Miệng tiết nhiều nước bọt và buồn nôn là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng hoặc rối loạn thần kinh. Đi kèm với tình trạng này, người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy khó chịu ở cổ họng, phải nuốt liên tục và chán ăn. Tình trạng kéo dài có thể gây mất nước, sụt cân và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân của tình trạng miệng tiết nước bọt buồn nôn
Miệng tiết nhiều nước bọt buồn nôn là một vấn đế sức khoẻ của tuyến nước bọt - bộ phận nằm ở xung quanh nước bọt, bao gồm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi, chịu trách nhiệm sản xuất nước bọt, thúc đầy tiêu hoá và bảo vệ răng miệng. Thông thường, 1 người khoẻ mạnh có thể tiết ra khoảng 0,5 - 1,5 lít nước bọt mỗi ngày.

Tiết nước bọt bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khoẻ nguy hiểm
Do đó, nếu trường hợp người bệnh tiết ra nhiều nước bọt hơn khi không ăn, nói hay ngủ thì được xem là biểu hiện bất thường. Các vấn đề sức khoẻ này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như các bệnh lý ở đường tiêu hoá tiêu hóa cho đến rối loạn thần kinh hoặc nội tiết. Một số nguyên nhân phổ biến được lý giải như sau:
- Rối loạn tiêu hóa: Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) kích thích tăng tiết nước bọt và gây buồn nôn.
- Ngộ độc thực phẩm hoặc ăn phải thực phẩm khó tiêu, nhiễm khuẩn cũng gây phản ứng buồn nôn và tăng tiết nước bọt.
- Mang thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng buồn nôn và tiết nhiều nước bọt thường xảy ra.
- Rối loạn thần kinh: Bệnh Parkinson hoặc tổn thương dây thần kinh cũng liên quan đến kiểm soát nước bọt.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc điều trị động kinh, thuốc an thần hoặc hóa trị, có thể gây ra tình trạng này.
- Nhiễm trùng khoang miệng hoặc hầu họng: Viêm lợi, viêm họng, hoặc nhiễm virus cũng có thể dẫn đến bệnh lý này.

Những bất thường ở khoang miệng và hầu họng như viêm lợi, viêm họng có thể khiến bạn tiết nhiều nước bọt hơn bình thường và dễ buồn nôn
Miệng tiết nước bọt buồn nôn ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Trên thực tế, tiết nước bọt kéo dài có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Dễ thấy trong sinh hoạt, khi nước bọt tiết quá nhiều, người bệnh phải nuốt liên tục hoặc mang khăn giấy để lau. Điều này có thể khiến những người xung quanh chú ý, cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, bệnh nhân có xu hướng ngại giao tiếp, né tránh các cuộc gặp gỡ, sống khép mình quá mức. Theo thời gian, tính cách của người bệnh có thể thay đổi, dễ mệt mỏi, chán nản, u uất,...
Ngoài ra, bệnh nhân có biểu hiện miệng tiết nhiều nước bọt buồn nôn có nguy cơ cao mắc các biến chứng về:
- Mất nước và rối loạn điện giải: Tiết quá nhiều nước bọt, nhất là khi kèm buồn nôn và nôn ói có thể gây mất nước. Triệu chứng này nhìn chung sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và mất sức.
- Giảm cân, suy nhược: Buồn nôn liên tục làm người bệnh không còn cảm giác thèm ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Nếu kéo dài, có thể gây sụt cân, suy nhược cơ thể.
- Rối loạn tiêu hóa: Nếu nguyên nhân là trào ngược dạ dày, tình trạng này thường đi kèm với đầy bụng, ợ hơi, nóng rát thực quản, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
- Sặc nước bọt, nước bọt đi vào đường thở và phổi gây viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp,...
Bên cạnh những bất tiện trong cuộc sống và những nguy cơ về mặt sức khoẻ, người bệnh cũng dễ gặp các vấn đề tâm lý như:
- Lo âu, căng thẳng: Cảm giác buồn nôn liên tục khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện bất ngờ ở những tình huống quan trọng (như họp hành, thuyết trình).
- Rối loạn giấc ngủ: Buồn nôn về đêm hoặc tiết nước bọt khi nằm làm gián đoạn giấc ngủ. Người bệnh có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm để khạc nước bọt hoặc vệ sinh cá nhân, thay quần áo dẫn đến thiếu ngủ. Về lâu dài, mất ngủ khiến tinh thần suy sụp, thiếu tập trung.
- Ngại ăn uống: Nhiều người sợ buồn nôn sau khi ăn nên ăn rất ít hoặc tránh ăn, điều này khiến các biến chứng về đường tiêu hoá đến sớm hơn.
Các triệu chứng của miệng tiết nước bọt buồn nôn
Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng đi kèm, không chỉ miệng tiết nước bọt buồn non như:
- Với hệ tiêu hoá
- Buồn nôn và nôn
- Đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua nếu nguyên nhân là trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Đau vùng thượng vị: Cảm giác nóng rát hoặc đau âm ỉ vùng trên rốn, đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Nếu nguyên nhân liên quan đến rối loạn tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Với đường hô hấp
- Ho, khò khè
- Khó thở hoặc cảm giác nghẹn ở cổ họng, liên quan đến dị ứng hoặc viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tăng tiết dịch mũi hoặc viêm xoang: Trào ngược axit đôi khi có thể gây viêm mũi xoang thứ phát.
- Với các cơ quan thần kinh:
- Chóng mặt, choáng váng
- Đau đầu, đau nửa đầu (migraine)
- Run rẩy hoặc yếu cơ
Đôi khi, bệnh nhân cũng có thể bị giảm cân không rõ nguyên nhân, nổi mẩn da hoặc có các triệu chứng toàn thân khác.

Người bệnh bị có thể bị buồn nôn và nôn thường xuyên
Cách chẩn đoán các vấn đề sức khoẻ liên quan đến miệng tiết nước bọt buồn nôn
Như đã đề cập đến ở trên, bất thường ở tuyến nước bọt này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi chi tiết về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và đưa ra các chỉ định để thăm khám chuyên sâu hơn như:
- Khám lâm sàng: Kiểm tra khoang miệng, họng và các dấu hiệu thần kinh bất thường.
- Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng hoặc rối loạn nội tiết.
- Nội soi dạ dày nếu nghi ngờ trào ngược dạ dày.
- Chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI) nếu cần loại trừ các bệnh lý thần kinh và đánh giá chi tiết các bệnh lý trong ổ bụng
Cách điều trị miệng tiết nước bọt buồn nôn hiệu quả
Tuỳ tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tình trạng miệng tiết nước bọt buồn nôn theo nhiều phương pháp như sau:
Điều trị nguyên nhân
- Trào ngược dạ dày: Sử dụng thuốc ức chế axit (như omeprazole) và thay đổi thói quen ăn uống.
- Nhiễm trùng khoang miệng: Điều trị kháng sinh hoặc kháng viêm nếu do viêm nhiễm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Cân nhắc đổi hoặc điều chỉnh liều thuốc.

Chỉ định uống thuốc có thể được đưa ra
Điều chỉnh lối sống
Bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về thói quen sinh hoạt cho để bệnh nhân chăm sóc sức khoẻ tốt hơn như:
- Ăn chậm và ăn no vừa phải, tránh đồ cay nóng, dầu mỡ và thức uống có ga.
- Nằm cao đầu để giảm trào ngược.
- Tập thể dục thường xuyên, giảm stress.
- Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia
Điều trị triệu chứng
Trong vài trường hợp, nếu triệu chứng của bệnh nhân khá nặng , bác sĩ có thể cho phép bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc chống nôn để giảm cảm giác buồn nôn. Thuốc trung hoà axit dạ dày để hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc thực quản,...
Hiện nay, Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dẫn đầu là đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tận tâm, có kinh nghiệm điều trị thành công cho nhiều ca bệnh; hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy nội soi tai mũi họng Karl Stortz, máy cắt đốt Plasma, máy cắt Amygdales, dụng cụ mổ chỉnh hình vách ngăn Karl Stortz, kính hiển vi phẫu thuật,...

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Có thể nói, miệng tiết nhiều nước bọt buồn nôn là phản ứng tự nhiên khi cơ thể gặp vấn đề tiêu hóa hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này dễ gây mệt mỏi, suy giảm dinh dưỡng và mất tập trung. Khi gặp các vấn đề sức khoẻ này, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.