiến cổ họng người bệnh phình to, đau nhức, nuốt khó, vướng nghẹn khó chịu.

Họng đau nhức thường kèm các biểu hiện khác đặc trưng cho bệnh lý

Họng đau nhức thường kèm các biểu hiện khác đặc trưng cho bệnh lý

Phương pháp chẩn đoán

Bệnh nhân khám Tai - Mũi - Họng trước tiên sẽ được kiểm tra tình trạng thực thể, bao gồm soi quan sát họng, sờ nắn hạch cổ, khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng phát hiện tín hiệu viêm nhiễm.

Tiếp đến bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán tối ưu, giúp tìm kiếm nguyên nhân trong thời gian sớm nhất:

  • Nội soi tai mũi họng nhằm tầm soát khối u tại vùng tai mũi họng.
  • Nội soi dạ dày thực quản nhằm khẳng định nghi ngờ do trào ngược axit dịch vị dạ dày.
  • Sinh thiết khối u nếu qua thăm khám lâm sàng sờ thấy hạch cổ, nghi ngờ ung thư vòm họng hoặc ung thư vùng đầu cổ.
  • Chụp X-quang phổi kết hợp AFB đờm khi nghi ngờ lao phổi, tiến hành nuôi cấy tìm vi khuẩn lao.
  • Xét nghiệm dịch tiết hầu họng với nghi ngờ nhiễm Covid-19, cúm mùa,...
  • Siêu âm tuyến giáp với trường hợp nghi ngờ người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp.

Những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân khiến họng đau nhức

Những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân khiến họng đau nhức

Điều trị đau họng theo nguyên nhân

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau họng để có phương pháp can thiệp, điều trị hợp lí:

Do viêm nhiễm

Do bệnh lý

Triệu chứng do viêm amidan, viêm họng, cảm cúm, viêm VA thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh và giảm đau.

Bệnh diễn tiến giai đoạn mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cân nhắc cắt amidan hoặc cắt VA theo tình trạng bệnh nhân.

Bệnh nhân cũng có thể hỗ trợ hiệu quả điều trị  bằng một số cách như uống siro ho, vệ sinh họng miệng, chườm ấm, uống nước chanh kết hợp mật ong.

Họng đau do ung thư vòm họng là nguyên nhân nguy hiểm, không ai mong muốn. Dựa vào kết luận chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ can thiệp phù hợp như phẫu thuật, hóa hoặc xạ trị.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, bệnh lý vùng đầu cổ nói chung,... Bệnh nhân cũng cần tuân thủ đơn kê thuốc và hướng trị liệu của bác sĩ.

Ngoài ra có thể kết hợp với các phương pháp cải thiện khác như chườm ấm, dùng viêm ngậm, thuốc giảm đau,... Đặc biệt tránh tiêu thụ thức ăn khô cứng, chua cay, chứa cồn gây kích ứng họng.

Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ cải thiện tình trạng họng đau nhức khác nhau. Bệnh nhân nên chủ động thăm khám, ngừa nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng.

Biện pháp phòng ngừa

Đau họng do bệnh lý, viêm nhiễm hoặc thói quen sinh hoạt có thể chủ động phòng ngừa với những cách sau đây:

  • Chủ động tiêm ngừa vaccine cúm.
  • Tiêm phòng vaccine HPV phòng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cơ thể với áo ấm, khăn, đồ uống ấm, hạn chế nước đá.
  • Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia, cà phê và trà.
  • Khi ra khỏi nhà luôn đeo khẩu trang, đặc biệt di chuyển đến những nơi đông người.
  • Hạn chế quan hệ tình dục qua đường miệng, gia tăng nguy cơ lây HPV.
  • Hàng ngày đều đặn súc miệng với nước muối sinh lý.
  • Với người bị trào ngược dạ dày thực quản cần hạn chế thực phẩm chua, cay, nóng.
  • Đều đặn tái khám sức khỏe mỗi năm 1 - 2 lần, trung bình 6 - 12 tháng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ, không nên ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
  • Duy trì thể dục thể thao 30 - 60 phút mỗi ngày, hỗ trợ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Phòng ngừa đau họng với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ, khoa học

Phòng ngừa bệnh với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ, khoa học

Những thắc mắc liên quan

Ngoài những vấn đề chính đã được giải đáp trong những nội dung trên, nhiều người bệnh còn một số thắc mắc liên quan khác. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã tổng hợp các câu hỏi và giải đáp chi tiết.

Đau cổ họng, ho nên ăn gì để nhanh khỏi?

Họng đau nhức do viêm họng, cảm cúm nên ưu tiên món ăn mềm như súp, cháo. Đồng thời bổ sung đầy nước cho cơ thể, đa dạng nguồn cung cấp từ nước lọc, nước trái cây, đặc biệt cam giàu vitamin C tăng cường đề kháng.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng. Lưu ý tuân thủ chỉ định, hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Uống gì để giảm cảm giác họng đau

Khi họng bị đau rát, vướng bệnh nhân nên uống nhiều nước, đặc biệt các loại nước trái cây giàu vitamin C như chanh, bưởi, cam,... hỗ trợ tăng sức đề kháng. Tuy nhiên chống chỉ định với người bệnh bị trào ngược dạ dày.

Họng bị đau rát có nguy hiểm không?

Đau nhức vùng hầu họng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu do các tác nhân gây viêm nhiễm như virus, vi khuẩn, dị ứng, thuốc lá, nói nhiều,... có thể điều trị tại nhà, tự thuyên giảm sau 2 tuần.

Tùy thuộc nguyên nhân đau họng có mức độ nguy hiểm khác nhau

Tùy thuộc nguyên nhân họng nhức, đau có mức độ nguy hiểm khác nhau

Nếu tác nhân từ nhóm liên cầu khuẩn A, Covid-19 có khả năng diễn tiến nguy hiểm. Đặc biệt đại dịch Covid-19 (2019 - 2021) khiến hàng triệu người tử vong, người sống sót gặp loạt hệ lụy về tim mạch, hô hấp, thần kinh,...

Khi nào họng đau uống thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với những trường hợp nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân họng đau nhức không do nhiễm trùng, điều trị bằng thuốc kháng sinh không đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí để lại hệ lụy khôn lường.

Biểu hiện cần khám bác sĩ

Trong 2 tuần tích cực điều trị triệu chứng, nếu bệnh nhân không cải thiện tình trạng hoặc gia tăng thêm các triệu chứng như ho ra máu, sụt cân, mệt mỏi,... cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa.

Đau họng là triệu chứng phổ biến xảy ra ở nhiều người, phần lớn do viêm họng, viêm amidan,... Song đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự hình thành khối u vùng đầu cổ tiềm ẩn, nguy hiểm nhất phải kể đến ung thư vòm họng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

38

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám