Hướng dẫn bảo vệ đường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Phương Vũ

22-05-2025

goole news
16

Sức khỏe đường tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện, mà còn là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể trước vi khuẩn và virus gây bệnh.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm 

Trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này, chức năng tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất vẫn còn non nớt, hệ vi sinh đường ruột chưa cân bằng, và hàng rào miễn dịch còn yếu. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ gặp phải các vấn đề như:

  • Nôn trớ sau bú
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Dị ứng thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa

Chính vì vậy, việc bảo vệ hệ tiêu hóa từ sớm chính là đặt nền tảng vững chắc đảm bảo sức khỏe lâu dài của con.

Dinh dưỡng lành mạnh – bước đầu tiên nuôi dưỡng đường ruột khỏe

Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ  

Sữa mẹ không chỉ chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, mà còn rất dễ tiêu hóa và chứa các kháng thể giúp bảo vệ đường ruột của trẻ trong những tháng đầu hệ miễn dịch còn non nớt. Đặc biệt, sữa mẹ còn có prebiotic, “thức ăn” cho lợi khuẩn đường ruột, giúp duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong ruột bé.

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng và hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng và hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho trẻ tiếp tục bú mẹ kết hợp ăn dặm trong ít nhất một năm. Khi trẻ trên 1 tuổi có thể tiếp tục cho trẻ bú bao lâu tùy thuộc vào mẹ và nhu cầu của trẻ.

Trong trường hợp, người mẹ gặp vấn đề về sức khỏe hoặc không có đủ sữa, cần bổ sung sữa công thức, nên chọn loại gần với thành phần sữa mẹ, dễ tiêu hóa, và phù hợp với độ tuổi của bé.

Giữ vệ sinh cho trẻ

Thực tế cho thấy, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường miệng từ chính bàn tay người chăm sóc, đồ chơi, núm ti hay khăn sữa không sạch. Đó là lý do vì sao vệ sinh thân thể, đặc biệt là tay và vùng miệng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường ruột.

Rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.

Rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.

  • Vệ sinh tay cho người chăm sóc: Người lớn khi bế bé, pha sữa hay vệ sinh cho bé cũng cần rửa tay sạch bằng xà phòng để ngăn vi khuẩn truyền sang trẻ.
  • Giữ vệ sinh vùng miệng và mặt của trẻ: Sau khi bú, mẹ nên lau nhẹ miệng bé bằng khăn ẩm sạch; có thể dùng gạc rơ lưỡi chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.
  • Thay tã đúng giờ và vệ sinh vùng dưới cẩn thận: Việc này không chỉ giúp phòng hăm tã, mà còn giúp ngăn vi khuẩn có cơ hội xâm nhập ngược qua đường niệu hoặc hậu môn, từ đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và bài tiết.

Giữ vệ sinh đồ dùng ăn uống cho trẻ 

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chủ yếu bú sữa; nên để bảo vệ hệ tiêu hoá thì một điều quan trọng không kém, đó là giữ gìn vệ sinh dụng cụ ăn uống. Bình sữa, núm ti, thìa, chén, bát đều có thể là nơi cư trú của vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách. 

Ba mẹ cần nắm chắc một số lưu ý khi vệ sinh đồ dùng ăn uống cho trẻ:

  • Vệ sinh ngay sau khi sử dụng: Tránh để sữa hay thức ăn bám lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Dùng nước nóng để tráng lại: Nếu có thể, hãy tráng sơ qua bằng nước ấm để tăng hiệu quả làm sạch và diệt khuẩn; hoặc sử dụng các loại máy tiệt trùng, sấy khô để khử khuẩn.
  • Không dùng sản phẩm tẩy rửa thông thường: Nước rửa bát dành cho người lớn thường có chứa chất tạo bọt, hương liệu và chất tẩy mạnh, có thể lưu lại cặn hóa chất, dễ gây kích ứng nếu còn tồn dư trên bề mặt vật dụng của bé. Ba mẹ nên dùng các sản phẩm rửa bình và chén dành riêng cho bé; nhất là các dòng thuần chay như nước rửa bình sữa, chén bát và rau củ quả ATONO2 (Hàn Quốc). Sản phẩm có nguồn gốc thực vật, với công nghệ làm sạch an toàn, phù hợp cả với việc rửa rau củ quả.

Dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về tiêu hóa

Không phải lúc nào trẻ cũng thể hiện rõ ràng tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhưng ba mẹ nên chú ý các dấu hiệu sau:

  • Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc
  • Bụng căng cứng, hay xì hơi
  • Đi ngoài lỏng hoặc có nhầy, bọt
  • Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần (đối với trẻ bú mẹ) hoặc phân rắn, khô

Rối loạn tiêu hoá khiến bé quấy khóc, mệt mỏi.

Rối loạn tiêu hoá khiến bé quấy khóc, mệt mỏi.

Trong trường hợp này, nên đưa bé tới bệnh viện khám để có hướng xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tiêu hóa, thuốc nhuận tràng hay men vi sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Vì hệ tiêu hoá của trẻ giai đoạn này rất non nớt, các bài thuốc dân gian cũng có thể khiến tình trạng của trẻ càng trở nên nặng hơn. 

Chăm sóc hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh không phải là việc khó, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chủ động từ bố mẹ. Từ khâu cho bú, chọn sữa, vệ sinh dụng cụ ăn uống cho đến môi trường sống sạch sẽ, tất cả đều góp phần nuôi dưỡng một đường ruột khỏe mạnh.

11

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám