Lưỡi trắng không phải bệnh lý, đây là triệu chứng cảnh báo răng miệng không được chăm sóc kỹ lưỡng hoặc các bệnh lý liên quan như nấm miệng, giang mai, liken phẳng ở miệng,... Bệnh nhân rất khó chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng, chuyên gia khuyến nghị nên đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận hướng dẫn điều trị.
Lưỡi trắng là bệnh gì?
Lưỡi trắng là hệ quả sau thời gian dài tích tụ vi khuẩn, tế bào chết, mảnh vụn thức ăn ở bề mặt lưỡi. Đây vừa là hiện tượng tạm thời, vô hại nhưng trong một số trường hợp có thể cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn, cần được can thiệp kịp thời.
Nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhân cũng như bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Dưới đây là một số tác nhân góp phần khiến lưỡi có nhiều bợn trắng:
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu khiến lưỡi đóng bợn trắng, thậm chí xuất hiện những vết sưng nhỏ khó chịu. Nếu thức ăn thừa, tế bào chết, xác vi trùng mắc kẹt giữa các nhú, bề mặt lưỡi khi này sẽ xuất hiện thêm các mảng màu khác.
Bên cạnh đó, lưỡi bị trắng và hôi còn là hệ quả của các tác nhân tương đối lành tính khác như:
- Cơ thể mất nước, thiếu nước.
- Khi ngủ thở bằng miệng hoặc thường xuyên thở bằng miệng.
- Dùng nước súc miệng chứa cồn gây khô miệng.
- Thường xuyên hút thuốc lá, nhai thuốc lá.
- Lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu.
- Niêm mạc lưỡi bị kích ứng bởi các vật lạ như niềng răng, răng giả, răng bị mẻ,...

Những tác nhân gây lưỡi trắng bên cạnh chăm sóc vệ sinh răng miệng kém
Với nhóm nguyên nhân liên quan đến vệ sinh răng miệng, bệnh nhân có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi lối sinh hoặc và chăm sóc. Bạn nên làm sạch răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối sau bữa ăn.
Bệnh liken phẳng trong miệng
Bệnh liken phẳng trong miệng là một dạng viêm miệng làm hình thành các mảng bám trắng, dày bên trong khoang miệng và lưỡi. Bệnh gây kèm theo các triệu chứng như viêm loét, đau má, sưng đỏ (lưỡi, má và nướu).
Để dứt điểm tình trạng tưa lưỡi màu trắng bệnh nhân cần can thiệp điều trị nội khoa bằng thuốc. Tuy nhiên tuyệt đối không tự ý sử dụng, cần thăm khám và nhận chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Nấm lưỡi
Nấm lưỡi phần lớn gây nên bởi sự phát triển quá mức của nấm Candida, tăng sinh nhờ các điều kiện thuận lợi như tiếp xúc gần với người bệnh, tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn. Bệnh chủ yếu hình thành ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhóm đối tượng chưa thực sự hoàn thiện hệ miễn dịch.

Nấm Candida phát triển quá mức trong khoang miệng gây trắng lưỡi
Nấm Candida khi xâm nhập và phát triển bên trong khoang miệng có thể khiến lưỡi chuyển màu trắng đục, trắng nhạt. Một số triệu chứng khác có thể chú ý như mùi hôi khó chịu trong miệng, đau nhức, tăng tiết nước bọt hoặc chán ăn.
Ngoài trẻ nhỏ, nấm miệng có thể xảy ra nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, suy giảm miễn dịch, đang điều trị ung thư hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày. Nấm lưỡi cần được điều trị dứt điểm bằng thuốc, tiêu biểu như corticosteroid dạng hít.
Bệnh giang mai
Lưỡi xuất hiện mảng bám dày là một trong những triệu chứng hàng đầu cảnh báo bệnh giang mai. Bệnh khởi phát do nhiễm khuẩn Treponema pallidum, dễ dàng lây truyền khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
Giang mai là bệnh tình dục nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân cần tiếp nhận thăm khám, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưỡi có màu trắng nguy hiểm không?
Lưỡi trắng không phải tình trạng nguy hiểm nếu nguyên nhân xác định do vệ sinh răng miệng kém, khô miệng hoặc mất nước. Bệnh nhân có thể chủ động bằng cách chăm sóc răng miệng đều đặn hàng ngày, duy trì lối sống khỏe mạnh.

Lưỡi xuất hiện mảng bám trắng không nguy hiểm nếu do vệ sinh răng miệng kém
Đổi lại, trắng lưỡi kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau rát, mảng bám dày, bạn cần cẩn trọng vì có thể cảnh báo các vấn đề bệnh lý như tưa miệng, viêm lưỡi bản đồ,... Khi này lưỡi có màu trắng cần được thăm khám, điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, ngăn ngừa diễn tiến biến chứng nguy hiểm.
Cách trị lưỡi trắng theo nguyên nhân tương ứng
Điều trị lưỡi trắng cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó ngăn chặn chính xác sự diễn tiến của bệnh. Dưới đây là hướng khắc phục, xử lý mà bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh răng miệng kém: Chú ý điều chỉnh chế độ chăm sóc răng miệng, đánh răng nhẹ nhàng và dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Đồng thời bổ sung nước cho cơ thể, giữa độ ẩm phù hợp cho khoang miệng.
- Liken phẳng miệng: Không nhất thiết phải can thiệp điều trị chuyên sâu, thể nhẹ có thể cải thiện bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Trường hợp bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể hướng dẫn dùng thuốc xịt hoặc nước súc miệng chứa steroid.
- Nấm lưỡi: Bệnh nhân được dùng thuốc chống nấm dạng lỏng, gel, viên uống hoặc viên ngậm vào lưỡi. Tuy nhiên cần được kê đơn dùng bởi bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Hướng dẫn trị trắng lưỡi theo nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nhân nếu có bất kỳ nghi ngờ bệnh lý liên quan đến lưỡi trắng có thể liên hệ về 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Chúng tôi với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại, cam kết mang đến giải pháp điều trị thích hợp và dứt điểm.