Hở hàm ếch là loại dị tật thường gặp trong các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mặc dù không gây tử vong nhưng có thể làm trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn uống và hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức về hở hàm ếch để giúp cho việc chăm sóc trẻ tốt hơn, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay về chủ đề này trong bài viết ngày hôm nay.
Hở hàm ếch là gì?
Hở hàm ếch (khe hở môi) và tật sứt môi (khe hở hàm) thường đi kèm với nhau, xuất hiện trong thời kỳ bào thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ trẻ sinh ra bị khe hở môi hoặc hở hàm ếch là khoảng 1/7000.
3 dạng khe hở môi - khe hở hàm phổ biến
Hở hàm ếch là khuyết điểm trong phát triển vòm miệng dẫn đến hình thành khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng. Còn sứt môi là tình trạng môi trên phát triển không đều, bị khiếm khuyết một phần nên tạo ra một hoặc cả hai khe nứt bên đường giữa môi trên.
Hở hàm ếch và tật sứt môi ở thai nhi có 3 dạng phổ biến là:
- Chỉ sứt môi, không hở hàm ếch.
- Chỉ hở hàm ếch, không sứt môi.
- Cả hở hàm ếch và sứt môi.
Khe hở môi, khe hở hàm có thể được chữa khỏi nhờ thực hiện phẫu thuật sau sinh.
Nguyên nhân gây hở hàm ếch
Tại sao trẻ bị khe hở môi - hàm chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều người. Nguyên nhân gây ra dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi rất phức tạp, hiện chưa biết chính xác. Tuy nhiên, được các chuyên gia cho rằng có sự liên quan mật thiết với yếu tố di truyền (từ cha, mẹ sang con) và yếu tố môi trường.
Ở thai nhi, môi hình thành vào giữa tuần tuổi thứ 4 và thứ 5. Còn hàm trên sẽ hình thành vào giữa thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ. Chính vì vậy, nếu thời điểm này có yếu tố bên ngoài không tốt tác động đến người mẹ trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị sứt môi và hở hàm ếch.
Không ít mẹ bầu lo lắng vì sao thai nhi bị dị tật khe hở môi - hàm
Một số nguyên nhân bên ngoài ngoài có thể gây hở hàm ếch, sứt môi như
- Người mẹ bị nhiễm virus trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ (tuần thứ 4 - tuần thứ 10) như cảm cúm, nhiễm virus Rubella…
- Sử dụng vitamin A liều cao.
- Chế độ dinh dưỡng kém, không cung cấp đủ vitamin B6, vitamin B12 và axit folic.
- Bố mẹ mắc bệnh giang mai, bệnh lậu không điều trị triệt để.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm tia phóng xạ (tia X), nhiễm hóa chất (Thalidomid, Dioxin).
- Tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt của người mẹ khi mang thai: suy dinh dưỡng hoặc béo phì, người lớn tuổi, tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài, uống rượu, hút thuốc…
Hở hàm ếch có nguy hiểm không?
Hở hàm ếch khổng chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Tùy thuộc vào mức độ khe hở hẹp hay rộng, không hoàn toàn hay hoàn toàn mà trẻ có khe hở môi - hàm còn có thể bị ảnh hưởng đáng kể về:
- Gây mất thẩm mỹ: Khe hở làm biến dạng môi, xương hàm, mũi, xương ổ răng, sau khớp cắn và xô lệch răng. Từ đó, khiến cho khuôn mặt của trẻ không được cân đối, hài hòa.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng: Khó bú, nghe kém, khó phát âm chuẩn “tròn vành rõ chữ”, dễ bị sặc thức ăn vào mũi và nôn thức ăn ra theo đường mũi.
- Xáo trộn tâm lý của trẻ: Cảm thấy mặc cảm, tự ti…
- Tác động không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhiều trẻ cảm thấy tự ti vì bản thân bị hở sứt môi - hở hàm ếch
Khi nào thì nên phẫu thuật sứt môi - hở hàm ếch cho trẻ?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhằm khắc phục hở hàm ếch ở trẻ đến cuối giai đoạn thiếu niên. Vậy khi nào nên thực hiện phẫu thuật cho trẻ chắc chắn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh có con không may mắn gặp phải dị tật này. Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, tiêu chuẩn chung để thực hiện phẫu thuật sứt môi - hở hàm ếch là:
- Phẫu thuật sứt môi: trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi và đạt cân nặng từ 5 - 6 kg.
- Phẫu thuật hở hàm ếch: trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi và cân nặng lớn hơn 10kg.
Về tổng quát, quy trình điều trị khe hở môi- hàm được bắt đầu từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, kéo dài đến lúc trưởng thành và được chia thành 9 giai đoạn sau:
STT
|
Thời gian
|
Nội dung can thiệp
|
1
|
Trước sinh
|
- Siêu âm phát hiện bất thường sứt môi - hở hàm ở thai nhi.
- PT can thiệp trong tử cung.
- Can thiệp tâm lý của bố mẹ, gia đình.
|
2
|
Từ khi sinh đến lúc 3 tháng tuổi
|
- Hướng dẫn tư thế bú.
- Sử dụng máng nắn chỉnh khe hở xương ổ răng.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Phát hiện các bệnh lý và dị tật khác.
|
3
|
Từ 3 - 6 tháng tuổi
|
|
4
|
Từ 12 - 18 tháng tuổi
|
- Phẫu thuật khe hở vòm.
- Khám tai - mũi - họng và đánh giá khả năng nghe của trẻ.
|
5
|
Từ 2 - 3 tuổi
|
- Tập nói cho trẻ.
- Điều trị răng sữa.
|
6
|
Từ 4 - 6 tuổi
|
- Sửa thẩm mỹ sẹo môi - mũi.
- Phẫu thuật đóng dò vòm.
|
7
|
Từ 6 - 12 tuổi
|
- Nắn chỉnh xương hàm và răng.
- Tâm lý của trẻ đến tuổi đi học.
|
8
|
Từ 13 - 17 tuổi
|
- Phẫu thuật ghép xương khe hở xương ổ răng.
- Nắn chỉnh xương hàm và răng.
|
9
|
Từ 18 - 20 tuổi
|
- Cắt gọt và di chuyển xương hàm.
- Sửa thẩm mỹ sẹo môi - mũi.
|
Cách phòng tránh dị tật khe hở môi- hàm ở thai nhi
Bất kỳ người cha, người mẹ nào cũng đều mong muốn con mình ra sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường. Vậy có cách nào trẻ sinh ra không bị sứt môi - hở hàm ếch. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng axit folic có thể giúp ngăn ngừa dị tật này hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung axit folic có thể phòng ngừa dị tật sứt môi - hở hàm ếch ở thai nhi
Phụ nữ trước và trong khi quá trình mang thai nên dùng từ 0.4 - 1 mg axit folic/ngày và nên uống trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng nên ăn loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic như rau xanh, cam quýt, các loại ngũ cốc…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng axit folic cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng axit folic liều quá cao, trừ một số trường hợp có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Vì vì khi sử dụng nhiều axit folic có thể gây tổn thương thần kinh và làm thiếu hụt vitamin B12.
- Một số thuốc tránh thai có thể làm giảm lượng axit folic trong cơ thể (như Depo Provera), vì thế sau khi dừng uống những loại thuốc này thì cần phải bổ sung axit folic.
- Tránh sử dụng các thuốc kháng axit folic như Methotrexate, Dilantin… trước và trong khi mang thai vì sẽ làm giảm axit folic trong cơ thể.
Bên cạnh đó, chị em nên xây dựng một chế dinh dưỡng hợp lý, tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất độc hại, luôn giữ tâm lý trong trạng thái thoải mái, tiêm phòng vacxin đầy đủ… để có một sức khỏe tốt, thai kỳ khỏe mạnh.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đã có cho bản thân những thông tin hữu ích về hở hàm ếch là là, phương pháp và thời điểm điều trị hở hàm ếch. Nếu con của bạn được phát hiện bị hở hàm ếch thì thay vì quá lo lắng, hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra vào có hướng can thiệp kịp thời.
Liên hệ ngay đến hotline 1900 1806, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.