Uống cafe thường giúp mang lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên, nhiều người có chung thắc mắc: Bệnh tim mạch có uống được cà phê không? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này qua các thông tin sau.
Uống cafe thường giúp mang lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên, nhiều người có chung thắc mắc: Bệnh tim mạch có uống được cà phê không? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này qua các thông tin sau.
Đã có nhận định cho rằng cafe có thể giúp duy trì sức khỏe của tim và chức năng mạch máu. Thậm chí có ý kiến chỉ ra rằng uống nhiều hơn ba tách cà phê mỗi ngày có thể bảo vệ chống xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cảnh báo rằng uống cafe, đặc biệt khi lạm dụng; có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Gây cứng động mạch chủ, góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nếu sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây ra hồi hộp, bồn chồn, run tay chân cho một số người. Lạm dụng thói quen uống cafe sẽ gây tăng huyết áp và tăng cholesterol.
Qua đó cho thấy, nếu uống nhiều cafe có khả năng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch.
Nhiều người có chung thắc mắc: Bệnh tim mạch có uống được cà phê không?
Trên thực tế, trong hạt cafe có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, đái tháo đường, đột quỵ. Nhưng ngược lại, trong thành phần của cà phê có caffein là một chất gây nghiện. Khiến tần số tim tăng lên, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cơn đau tim sau khi sử dụng nhiều cà phê là do lượng cafein trong máu ở mức cao và không kịp chuyển hóa. Đặc biệt, đối với những người có cấu trúc gen kém bền vững sẽ có nguy cơ cao mắc phải biến chứng đau tim. Và mức độ nghiêm trọng cũng tăng theo lượng tiêu thụ cà phê của người đó. Thậm chí, tuổi thọ của họ cũng sẽ giảm theo lượng cà phê mà họ nạp vào cơ thể.
Trong một vài trường hợp, các triệu chứng tim đập nhanh, dồn dập. Thậm chí có cảm giác như tim sắp thoát khỏi lồng ngực. Có thể xảy ra khi cơ thể đã hấp thụ quá nhiều lượng caffein. Hơn thế nữa, tình trạng tăng nhịp tim có thể dẫn tới các triệu chứng nguy hiểm khác. Như chóng mặt, hoa mắt, khó thở, run chân tay và mệt mỏi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cơn đau tim sau khi sử dụng nhiều cà phê là do lượng cafein trong máu ở mức cao và không kịp chuyển hóa.
Tác hại rõ rệt và phổ biến nhất của cafe tới tim nếu uống nhiều và thường xuyên là gây tăng nhịp tim. Theo chuyên gia tim mạch, thường xuyên uống cà phê và nhất là sử dụng loại cafe đen, đặc, nguyên chất; sẽ làm tăng nguy cơ đau tim.
Cà phê gây tăng huyết áp nhanh chóng. Qua đó kích thích các hoạt động của hệ thần kinh giao cảm; là chất xúc tác khiến cơn đau tim xảy ra.
Thành phần cafein trong loại đồ uống quen thuộc này cũng góp phần làm tăng lưu lượng tim; kích thích trung tâm hô hấp; làm giãn mạch phổi và phế quản.
Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người tiêu thụ cà phê ở mức trên trung bình (khoảng 2-3 ly mỗi ngày) sẽ tăng tới 60% nguy cơ xuất hiện chứng đau tim. Vì vậy, những người có tiền sử mắc bệnh tim hoặc có các vấn đề về tim mạch như nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim, suy mạch vành hoặc ngoại tâm thu. Cần hạn chế sử dụng cà phê.
Các triệu chứng tim đập nhanh, dồn dập có thể xảy ra khi cơ thể đã hấp thụ quá nhiều lượng caffein.
Để chấm dứt được những vấn đề do cafe gây ra với tim mạch. Người bệnh cần giảm thiểu hoặc từ bỏ thói quen uống cà phê càng sớm càng tốt.
Đối với những người mới uống cà phê lần đầu tiên hoặc uống lúc đói có thể gặp phải tình trạng “say cà phê”; nhất là cà phê đặc. Tình trạng này kéo theo những triệu chứng tiêu cực như tim đập nhanh, chóng mặt, tăng huyết áp … Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn chặn hoặc hạn chế hậu chế của tình trạng này. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây hi vọng rằng các bạn đã giải đáp được thắc mắc người bị bệnh tim mạch có được uống cà phê không cũng như những hệ lụy khi chúng ta quá lạm dụng cafe. Qua đó, cũng hiểu hơn các biện pháp hạn chế các tác hại từ cafe tới sức khỏe tim mạch.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.