Sơ lược về bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp hay tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao trong thời gian dài gây ra nhiều áp lực cho tim (làm tăng gánh nặng cho tim). Trở thành căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim....
Huyết áp cao là bệnh đang ngày càng dễ gặp
Theo hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp bình thường là khi đạt dưới 120/80 mmHg; còn từ 140/90 mmHg trở lên được xem là tình trạng tăng huyết áp. Có 3 loại cao huyết áp chủ yếu là:
- Cao huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát
- Tăng huyết áp thứ phát
- Tăng huyết áp khi mang thai.
Điều trị bệnh cao huyết áp nên ăn gì?
Ngoài uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ thì người bệnh huyết áp cao cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều này đóng vai trò kiểm soát tốt huyết áp. Theo đó thì khẩu phần ăn của người bệnh nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, muối và hạn chế độ uống có cồn như rượu, bia.
Vậy tăng huyết áp nên ăn gì? bị cao huyết áp nên ăn gì? huyết áp cao ăn gì?
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali
Kali là khoáng chất quan trọng hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ natri. Đồng thời giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Kali còn giúp trung hòa lượng natri trong cơ thể, cho phép cơ thể loại bỏ natri trong thận thông qua đường nước tiểu. Từ đó huyết áp sẽ hạ. Do vậy, khi bị tăng huyết áp, người bệnh sẽ cần nạp vào cơ thể những thực phẩm nhiều kali. Đây là câu trả lời cho thắc mắc người cao huyết áp nên ăn gì?
Người bị cao huyết áp nên ăn gì?
Một số thức ăn giàu kali tự nhiên mà người bệnh có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày:
- Các loại rau xanh, các loại củ như khoai tây, khoai lang.
- Các loại trái cây như: dưa, chuối, bơ, cam và mơ
- Sữa ít béo, sữa chua
- Cá ngừ, cá hồi
- Các loại hạt, đậu
2. Ăn nhiều quả mọng
Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất chứa lượng lớn hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Mà nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ loại hợp chất này có thể ngăn ngừa chứng huyết áp cao và hạ huyết áp.
Áp huyết cao nên ăn gì thì câu trả lời là ác loại quả mọng
Còn trong dưa hấu thì chứa thành phần Citrulline; hỗ trợ tốt trong việc giảm giảm cholesterol máu; ngăn ngừa xơ vữa mạch, lợi tiểu,… rất tốt với người bị huyết áp cao.
Mâm xôi, việt quất, dưa hấu đều là những loại quả không khó để tìm mua. Do vậy hãy bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong gia đình có người bị huyết áp cao nên chuẩn bị sẵn loại quả này trong tủ và dùng làm món tráng miệng, vừa dễ ăn lại giàu dinh dưỡng. Do đó, nếu có ai hỏi bạn "huyết áp cao nên ăn gì để hạ?" thì hãy giới thiệu họ những loại quả này nhé.
3. Ăn thực phẩm giàu canxi
Người tăng huyết áp thường có hàm lượng canxi trong cơ thể rất thấp. Do vậy một chế độ ăn uống giàu canxi là rất cần thiết cho người bệnh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Với hầu hết người lớn, lượng canxi khuyến nghị mỗi ngày là 1.000mg. Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi sẽ cao hơn đó là 1.200mg mỗi ngày.
Thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh huyết áp
Huyết áp cao uống gì? Các loại sữa không đường là nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi mà ít chất béo. Nên rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt hữu ích trong hạ huyết áp.
Bạn có thể ăn các loại sữa ít chất béo như sữa chua sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó thì người bệnh có thể bổ sung canxi bằng rau xanh như cải búp, cải rổ, đầu, cá mòi,...
4. Ăn thực phẩm giàu magie
Ăn gì để hạ huyết áp? Câu trả lời là những thực phẩm chứa magie. Các chuyên gia khuyến cáo, hàm lượng magie trong cơ thể quá ít có liên quan đến huyết áp cao.
Nguyên nhân là bởi magie là một khoáng chất quan trọng giúp các mạch máu thư giãn, mềm mại để chở máu đi khắp cơ thể, từ đó làm hạ huyết áp. Magie ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học trong cơ thể để điều hòa huyết áp, kiểm soát nồng độ kali và canxi trong tế bào.
Do đó, chế độ ăn giàu magie cũng là một trong những cách điều trị huyết áp cao tại nhà. Người bệnh có thể ăn hạnh nhân, bơ quả, gạo lứt, đậu lăng, khoai tây, sữa đậu nành, các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt…; để cải thiện lượng magie trong cơ thể.
5. Ăn chocolate đen hoặc cacao
Flavonoids trong chocolate đen và ca cao có tác dụng giảm huyết áp
Cao huyết áp ăn gì? Chocolate đen hoặc cacao chứa nhiều flavonoids có tác dụng giảm huyết áp rất tốt. Hàm lượng flavonoid là một hợp chất chiết xuất từ thực vật có tác dụng giúp mao mạch giãn nở, cải thiện sức khỏe tim trong thời gian ngắn, trong đó có giảm huyết áp.
Người ta so sánh socola đen với các thuốc giảm huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn hãy sử dụng bột ca cao nguyên chất vì nó chứa lượng flavonoid lớn và không có đường.
Điều trị cao huyết áp không nên ăn gì?
1. Không ăn đồ nội tạng
Huyết áp cao nên kiêng những thức ăn gì? Đây là bệnh tạo nên những yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch. Trong khi đó có một số loại chất béo trong máu có thể làm tăng huyết áp.
Theo đó, người bệnh cần tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol như nội tạng động vật. Ăn nhiều tim, gan, óc, thận sẽ làm tăng mỡ máu, mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Tránh xa nội tạng động vật để huyết áp không tăng
2. Cắt giảm lượng caffein
Cao huyết áp kiêng ăn gì? Một trong những nguyên nhân làm huyết áp tăng đột ngột đó là do cơ thể nạp quá nhiều cafein. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh tim hay tăng huyết áp ở những người có thói quen uống trà hoặc cà phê thường xuyên ở mức vừa phải thấp hơn hẳn so với người không dùng.
Tuy nhiên, giống như những loại thực phẩm khác thì việc sử dụng quá nhiều caffeine là không nên. Đặc biệt là người cao huyết áp vì nó có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh nên cân đối lượng cà phê tiêu tụ để hạ huyết áp tại nhà.
3. Ăn ít đường
Cao huyết áp nên kiêng gì? Các chuyên gia về tim mạch đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thức uống ít đường mỗi ngày có liên quan đến việc hạ huyết áp.
Bệnh cao huyết áp kiêng ăn nhiều đường
Bên cạnh đó thì các loại carbs tinh chế như bột mì trắng sẽ chuyển đổi nhanh chóng thành đường trong máu và có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe tim mạch, huyết áp.
Do đó, người bị huyết áp cao nên ăn theo chế độ ăn kiêng ít tinh bột low-carb để giảm và ổn định huyết áp.
4. Hạn chế hấp thụ muối
Huyết áp cao không nên ăn muối vì muối là một trong những thủ phạm chính gây ra bệnh huyết áp; các bệnh lý về tim mạch và đột quỵ. Trong muối chứa nhiều natri khiến dịch tế bào tiết nhiều hơn, tim đập nhanh và huyết áp tăng cao.
Bệnh cao huyết áp không nên ăn quá 5g muối/ngày
Cách điều trị huyết áp cao tại nhà đó là hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn. Các gia vị mặn như muối, mắm, hạt nêm,... không nên ăn quá 5g mỗi ngày mà hãy dùng thảo mộc hoặc gia vị khác để thay thế.
Những thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán; hay món ăn muối chua như cà muối, dưa muối, kim chi,... chứa lượng muối lớn nên cần hạn chế trong khẩu phần ăn. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm tươi sống để mang về nhiều lợi ích cho sức khỏe.
5. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn
Nguyên nhân tăng huyết áp do rượu chiếm đến 16% tổng số người mắc bệnh. Nếu cơ thể tích lũy một lượng lớn cồn sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nếu cơ thể hấp thụ lượng rượu vừa phải thì sẽ hỗ trợ cho việc bảo vệ tim.
Hạn chế đồ uống có cồn nếu bị bệnh cao huyết áp
Do đó, các chuyên gia chỉ khuyến nghị người bệnh nên hạn chế uống rượu thay vì cấm hẳn để chữa cao huyết áp. Liều lượng tốt nhất cho nam giới là 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày còn với nữ giới là 1 ly.
4 Nguyên tắc điều trị cao huyết áp
1. Chế độ ăn uống phù hợp
Để điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Nguyên tắc đầu tiên người bệnh cần nhớ đó là chế độ dinh dưỡng phù hợp với 3 tiêu chí: không ăn nội tạng, ăn nhạt và bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong thực đơn hàng ngày.
Như đã nói ở trên thì huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Do đó những thực phẩm nhiều muối hay chất béo giàu cholesterol như nội tạng sẽ làm tăng nguy cơ cho người bệnh.
Thay vào đó, rau xanh, hoa quả sẽ tốt cho người bệnh. Bạn có thể bổ sung cần tây, cải cúc, cà chua, cà tím, rau muống,... vào bữa ăn hàng ngày.
2. Tạo thói quen vận động
Để quá trình điều trị bệnh cao huyết áp được hiệu quả thì yếu tố vận động không thể thiếu. Việc vận động, tập thể dụng giúp làm ấm cơ thể. Từ đó máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng xuất hiện các cục máu đông hay xơ vữa động mạch.
Vận động tốt cho sức khỏe, đặc biệt người bệnh huyết áp
Vận động còn giúp duy trì và kiểm soát cân nặng, tánh béo phì. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý là mùa đông nhiệt độ thấp. Không nên dậy quá sớm mà hãy tập muộn hơn chút so với mùa hè.
3. Kiểm tra thường xuyên
Cao huyết áp là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu phát hiện và điều trị đúng cách thì có thể giảm đáng kể nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần đến khoa tim mạch để thăm khám, uống thuốc đều đặn để kiểm soát huyết áp, tránh tai biến, đột quỵ.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp để kiếm soát chỉ số
Nên khám bệnh đều đặn trong suốt quá trình điều trị để theo dõi tác dụng của thuốc nhằm có được sự điều chỉnh phù hợp.
Những phương pháp trị huyết áp chưa được y khoa chứng minh thì không nên tự ý sử dụng. Việc sử dụng thuốc hay hạ huyết áp đến mức nào phải do bác sĩ chuyên môn quyết định.
4. Đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa
Bệnh tăng huyết áp thường không có dấu hiệu cảnh báo trước, trong khi đó, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Đột quỵ, xuất huyết não,...
- Các biến chứng về tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim,...
- Bệnh về thận như suy thận...
- Thậm chí bệnh còn có thể gây mù lòa.
Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Khám cùng bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn và kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị y khoa hiện đại, tiên tiến là cách tốt nhất để phát hiện bệnh lý cũng như lên phác đồ điều trị phù hợp.
Khám sức khỏe tổng quát tại BV Phương Đông
Thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Gói dịch vụ khám bệnh tổng quát tại BVĐK Phương Đông được nghiên cứu và xây dựng nhằm giúp người bệnh theo dõi sức khỏe đều đặn, sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể. Trong đó có bệnh về huyết áp, tim mạch.
Tại Bệnh viện Phương Đông, gói khám bệnh tổng quát gồm các hạng mục sau:
- Kiểm tra thể lực: cân nặng, đo chiều cao, HA, chỉ số BMI nhằm đánh giá nguy cơ bệnh lý, thể lực.
- Khám nội tổng quát nhằm kiểm tra, phát hiện các bệnh lý hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết,...
- Khám chuyên khoa mắt
- Nội soi Tai- Mũi- Họng
- Khám chuyên khoa răng hàm mặt
- Khám ngoại da liễu
- Khám sản phụ khoa
- Chụp Xquang ngực phẩm
- Siêu âm ổ bụng
- Siêu âm tử cung phần phụ
- Siêu âm tiền liệt tuyến
- Siêu âm tuyến giáp
- Điện tâm đồ
- Chụp Xquang tuyến vú
Cùng nhiều xét nghiệm máu khác tùy vào độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình hoặc theo chỉ định thêm của Bác sĩ để chẩn đoán bệnh.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần tại Phương Đông
Đặc quyền khi khám bệnh tại Phương Đông:
- Bảng giá dịch vụ công khai
- Áp dụng đồng thời BHYT, BHBL
- Khuôn viên rộng gần 10ha mang đến không gian thoáng sạch, giảm căng thẳng, lo lắng
- Bác sĩ là những chuyên gia với chuyên môn cao
- Bệnh viện phòng dịch an toàn theo tiêu chuẩn BYT
- Toàn bộ nhân viên được xét nghiệm PCR định kỳ.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về thắc mắc điều trị cao huyết áp nên ăn gì và không nên ăn gì. Để không phải chờ đợi cũng như chủ động hơn về lịch khám tại bệnh viện, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh chóng.