Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thu Hiền

09-09-2023

goole news
16

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể lây truyền dễ dàng qua không khí với những biểu hiện khác nhau. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách phòng ngừa như thế nào hiệu quả? Các bạn hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?

Các cơ quan của đường hô hấp trên như: Vòm họng, mũi, thanh quản... xuất hiện tình trạng viêm nhiễm được gọi là URTI. Đây chính là từ viết tắt của viêm đường hô hấp trên (Upper Respiratory Tract Infection) hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Hiểu thế nào là nhiễm trùng đường hô hấp trênHiểu thế nào là nhiễm trùng đường hô hấp trên

Người bình thường dễ dàng bị mắc nếu tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh hoặc thông qua hắt hơi, ho. Đối với những người có sức đề kháng tốt, bệnh có thể thuyên giảm sau vài ngày mà không cần điều trị. Trường hợp triệu chứng ngày càng tiến triển nặng thêm mà không thuyên giảm thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng đường hô hấp do đâu?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguyên nhân chủ yếu là virus. Do đó, đây là bệnh dễ lây lan nên ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi thường xuyên cho tay vào mũi, miệng, hay tiếp xúc với những đứa trẻ mang virus. 

Virus là tác nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp trên

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên bao gồm:

  • Những người bị bệnh về tim phổi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
  • Người tiếp xúc gần với môi trường có khả năng mang mầm bệnh như trường học, nhà trẻ.
  • Những người hút thuốc, bao gồm thuốc lá, thuốc lào.
  • Người bị bất thường về giải phẫu ở khu vực phía trên của cơ thể như: Đa polyp mũi, dị dạng mặt...
  • Người có sức đề kháng kém, cơ địa yếu, miễn dịch suy giảm.
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính hoặc đang điều trị bệnh có dùng Corticoid.
  • Trẻ sinh non hoặc dưới 6 tháng tuổi.
  • Người trong độ tuổi trung niên.
  • Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.

Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp

Viêm đường hô hấp trên với các bệnh lý phổ biến bao gồm:

Viêm họng

Viêm họng với các biểu hiện đau, rát họng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Viêm họng dễ chẩn đoán thông qua xét nghiệm và nội soi họng. Do đó, người bệnh nên kiểm tra ngay khi có biểu hiện để được điều trị kịp thời.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng viêm, sưng nề các mô, tổ chức ở vùng thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu là do nói nhiều hoặc do nhiễm virus. 

Cảm lạnh

Cảm lạnh là tình trạng virus xâm nhập vào các cơ quan như cổ họng, mũi, sau đó gây kích ứng và làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp trên. Bệnh thường kéo dài 10 – 14 ngày với biểu hiện mệt mỏi, kiệt sức, ho nhiều... 

Trong trường hợp người bệnh thấy khó thở kèm theo sốt thì cần nghĩ đến bệnh khác nghiêm trọng hơn. Đồng thời, cần phải đi khám chuyên khoa để được chăm sóc y tế kịp thời.

Viêm xoang

Đây là bệnh lý xuất hiện tình trạng viêm một hoặc nhiều xoang cạnh mũi. Các xoang tăng tiết dịch, niêm mạc sưng nề chèn ép đường thở. Điều này, làm người bệnh cảm thấy ngạt mũi kèm chảy dịch. Nếu bệnh để lâu mà không có hướng can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Nhiễm trùng hô hấp trên với bệnh lý phổ biến là viêm xoangNhiễm trùng hô hấp trên với bệnh lý phổ biến là viêm xoang

Dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện sau:

  • Viêm họng
  • Sốt nhẹ
  • Kho khan hoặc có đờm
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi
  • Khó thở, thở dốc
  • Da tím nhợt
  • Hắt xì hơi nhiều
  • Ngứa rát họng

Ngoài ra, một số triệu chứng không điển hình như:

  • Nhức mỏi người
  • Ngứa mắt
  • Đau đầu
  • Hơi thở hôi
  • Mất khứu giác
  • Có thể có hạ huyết áp

Các triệu chứng kể trên thường bắt đầu sau khoảng 1– 3 ngày kể từ khi người lành tiếp xúc với mầm bệnh. Sau đó, bệnh kéo dài 10– 14 ngày mới thuyên giảm hoặc khỏi hẳn tùy từng trường hợp. Bệnh cũng có thể nặng thêm với các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, các bạn cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình để có hướng xử trí phù hợp.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, khi có dấu hiệu bệnh, quý khách hàng hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 1900 1806 để được tư vấn và Đặt lịch khám cụ thể.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây biến chứng gì?

Với người có cơ địa yếu như: Người già, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém khi bị viêm đường hô hấp trên có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, nhiều trường hợp tử vong do biến chứng của bệnh.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên lan xuống hô hấp dưới nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Khi đó, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe như:

  • Biến chứng tiêu hóa

Các biến chứng tiêu hóa thường gặp ở trẻ em khi bị nhiễm trùng hô hấp trên do vi khuẩn. Một số biểu hiện điển hình như: Tiêu chảy, vàng mắt, vàng da…

  • Biến chứng thần kinh

Trong những trường hợp sốt cao, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng vật vã, co giật. Thậm chí, là hôn mê.

  • Biến chứng tại phổi

Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên lan xuống các thùy phổi, dẫn đến suy hô hấp cấp. Nếu không có phác đồ điều trị tích cực thì khả năng áp xe phổi là rất cao và người bệnh có nguy cơ tử vong lên đến 60%.

  • Biến chứng ngoài phổi

Hệ hô hấp của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi vi khuẩn tấn công vào phổi. Nếu nhiễm trùng vào máu có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. 

Các ổ áp xe ở nhiều nơi khiến cơ thể bị nhiễm trùng nặng dẫn đến: Tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, suy đa phủ tạng, sốc do nhiễm trùng máu...

  • Các biến chứng xa

Một số biến chứng ít gặp ở viêm đường hô hấp trên như: Viêm khớp, viêm tai xương chũm, viêm màng não... Ngoài ra, phế cầu là vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến có thể tấn công vào tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim.

Cách chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp trên

Chẩn đoán viêm đường hô hấp trên có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng mà không cần làm thêm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt thường các dấu hiệu như: Cổ họng đỏ, sưng nề khoang mũi, amidan một hoặc hai bên sưng, nổi hạch, đau mặt, đau mắt... Có thể có sốt, khàn giọng, ho hoặc hôi miệng.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên chủ yếu là do virus và không có phác đồ điều trị cụ thể nên xét nghiệm thường không được khuyến nghị. Tuy nhiên, để không bỏ sót và tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác nguy hiểm hơn, người bệnh có thể được làm các chỉ định sau:

Xét nghiệm

  • Test nhanh liên cầu khuẩn Streptococcus.
  • Xét nghiệm virus cúm.
  • Nuôi cấy vi khuẩn dịch tiết đờm, dịch tiết ở cổ họng, mũi.
  • Xét nghiệm monospot để xác định sự có mặt của virus Epstein-Barr.
  • Xét nghiệm cúm H1N1 nếu nghi ngờ.

Nội soi tai mũi họng

Bác sĩ sử dụng máy nội soi tai mũi họng để kiểm tra tình trạng cụ thể ở mũi – họng – thanh quản. Chỉ định này còn để loại trừ các bệnh lý khác như: U hạ họng, nang giáp lưỡi...

Nội soi tai mũi họng nhằm chẩn đoán viêm đường hô hấp trênNội soi tai mũi họng nhằm chẩn đoán viêm đường hô hấp trên

Chụp X-quang

Chụp X-quang sẽ phát hiện được tình trạng viêm xoang ở người bệnh. Vì thế, chỉ định này thường được yêu cầu kèm với nội soi tai mũi họng để đánh giá bệnh.

Ngoài ra, chụp X-quang tim phổi để đánh giá tình trạng thâm nhiễm phổi, phế quản. Nhất là những người có biểu hiện ho nhiều, khó thở, tức ngực.

CT Scan

Đối với trường hợp người bệnh có viêm xoang kéo dài hoặc biểu hiện trầm trọng như lồi mắt, thay đổi thị giác... sẽ được làm CT Scan. Kết quả của phương pháp này có thể xác định được trong đường hô hấp có các ổ áp xe hay không, đánh giá mức độ viêm xoang và các cấu trúc lân cận.

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên không có một phác đồ cụ thể nào. Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn để cải thiện triệu chứng như:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau như: Paracetamol
  • Thuốc giảm tiết dịch mũi: Ipratropium.
  • Thuốc chống viêm nhưng không steroid: Alpha Chymotrypsin, Ibuprofen...
  • Thuốc giảm nghẹt mũi: Kháng Histamine.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Codeine, Dextromethorphan, 
  • Giảm viêm và tắc nghẽn đường thở như: Prednison, Dexamethasone.
  • Thuốc xịt mũi: Oxymetazoline (được chỉ định dùng trong thời gian ngắn để tránh gây tác dụng phụ).

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên chủ yếu bằng thuốc uốngĐiều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên chủ yếu bằng thuốc uống

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê kháng sinh phổ rộng để điều trị trong trường hợp viêm xoang hoặc viêm họng do liên cầu. Phẫu thuật được chỉ định khi có các ổ áp xe sau cổ họng, nhiễm trùng xoang gây khó khăn cho đường thở.

Trong thời gian này, người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và bổ sung 2 lít nước mỗi ngày. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ nên tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể dự phòng từ sớm để hạn chế lây lan. Các bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus đường hô hấp.
  • Không cho tay lên mặt, mũi.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài hoặc đến chỗ đông người.
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, nơi làm việc để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Tiêm phòng vacxin cúm định kỳ.
  • Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trong trường hợp nghẹt mũi.
  • Ăn uống điều độ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Điều trị nhiễm trùng hô hấp trên ở đâu?

Khi có các dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, các bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ. Với thủ tục nhanh gọn, không mất nhiều thời gian đăng ký, người bệnh sẽ được các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và kê đơn. Ngoài ra, bệnh viện sở hữu hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh được hiệu quả, chính xác.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,142

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám