Đau lưng sau sinh mổ là tình trạng như thế nào
Đau lưng sau khi sinh mổ là hiện tượng mà hầu như bà mẹ sau sinh nào cũng đều phải trải qua. Chín tháng mười ngày mang trong mình một sinh linh quý giá là một thời kỳ đầy hạnh phúc nhưng cũng rất khó khăn. Tưởng chừng những vất vả ấy sẽ biến mất khi con chào đời, nhưng thực tế sau khi sinh người mẹ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự đau đớn hơn trước. Hiện tượng đau lưng sau sinh mổ là một cơn đau điển hình.
Nhiều mẹ bị đau lưng sau sinh mổ
Theo thống kê, cứ trong 10 bà mẹ sau sinh mổ thì có đến 7 bà mẹ sẽ bị đau lưng. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng cơn đau sẽ hết theo thời gian mà không quan tâm, chữa trị cứ để tình trạng này kéo dài thì sẽ rất ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, việc bị đau lưng nói riêng và những bộ phận khác có vấn đề sau khi vượt cạn cũng có thể hình thành nên các bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể của mẹ sau này.
Tình trạng đau lưng sau sinh mổ sẽ kéo dài bao lâu
Đối với sản phụ sinh mổ, phải gây mê, tiêm tê trực tiếp vào tủy sống hình thành nên những cơn đau vùng lưng và mẹ sẽ cảm nhận được nó sau 3-6 tiếng sau sinh. Ngoài việc đau lưng, mẹ sau sinh mổ còn bị nhức đầu, đau mỏi cổ vai, đau vết mổ.
Đau lưng sau sinh mổ 1 tháng hoặc vài tháng sẽ khỏi đối với những sản phụ gặp tình trạng đau bình thường do hậu gây mê, gây tê. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, cơn đau lưng vẫn sẽ tiếp diễn, đau lưng sau sinh mổ 5 năm vẫn còn đau hoặc cứ thay đổi thời tiết, giao mùa, cảm giác đau sẽ trở lại. Những bà mẹ đã có tiền sử về các bệnh gây đau lưng hoặc bị đau trong thời kì mang thai, nhiều khả năng tình trạng đau lưng sẽ luôn dai dẳng sau sinh.
Những nguyên nhân khiến lưng đau sau sinh mổ
Do gây tê tuỷ sống
Gây tê tủy sống trong quá trình phẫu thuật lấy thai là nguyên nhân chính khiến cho các sản phụ bị đau lưng sau khi mổ. Gây tê tủy sống là một thao tác giúp giảm cơn đau cho sản phụ trong khi mổ, chỗ tiêm có thể gây đau nhức vài ngày thế nhưng nó không gây đau lưng. Việc mẹ sinh mổ bị đau lưng là do tác dụng phụ của thuốc, có thể ban đầu dấu hiệu đau lưng không rõ, nhưng sau sinh 2-3 tháng, mẹ sẽ cảm thấy vùng lưng đau dữ dội, gây khó khăn trong việc di chuyển, cử động. Có tới khoảng 90% phụ nữ sinh mổ bị đau lưng là do nguyên nhân này.
Đau lưng do gây tê tủy sống
Do tăng cân
Tăng cân là điều mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải khi mang thai. Điều này khiến áp lực đè lên cột sống thắt lưng do trọng tải của cơ thể lớn hơn. Từ đó cột sống bị tổn thương, gây ra các cơn đau lưng trong quá trình mang thai và kéo dài dai dẳng đến sau sinh.
Thiếu canxi
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt phải bổ sung đầy đủ canxi. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho thai phụ, cơ thể sẽ có cơ chế tự động lấy canxi từ mẹ để bù đắp cho thai nhi, từ đó cơ thể mẹ thiếu canxi, gây ra tình trạng loãng xương. Sau vượt cạn, sức khỏe của sản phụ tương đối yếu, lại phải cho con bú thường xuyên nên lượng canxi lại bị thất thoát một lần nữa, tạo điều kiện để những cơn đau lưng khởi phát.
Khi mang thai mẹ nhớ bổ sung canxi đầy đủ nhé
Giãn dây chằng sinh lý
Nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ khiến các khớp và dây chằng nối xương chậu và cột sống của mẹ bị nới lỏng, làm cho cấu trúc kém ổn định, nên các thai phụ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc cử động. Sau đó lại trải qua quá trình sinh nở đầy căng thẳng trong thời gian dài, các cơ bắp phải hoạt động hết công suất, một số cơ bắp không được sử dụng tới dẫn đến việc đau lưng trong một thời gian.
Nhiễm lạnh
Phụ nữ sau sinh thường bị tổn thương khí huyết, cơ thể yếu và rất nhạy cảm với vi khuẩn, virus. Nếu không chú ý giữ ấm, cơ thể mẹ sau sinh rất dễ bị gió lạnh tấn công, xâm lấn sức khỏe, gây ra tình trạng thừa độ ẩm trong cơ thể, đau đớn vùng lưng và các xương khớp trên toàn cơ thể.
Do cho con bú bị sai cách
Sau khi sinh mổ, vùng lưng đã bị tổn thương, tuy nhiên nhiều bà mẹ lại vô tình làm cơn đau thêm trầm trọng hơn do không biết tư thế cho con bú đúng. Đa số các bà mẹ thường chỉ tập trung vào việc em bé có bú được không mà quên mất đi việc tư thế ngồi của mình có đúng hay không. Thói quen ngồi gập người để em bé dễ bú khiến cho cổ và cơ bắp của mẹ bị căng mỏi dẫn tới đau lưng.
Tư thế ngồi của mẹ khi cho con bú rất quan trọng
Làm việc nhiều, quá sức hoặc nằm yên, ít vận động
Sau khi sinh mổ, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng dai dẳng: một là, nằm yên cả ngày và hai là mẹ làm việc quá sức. Trường hợp chỉ nằm yên không cử động nhiều thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu và không lưu thông được, từ đó vùng lưng sẽ bị đau. Ngược lại, có nhiều chị em phụ nữ vừa sinh xong, sức khỏe chưa hồi phục mà đã làm việc, di chuyển quá nhiều, hoặc làm các công việc nặng khiến các dây chằng giãn ra, khiến lưng bị đau ê ẩm.
Căng thẳng
Thời kỳ mang thai, các mẹ đã phải chịu đựng rất nhiều vấn đề như tăng cân, đau nhức cơ thể, sưng phù tay chân,...Thế nhưng, sau khi sinh con ra, các mẹ càng có thêm nhiều áp lực hơn như chăm sóc con cái, chăm sóc cơ thể,...nỗi lo âu, căng thẳng các mẹ gặp phải trong thời gian dài cũng có thể gây căng cơ và đau lưng sau sinh.
Cách cải thiện đau lưng sau sinh mổ
Cách cải thiện lưng đau có thể thực hiện tại nhà
- Giữ cho tâm lý thoải mái và nghỉ ngơi thư giãn đầy đủ
Sau khi sinh, các mẹ nên dành thời gian cho bản thân mình, nghỉ ngơi đầy đủ để không ảnh hưởng đến vết mổ. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi là không hề tốt cho sức khỏe bản thân cũng như tinh thần của bạn. Việc cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn của mẹ sẽ tác động rất nhiều đến quá trình phát triển của con.
- Mẹ nên áp dụng các tư thế cho con bú đúng
- Ngả lưng về phía sau nghiêng góc 45 độ, nên dựa lên gối, để bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.
- Tư thế nằm nghiêng, đặt bé song song với mình, tay mẹ đỡ đầu, để bé quay mặt vào bầu vú để ti sữa
- Tư thế ngồi, lưng thẳng tựa vào ghế, một chân để gác lên một chiếc ghế khác có chiều cao vừa đủ, đặt một chiếc gối mỏng phía sau lưng. Bé sẽ bú thoải mái và mẹ cũng sẽ không bị quá nhiều áp lực lên cột sống lưng.
Mẹ nên tranh thủ vận động nhẹ nhàng với các bài tập thể dục phù hợp trong vòng khoảng 20-30 phút, không chỉ tốt cho sức khỏe, giảm tình trạng đau lưng mà cũng có thể làm người thon gọn sau sinh.
Tăng cân là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh, bởi vậy để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần giảm cân bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập. Tuy nhiên, giảm cân là một quá trình lâu dài cần sự kiên trì và bền bỉ, cần tránh sử dụng các loại thuốc giảm cân hoặc vận động quá sức mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phụ nữ sau sinh cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung kịp thời các khoáng chất đã bị mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.
Vật lý trị liệu
Mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ là sử dụng phương pháp massage vật lí trị liệu để kích thích tuần hoàn máu, đánh tan các cơn đau nhức, đẩy lùi stress, giúp tinh thần thoải mái hơn. Bạn có thể nhờ người thân massage cho hoặc tìm đến những trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh để thực hiện vật lý trị liệu.
Dùng thuốc nam
Theo Y Học Cổ Truyền, lá ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả. Rửa sạch lá ngải cứu trộn cùng với muối rang nóng rồi chườm lên vùng lưng bị đau, đến khi nguội cho vào rang lại và làm tương tự. Hoặc bạn có thể sử dụng đệm nhiệt ngải cứu để nằm trong thời kỳ ở cữ.
Ngâm rễ cây lá lốt với rượu trắng trong vòng 1 tháng. Sau đó, dùng khăn thấm rượu xoa lên vùng lưng bị đau, đồng thời, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng có thể làm giảm cơn đau nhanh chóng.
Can thiệp máy móc, phẫu thuật
Những biện pháp tây y hiện đại như sử dụng sóng cao tần, sóng laser hay phẫu thuật để điều trị chứng đau lưng sau sinh là những biện pháp chỉ nên thức hiện khi cơn đau đã quá nghiêm trọng và được bác sĩ chỉ định làm.
Sau khi sinh mổ bị đau lưng, các mẹ đừng chủ quan mà hãy để tâm đến nó vì khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe của các mẹ. Khi cơn đau kéo dài, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp tại nhà, các mẹ nên đi khám và chữa trị kịp thời.
Nếu cần thêm thông tin tư vấn, các mẹ hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.