Giang mai có ngứa không?

Giang mai có ngứa không?

Hỏi về: Nam học tiết niệu

Khách hàng: Nguyễn Văn

Đã hỏi: Ngày 03-07-2024

Chào bác sĩ. Khoảng 1 - 2 tháng về trước tôi có quan hệ tình dục, tuy nhiên không có biện pháp bảo vệ an toàn bằng bao cao su. Thời gian gần đây nhận thấy bộ phận sinh dục ngứa ngáy, đã thử dùng thuốc chống viêm và kháng sinh nhưng không hiệu quả nên nghi ngờ nhiễm virus bệnh giang mai. Liệu giang mai có ngứa không? Tôi có thể dựa vào triệu chứng này để xác định bệnh không? Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ LÊ QUANG ĐẠO - Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao

Đã trả lời / Chủ đề: Nam học tiết niệu

Trả lời: Giang mai có ngứa không?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đối với câu hỏi Giang mai có ngứa không? của bạn, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai, người bệnh có thể khởi phát một loạt triệu chứng khác nhau nhưng phần lớn không gây ngứa. Bạn có thể dựa vào biểu hiện ban đầu của bệnh, ví dụ như xuất hiện các vết loét vùng sinh dục, hậu môn hoặc niêm mạc miệng.

Theo các chuyên gia y tế, ngứa không phải dấu hiệu nhận biết chính của bệnh giang mai, nên rất khó để kết luận. Tuy nhiên, không phải bệnh không gây ngứa, tình trạng này vẫn có thể khởi phát ở vùng da xung quanh vết loét do viêm nhiễm thứ phát hoặc tổn thương da.

Giang mai vẫn có thể gây ngứa nhưng ít, không phổ biến

(Giang mai vẫn có thể gây ngứa nhưng ít, không phổ biến)

Vì không có biểu hiện rõ ràng nên bệnh thường khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường nhập viện khi đã diễn tiến nặng, làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, cần quan sát và theo dõi biểu hiện bộ phận sinh dục để kịp thời xử lý:

  • Giai đoạn 1: Vết loét không đau xuất hiện sau 3 - 90 ngày tiếp xúc với vi khuẩn giang mai. Vùng sinh dục, hậu môn, miệng là các vị trí dễ hình thành các vết loét mờ nhỏ, không gây đau hoặc ngứa.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện sau 3 - 6 tuần, tính từ khi xuất hiện vết loét không gây ngứa giai đoạn 1. Tuy nhiên có nhiều triệu chứng hơn như nổi ban giang mai, bướu bạch huyết, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, rụng tóc.
  • Giai đoạn 3: Giang mai diễn tiến nặng, sau khi xâm nhập cơ thể nhiều tháng hoặc năm. Khi này da xuất hiện các vết loét, các cơ quan khác như tim, não, mắt, xương, gan cũng bị tác động, gây bệnh.

Nhìn chung, để kết luận bản thân có mắc bệnh giang mai hay không, bạn không chỉ thể dựa vào biểu hiện ngứa mơ hồ. Để bảo toàn sức khỏe, bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa chuyên môn như Bệnh viện Phương Đông để thăm khám, kiểm tra và nhận hướng dẫn dùng thuốc, can thiệp phù hợp.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Viêm mào tinh hoàn bao lâu thì khỏi?

Đã hỏi: Ngày 03-07-2024
Chào bác sĩ. Gần đây tôi được chẩn đoán viêm mào tinh hoàn cấp tính, được hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh tại nhà. Dù đã được tư vấn kỹ lưỡng nhưng tôi vẫn còn...

Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?

Đã hỏi: 03-07-2024
Chào bác sĩ. Theo tôi tìm hiểu, xoắn tinh hoàn là bệnh lý có yếu tố di truyền, khiến hai bên tinh hoàn đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Vậy thưa bác sĩ, nếu...

Giải đáp: Tại sao tinh hoàn bên to bên nhỏ?

Đã hỏi: 01-07-2024
Chào bác sĩ, Hôm trước trong khi tắm em tình cờ chạm tay vào phần da dưới của tinh vật thì thấy không có gì bất thường. Tuy nhiên, hai bên tinh hoàn của em...

Tại sao tinh hoàn bên cao bên thấp?

Đã hỏi: 01-07-2024
Chào bác sĩ, Em có tinh hoàn bên phải cao hơn bên trái. Em không biết tại sao hai bên tinh hoàn của mình lại lệch và không bằng nhau. Mong được bác giải đáp!

Giải đáp: Tinh hoàn to có tốt không?

Đã hỏi: 01-07-2024
Chào bác sĩ, Tuần trước em có đi khám sức khỏe theo lịch của công ty, trong đó có khám Nam khoa thì mới biết kích thước tinh hoàn của mình lớn hơn bình thường,...
19001806 Đặt lịch khám