Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đỗ Linh Chi

16-01-2021

goole news
16

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt với phụ nữ mang thai, nhất là ở thời điểm đầu thụ thai. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào, nên ăn gì, kiêng gì để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé và sức khỏe của mẹ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của việc đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong thời gian mang bầu, chế độ dinh dưỡng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt vào thời điểm 3 tháng đầu là thời gian đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Lý do là bởi vì trong thời gian này, thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể và khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên em bé đã có đầy đủ các cơ quan. 

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu

Chính vì vậy để em bé có được sự phát triển toàn nhất đồng thời ngăn ngừa mắc các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý. Một thực đơn dinh dưỡng cân đối và đầy đủ sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi. 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì và nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Mặc dù chúng ta đều biết chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng với mẹ bầu thời kỳ này tuy nhiên rất nhiều người gặp phải tình trạng ốm nghén, ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng được cung cấp. 

Để đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai cần áp dụng nguyên tắc sau đây:

  • Thực đơn xây dựng phong phú, đa dạng, đầy đủ các nhóm chất: Để em bé có được sự phát triển tốt mẹ bầu cần cung cấp đa dạng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Đường bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất bao gồm, canxi, sắt, magie, phốt pho,... Lưu ý đảm bảo thực đơn của mẹ luôn đa dạng các món ăn từ thịt cá đến rau xanh và hoa quả. 
  • Chia nhỏ bữa ăn: Một trong những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Việc làm này sẽ giúp mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé và giảm tình trạng ốm nghén. Bên cạnh các bữa ăn chính mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa hay một số loại hạt để có được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. 
  • Tăng cường rau củ quả để bổ sung nước cho cơ thể: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, đừng bỏ qua rau xanh và củ quả. Trong thành phần của hoa quả và rau xanh có lượng khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của trẻ, làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra khi người mẹ uống đủ nước mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm tình trạng táo bón. 

Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các nhóm chất

Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các nhóm chất

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và tránh ăn gì là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn. Phần dưới đây là tư vấn của chuyên gia về vấn đề này. 

Có bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, axit folic và sắt. Ngoài ra đừng quên  thêm rau củ quả tươi vào thực đơn mỗi ngày nhé. 

  • Thực phẩm giàu protein: Có bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, thực đơn bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu protein. Đây là thành phần cần thiết đối với sự phát triển của các mô vì thế quá trình mang thai hết sức cần thiết. Mẹ bầu cần được cung cấp hàm lượng đạm cao hơn so với thông thường. Chuyên gia cho biết hàm lượng này cần đạt được khoảng 90g mỗi ngày. Chính vì thế chị em nên bổ sung thịt nạc, cá, đậu, sữa, trứng vào chế độ ăn hàng ngày để cung cấp đủ protein.
  • Thực phẩm giàu sắt: Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu sắt. Lý do là bởi sắt là một trong những chất vô cùng quan trọng với chị em mang bầu. Việc bổ sung đủ hàm lượng sắt sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu và nhờ đó thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Nhóm thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào bao gồm thịt nạc, các loại hạt và rau màu xanh đậm. 
  • Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic là chất có vai trò quan trọng trong thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu. Việc bổ sung axit folic sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh hay nứt đốt sống ở thai nhi. Do vậy mẹ bầu nên ăn nhiều các thực phẩm chứa axit folic như các loại rau xanh đậm, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt… đồng thời có thể uống axit folic dạng bổ sung theo sự kê đơn của bác sĩ. 
  • Các loại rau củ quả: Trong rau xanh và củ quả có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất rất cần thiết với sự phát triển của thai nhi. Bổ sung thêm thành phần này vào thực đơn cũng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở mẹ bầu hiệu quả. Vì thế món ăn cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiết rau củ quả.

Rau củ quả rất cần thiết với mẹ bầu

Rau củ quả rất cần thiết với mẹ bầu

3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh nhóm thực phẩm nên ăn, chị em mang thai 3 tháng đầu cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm. Lý do là bởi nhóm thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì, theo bác sĩ chuyên khoa chị em nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung: Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng các loại thực phẩm gây co bóp tử cung để phòng ngừa nguy cơ sảy thai và động thai. Nhóm thực phẩm này bao gồm rau ngót, ngải cứu, rau răm, vừng, dứa, đu đủ xanh, mướp đắng,...
  • Nhóm đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi vì thế mẹ bầu cần hạn chế sử dụng, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ. 
  • Nhóm đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích: Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì, các chất kích thích bao gồm nước ngọt có ga, bia, rượu là nhóm đồ uống mẹ bầu nên tránh. Sử dụng các chất kích thích trong thời gian mang thai có thể gây dị tật, chậm phát triển thậm chí làm sảy thai. 
  • Đồ ăn tái, sống, ôi thiu: Những đồ ăn chưa được nấu chín hay ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh là nhóm thực phẩm nên loại bỏ trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu. Nhóm thực phẩm này có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc, gây tiêu chảy vì thế nên tuyệt đối tránh. 
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có thể chứa hàm lượng các chất bảo quản, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé nên mẹ cần hạn chế. 
  • Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối: Việc nạp quá nhiều muối khiến mẹ có thể bị phù hoặc gặp phải tình trạng huyết áp cao vì vậy nên ăn nhạt và tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ không chỉ gây đầy bụng khó tiêu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ do vậy hãy hạn chế ăn nhiều trong thời kỳ mang thai.

Mẹ bầu không nên sử dụng đồ ăn tươi sống

Mẹ bầu không nên sử dụng đồ ăn tươi sống

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần được chú ý đặc biệt. Dưới đây là gợi ý thực đơn cho mẹ bầu với sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

  • Bữa sáng: Nên ăn lúc 7h với các món chính là: 1 quả sapoche và 1 bánh giày nhân đậu.
  • Bữa phụ: Mẹ bầu cần ăn lúc 9h30 với 1 ly sữa và 1 trái chuối tiêu.
  • Bữa trưa: Là bữa chính, ăn lúc 12h với thực đơn gồm cơm, cá diêu hồng sốt cà và 1 món canh.
  • Bữa phụ: Ăn lúc 15h với 1 ly sinh tố, 1 củ khoai lang. 
  • Bữa tối: Mẹ bầu nên ăn lúc 18h với thịt bò xào, cơm, canh rau dền và 1 món rau xào. 
  • Bữa phụ tối: Mẹ bầu ăn lúc 20h với 1 ly sữa và bánh mì chả. 

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần được quan tâm và chú ý đặc biệt bởi chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho quý bạn đọc. Khi cần tư vấn hãy liên hệ tới số hotline 19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,474

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám