Mách bạn các mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản, hiệu quả

Ngọc Anh

19-03-2025

goole news
16

Cảm giác bị vướng cổ họng tuy không gây đau đớn nhưng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng này thì có thể áp dụng các mẹo chữa vướng cổ họng trong bài viết dưới đây! 

Bị vướng cổ họng nhưng không đau có sao không?

Cảm giác vướng ở cổ họng không chỉ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, mất khẩu vị mà nó còn cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

  • Viêm amidan: Amidan là tổ chức lympho phía sau cổ họng với cấu tạo nhiều khe, hốc nhỏ nên dễ trở thành nơi lưu trú của các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Khi đó, amidan sẽ viêm, sưng to và chèn ép ở cổ họng khiến bệnh nhân có cảm giác nghẹn, vướng, khó thở, khó nuốt, đau rát họng, sốt,...
  • Viêm xoang: Cảm giác vướng cổ họng, khó thở,... cùng với nghẹt mũi, đau vùng xương mặt,... là một trong những biểu hiện của bệnh lý viêm xoang. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc, tạo cảm giác vướng cổ họng, khó thở và ợ chua
  • Viêm họng mãn tính: Viêm nhiễm kéo dài ở họng gây sưng tấy, tiết dịch nhầy và cảm giác khó chịu, vướng víu ở họng
  • Ung thư hạ họng: Bệnh nhân bị khó thở, nuốt đau, vướng họng và sờ thất hạch ở cổ
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Các nhiễm trùng về đường hô gấp khiến bệnh nhân có biểu hiện ngứa họng, khó thở
  • Bệnh lý tuyến giáp: Bướu giáp, ung thư tuyến giáp,... cũng khiến bạn bị vướng họng.
  • Yếu tố tâm lý: Lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài cũng khiến người bệnh có biểu hiện này

Khi bị vướng cổ họng bạn cần áp dụng các mẹo chữa bệnh càng sớm cáng tốt

Khi bị vướng cổ họng bạn cần áp dụng các mẹo chữa bệnh càng sớm cáng tốt

Bên cạnh áp dụng những mẹo chữa cổ họng đơn giản tại nhà nếu tình trạng vướng mắc ở cổ họng diễn ra lâu dài, bạn nên cân nhắc đến các Bệnh viện uy tín để được tìm chính xác nguyên nhân và điều trị triệt căn, kịp thời.

Mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản

Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa vướng cổ họng được lưu truyền được lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng này và hỗ trợ hồi phục sức khoẻ như sau:

Chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên

Mẹo chữa vướng cổ họng phổ biến nhất là dùng mật ong và gừng để chữa vướng cổ họng. Đối với mật ong, đây là hoạt chất chứa nhiều enzyme và hợp chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng. Nó cũng có tác dụng làm dịu cổ họng bằng cách tạo một lớp màng bảo vệ trên niêm mạc họng, giảm kích ứng và làm dịu cơn đau rát. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nước ấm pha mật ong: Pha 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất với nước ấm, dùng 2 - 3 lần/ ngày, uống trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy
  • Gừng tươi ngâm mật ong: Gừng tươi rửa sạch, thái mỏng xếp từng lớp gừng và mật ong vào lọ thuỷ tinh, đậy kín để ở nơi thoáng mát khoảng 2 -3 ngày. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lát gừng ngâm mật ong hoặc pha với nước ấm uống.
  • Trà gừng mật ong: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng cho gừng vào ấm đun sôi cùng với nước lọc. để nguội bớt, lọc lấy nước thêm mật ong vào khuấy đều vào uống 2 -3 lần/ ngày

Cách chữa đau cổ họng bằng gừng vừa đơn giản vừa hiệu quả

Cách chữa đau cổ họng bằng gừng vừa đơn giản vừa hiệu quả

Đối với gừng, đây là loại thực phẩm tổng hợp rất nhiều thành phần chống viêm, giúp giảm sưng viêm và kích thích cơ thể sản xuất dịch nhầy để long đờm và làm sạch đường hô hấp hiệu quả. Bạn có thể kết hợp gừng và mật ong như gợi ý trên hoặc dùng gừng làm nước súc miệng theo chỉ dẫn:

  • Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Hòa tan một ít muối vào nước ấm, cho thêm gừng đã giã vào khuấy đều.
  • Súc miệng bằng hỗn hợp này 2-3 lần/ngày.

Dùng thuốc

Nếu áp dụng các cách chữa vướng cổ họng trên mà không hiệu quả bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc kháng viêm để loại bỏ cảm giác vướng ở cổ họng không đau như:

  • Dùng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi
  • Dùng thuốc xịt họng
  • Uống thuốc kháng viêm, kháng axit hoặc giảm đau
  • Uống thuốc ức chế bơm Proton, thuốc hệ H2 để giảm axit dịch vị trong dạ dày

Bạn cũng có thể dùng thuốc để giảm các triệu chứng đau rát họng

Bạn cũng có thể dùng thuốc để giảm các triệu chứng đau rát họng

Lưu ý rằng việc dùng thuốc phải được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn chỉ nên dùng đúng liều để tránh gặp phải các rủi ro sức khoẻ do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Đặc biệt, bạn nên đến Bệnh viện để được thăm khám ngay nếu:

  • Cảm giác nuốt vướng ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện thường xuyên hơn
  • Thay đổi giọng nói, bạn bị khàn tiếng và giọng trầm hơn
  • Sốt cao không hạ
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi, xương khớp yếu

Can thiệp thủ thuật

Các phương pháp/ mẹo chữa vướng cổ họng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cách tốt nhất khi bạn có cảm giác này là đến các Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ y tế bằng cách:

  • Nội soi đường tiêu hoá để quan sát hình ảnh cổ họng, thực quản, cổ họng, thực quản, dạ dày, tình trạng thu hẹp thực quản và còn có thể phát hiện những khối u bên trong thực quản
  • Nội soi thanh quản phát hiện những bất thường ở cổ họng và thanh quản

Xem thêm: Nội soi họng phát hiện ra bệnh lý gì? Cần chuẩn bị gì trước khi soi?

Sau khi tìm hiểu kỹ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bao gồn:

  • Điều trị nội khoa: Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân
  • Tiêm botulinunm để hạn chế tình trạng co thắt cơ nếu cảm giác khó nuốt là do các vấn đề liên quan đến thần kinh, phẫu thuật mở rộng thực quản và phẫu thuật để loại bỏ vật cản gây ra
  • Trong trường hợp tình trạng nghẹn ở cổ gây cản trở quá trình ăn uống, bác sĩ sẽ chỉ định truyền thức ăn bằng đường ống để cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho ruột và dạ dày để duy trì sức khoẻ tổng thể cho bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân không ăn được, bác sĩ sẽ truyền dinh dưỡng qua đường ống cho người bệnh

Nếu bệnh nhân không ăn được, bác sĩ sẽ truyền dinh dưỡng qua đường ống cho người bệnh

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên:

  • Thay đổi chế độ ăn: Khi bị vướng cổ họng khó thở, bệnh nhân không nên ăn thức ăn đặc và cứng mà nên tiêu thụ các món ăn mềm, dễ nhai, nuốt thanh đạm ở nhiệt độ phòng.
  • Ngậm tỏi tươi, chanh đào với mật ong, uống nước ấm để giúp cổ họng dễ chịu hơn
  • Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm

Nếu bạn bị vướng cổ họng lâu ngày không khỏi, gợi ý bạn đến Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám và điều trị. Chuyên khoa Tai mũi họng được đầu tư đồng bộ ngay từ đầu với hệ thống máy, thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như BS CKII Nguyễn Thị Thu Yến, BS CKI Mai Văn Nghĩa, Ths. BS Đỗ Thái Sơn,... đảm bảo sẽ đem lại trải nghiệm y tế thoải mái, an tâm cho khách hàng.

Có thể nói, vướng cổ họng thường do viêm họng hoặc trào ngược dạ dày. Để giảm triệu chứng, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên như uống nước ấm pha mật ong gừng, súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm chanh muối. Những cách này giúp làm dịu cổ họng, kháng viêm và giảm sưng tấy.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

79

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám