Gai xương bánh chè là gì? 3 dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ngọc Anh

20-07-2025

goole news
16

Gai xương bánh chè là một trong số các nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị đau nhức vùng khớp gối mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc leo cầu thang. Đây là chấn thương thường gặp ở người trung niên. Vậy đây là chấn thương như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết!

Gai xương bánh chè là gì?

Gai xương bánh chè không phải là bệnh lý xuất hiện đơn lẻ mà thường xuất hiện dưới dạng bệnh cảnh của thoái hoá khớp. Đây là bất thường xảy ra khi xương bánh chè hoặc các khu vực xung quanh phát triển các mỏm gai xương. Ngoài bệnh nhân có tiền sử thoái hóa khớp, nhiều người bị viêm khớp, chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông cũng có thể gặp phải tình trạng này. 

Bệnh không được điều trị sớm dễ dẫn đến tình trạng khô khớp, đau nhức khi vận động và tăng khớp thoái hoá càng ngày càng nặng. Một số người bị gai hoá nặng còn cảm thấy khó khăn khi đi lại, hạn chế khả năng di chuyển và đau nhức nhiều trong sinh hoạt, cuộc sống.

So sánh xương bánh chè bình thường và gai xương

So sánh xương bánh chè bình thường và gai xương

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai xương bánh chè

Như đã nhắc đến ở trên, thoái hoá khớp là nguyên nhân chính dẫn đến gai xương bánh chè. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy các xương ở khu vực này bị gai hoá như sau:

  • Thiếu dịch khớp: Dịch khớp gối là loại dịch nhầy tự nhiên có tác dụng giống như dầu bôi trơn giúp khớp di chuyển nhịp nhàng hơn khi hoạt động. Do đó, nếu lượng dịch ở các khớp đầu gối quá ít sẽ khiến khớp khô cứng, khó vận động, sụn khớp giòn và thúc đẩy quá trình gai hóa xương khớp diễn ra. 
  • Giãn dây chằng khớp gối: Dây chằng là một trong số các đầu mối, nối liền các xương trong khớp gối  và hỗ trợ các chuyển động của chân. Nhưng nếu các mối nối này trở nên lỏng lẻo, các mỏm gai xương sẽ mọc lên nhanh chóng.
  • Lão hoá theo tuổi tác Theo thời gian, các mô sụn khớp sẽ bị bong tróc kết hợp với các tổn thương vốn có tại khớp làm bộ phận này kém linh hoạt hơn trong các chuyển động
  • Làm việc quá sức: Nếu bạn mang vác vật nặng trong thời gian dài hay luyện tập thể dục thể thao cường độ cao thì thường có nguy cơ đau nhức, viêm khớp cao hơn người bình thường.
  • Lười vận động: Làm quá nhiều có thể khiến xương khớp thoái hoá sớm và làm quá ít cũng vậy. Những người làm công việc ít phải di chuyển như nhân viên văn phòng dễ có dấu hiệu khô dịch khớp gối và mắc bệnh
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Thiếu canxi, nạp quá nhiều dầu mỡ, các chất độc hại qua bữa ăn cũng làm tăng nguy cơ gai hoá ở xương 
  • Ảnh hưởng từ chấn thương trong quá khứ như gãy xương,...

Tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ hình thành gai xương

Tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ hình thành gai xương

3 triệu chứng nhận biết tình trạng gai xương bánh chè

So với các chấn thương về xương khác, xương bánh chè gai hoá có các biểu hiện rất điển hình như sau:

  • Đau nhức ở quanh khớp gối, cơn đau tê buốt và tăng dần khi vận động. Một số người còn nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục khi đứng lên, ngồi xuống
  • Khó cử động khớp gối, đôi khi mất cảm giác từ đầu gối xuống bàn chân
  • Tê bì, mỏi bàn chân và không cử động được tự nhiên
  • Chân mất sức, thực hiện các hoạt động nhanh và mạnh như chạy nhảy, leo cầu thang rất khó khăn

Với các dấu hiệu trên, người bệnh rất dễ bị viêm hoặc nhiễm trùng khớp, đặc biệt là nếu đầu gối bị va chạm khi tác động mạnh khi té ngã, chơi thể thao, gặp tai nạn,...

Điều trị gai xương bánh chè như thế nào?

Bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.  

Điều trị gai xương bánh chè bằng Tây Y

Theo các phương pháp y học hiện đại, bệnh nhân được chẩn đoán gai xương sẽ được dùng thuốc là chủ yếu và sẽ cảm thấy các triệu chứng được cải thiện rất nhanh sau khi sử dụng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ yêu cầu họ thay đổi lối sống sao cho phù hợp, cụ thể như:

  • Giữ cho cân nặng ở mức tiêu chuẩn để giảm nhẹ áp lực cho khớp gối
  • Kiên trì tập các bài luyện sức mạnh cơ cùng chuyên gia vật lý trị liệu
  • Hạn chế các hoạt động dồn áp lực lên khớp gối như chạy bộ, chơi thể thao đồng đội, chạy bộ,... Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang đạp xe

Lưu ý: Chỉ uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê, tuyệt đối không uống nước lá, đắp thuốc, mua thuốc chưa được kiểm định.

Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc

Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc

Điều trị gai xương bánh chè bằng các biện pháp y học cổ truyền

Thay vì chỉ uống thuốc không, với y học cổ truyền, bệnh nhân sẽ được tận dụng thêm sức mạnh của các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, điện xung,... Các bài thuốc thảo dược trong Đông Y cũng được bổ sung để cải thiện lưu thông máu, giảm đau và hỗ trợ tái tạo sụn khớp. 

Điều trị theo phương hướng này rất an toàn và có thể tác động từ sâu bên trong cơ thể nhưng điểm trừ là cần nhiều thời gian để phát huy.  Do đó, nó sẽ thích hợp hơn với các trường hợp gai xương bánh chè mức độ nhẹ hoặc hỗ trợ giảm cứng khớp, cải thiện khả năng vận động. 

Phẫu thuật ngoại khoa

Nếu các phương pháp trên đều không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ gai xương hoặc thay khớp nhân tạo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc kỹ càng.

Chấn thương xương nặng cần can thiệp ngoại khoa để điều trị

Chấn thương xương nặng cần can thiệp ngoại khoa để điều trị

Phòng tránh gai xương bánh chè như thế nào?

Chúng ta có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh gai xương bánh chè tại nhà bằng các phương pháp như sau:

  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều canxi, omega 3, vitamin vào bữa ăn, đồng thời, hạn chế các món ăn chứa nhiều đạm, chất béo động vật và đồ ăn nhiều phụ gia
  • Kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Dành thời gian rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao mỗi ngày
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định
  • Điều chỉnh thói quen sống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức trong thời gian dài

Có thể nói, gai xương bánh chè mặc dù không phải bệnh lý đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân. Do đó, ngay khi cảm nhận được các dấu hiệu đầu tiên, bạn nên đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám