Nấm thanh quản là bệnh lý thường xảy ra ở nơi có thời tiết nóng ẩm, xuất hiện bằng các triệu chứng như đau ngứa, nóng rát, ho dai dẳng, khản tiếng, khó thở… vô cùng khó chịu cho người bệnh, thậm chí chữa mãi không khỏi. Cách điều trị đúng khi bị nấm thanh quản sẽ được tìm hiểu qua nội dung sau:
Nấm thanh quản ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói của người bệnh
Nấm thanh quản là gì?
Nấm thanh quản là một triệu chứng viêm thanh quản đặc hiệu do loại vi nấm gây ra. Ở những người bình thường, niêm mạc vùng họng hay khoang miệng, trên thanh quản thường có một số loại nấm sống hoại sinh. Khi người bệnh thay đổi điều kiện sống đột ngột và sức đề kháng bị yếu đi, nấm dễ dàng gặp môi trường thuận lợi để phát triển và sẽ gây phù nề thanh quản.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm thanh quản
Thông thường có bốn loại nấm là nguyên nhân gây bệnh ở thanh quản là: Aspergillus, Candida, Histoplasma và Blastomyces. Nhưng do đặc điểm về địa lý, khí hậu, ở Việt Nam thường chỉ tìm ra hai loại nấm chính gây nấm thanh quản là nấm Aspergillus và Candida.
Các loại nấm này có thể tồn tại trong môi trường không khí, vì thế con người có thể hít vào miệng họng nhưng chưa gây bệnh ở thanh quản, khi nào gặp các điều kiện thuận lợi thì nấm này sẽ sinh sôi để khiến thanh quản phát bệnh.
Một số thay đổi trong môi trường khiến nấm hoạt động như mất cân bằng sinh thái, chuyển dịch khu vực khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai…
Nguyên nhân gây bệnh nấm thanh quản do sức đề kháng của con người giảm đi đang điều trị hoá chất trị bệnh, tiếp xúc với tia xạ, sử dụng kháng sinh phổ rộng, nhiễm corticoid quá liều, bệnh HIV-AIDS, một số bệnh nhân thực cấy ghép tạng đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, các rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, suy tuyến giáp…
Nhận biết các triệu chứng của nấm thanh quản
Các triệu chứng của bệnh nhân nhiễm nấm thanh quản thường dễ nhầm với các bệnh khác do không có dấu hiệu đặc biệt.
- Bệnh nhân bị khàn tiếng kéo dài, đây là triệu chứng dễ nhận biết và phổ biến nhất. Tình trạng khản tiếng bắt đầu từ mức độ nhẹ rồi tăng dần đến mức mất tiếng, không thể nói rõ ràng, phát âm ra thều thào, không rõ âm sắc.
- Triệu chứng ho từng cơn dài, ngứa họng nhiều, ho khan và ít khi có đờm, cảm giác ho cũng tăng lên nặng dần và nghiêm trọng hơn theo thời gian
- Triệu chứng ngứa ngáy ở sâu trong họng, kích thích ho liên tục, không thuyên giảm sau thời gian dài điều trị cơ bản
- Tình trạng bị khó thở thanh quản: Hiện tượng này hiếm gặp hơn do màng giả dày và xốp lan rộng ở khu quanh thanh quản, kèm theo các vết viêm sung huyết và phù nề khiến cho khẩu kính dây thanh quản bị hẹp hơn.
Nấm thanh quản khiến người bệnh khó chịu ở cổ họng, mất giọng kéo dài
Đối tượng nào có nguy cơ bị nhiễm nấm thanh quản
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm nấm thanh quản.
- Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có hệ hô hấp yếu, suy giảm hệ miễn dịch, đang điều trị ung thư, mắc bệnh lao, sử dụng corticoid trong thời gian dài, kháng sinh kéo dài…
- Bệnh được tìm thấy nhiều ở độ tuổi từ 25-45
- Nấm thanh quản phát sinh mạnh vào những thời điểm thời tiết giao mùa
- Người hay phải nói nhiều, để cổ họng khô, ít uống nước, làm việc trong môi trường ô nhiễm
- …
Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc nấm thanh quản
Các biến chứng có thể gặp phải khi bị nhiễm nấm thanh quản
Bệnh nấm thanh quản khi được phát hiện sớm và áp dụng điều trị đúng cách thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ít khi để lại di chứng và không tái phát.
Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không được điều trị đúng cách, nấm thanh quản sẽ lan xuống bộ phận khác như phế quản, phổi, cuống họng, hạ họng, và từng có trường hợp bị tử vong vì nhiễm trùng
Đối với những bệnh nhân có hiện tượng bất thường về sinh tế bào, cần làm một số xét nghiệm và theo dõi sát xao, phòng ngừa phát sinh tế bào ung thư thanh quản
Cách thức chẩn đoán bệnh nấm thanh quản
Hiện nay, phần lớn bác sĩ sẽ khám thanh quản bằng các biện pháp phổ biến như soi thanh quản trực tiếp để phát hiện các màng giả ở thanh quản. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để biết tình trạng nấm thanh quản. Màng giả có thể xuất hiện tại một vùng hoặc một số bộ phận của thanh quản tùy theo tình trạng hay mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Soi sâu xuống phía dưới có thể là các tổn thương, vết loét, hoại tử, chảy mủ máu… Lúc này cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm với mục đích chẩn đoán xác định loại nấm thanh quản
Chẩn đoán cận lâm sàng cũng sẽ được áp dụng như: xác định mô bệnh học, huyết thanh học, về sinh học phân tử, nhuộm soi và nuôi cấy mô,… rất hữu hiệu để xác định tình trạng bệnh và có cơ sở hơn khi lựa chọn thuốc điều trị. Thường thì các biện pháp xác định chẩn đoán bệnh được kết hợp với nhau làm căn cứ cho bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng.
Các phương pháp điều trị nấm thanh quản hiệu quả
Nguyên tắc để điều trị nấm thanh quản là việc kết hợp điều trị tại chỗ với điều trị toàn thân.
- Điều trị tại chỗ chính là bác sĩ sẽ thực hiện soi bóc tách nấm gây bệnh ở niêm mạc thanh quản. Việc xác định đúng nắm có thể loại trừ các tác nhân nghi ngờ khác, giúp điều trị nhanh hơn, sử dụng đúng thuốc và nhanh hồi phục hơn.
- Điều trị toàn thân là việc sử dụng các loại kháng sinh uống, vừa có tác dụng diệt nấm gây bệnh tại thanh quản, vừa tăng sức đề kháng miễn dịch để hỗ trợ đắc lực cho tiêu diệt nấm. Việc dùng kháng sinh điều trị cần được sự đồng ý của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi tránh tình trạng kháng kháng sinh thì việc điều trị dứt điểm nấm thanh quản sẽ khó hơn
Biện pháp đề phòng nguy cơ nhiễm nấm thanh quản
- Không lạm dụng việc uống bôi kháng sinh, không lạm dụng các thuốc chứa corticoid.
- Khi thay đổi thời tiết hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, cần đeo khẩu trang và bảo vệ họng, thanh quản của mình
- Nếu người bệnh gặp triệu chứng khàn tiếng quá lâu, không thuyên giảm sau 2 tuần trở lên thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân quá chủ quan nên tới khi phát hiện bệnh thì nấm thanh quản đã xuất hiện biến chứng lan sang bộ phận khác, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn, tốn kém hơn.
- Một môi trường sống và làm việc trong lành, sạch thoáng sẽ giúp tăng hệ miễn dịch nói chung, giảm các tác nhân có thể gây hại cho họng và thanh quản, giảm thiểu khả năng nấm thanh quản sinh sôi.
Mọi người nên đeo khẩu trang mỗi khi đến nơi đông người, nhiều khói bụi
- Nên chú ý đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là ở nơi nhiều khói bụi, ẩm ướt sẽ giúp hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nấm bệnh.
- Tập thể dục thể thao, ăn uống vui chơi điều độ, tập hít thở, hạn chế hút hoặc sống trong môi trường có khói thuốc lá, tránh xa rượu bia, nâng cao sức đề kháng bằng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có tác dụng chống lại mọi bệnh tật, trong đó có bệnh nấm thanh quản.
- Tuyệt đối lưu ý việc lạm dụng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, corticoid trong điều trị bệnh. Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của nấm thanh quản thì cần đi khám ngay.
Thể dục thể thao phù hợp sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch
Một số câu hỏi thường gặp về nấm thanh quản
Nấm thanh quản có thể gây câm hay không?
Nấm thanh quản thưởng ít khi gây biến chứng khiến người bệnh bị câm. Phần lớn triệu chứng hay gặp chỉ dừng lại ở việc bệnh nhân mất giọng, khản tiếng, nói năng yếu hơi không rõ tiếng… Song ngay sau khi được điều trị đúng cách thì các triệu chứng dần biến mất và thậm chí khỏi bệnh hoàn toàn.
Lưu ý quan trọng là nếu bệnh nhân để tình trạng nấm thanh quản kéo dài mà không điều trị thì rất có thể những biến chứng như nấm lan lên phổi, thực quản, cuống họng… sẽ dẫn tới hậu quả không thể lường trước được. Thậm chí từng có bệnh nhân tử vong vì nguyên nhân ban đầu là thanh quản bị nấm.
Uống kháng sinh có tiêu diệt được nấm thanh quản hay không?
Hiện tại bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân uống kháng sinh để điều trị nấm thanh quản kết hợp cũng một số phương pháp điều trị tại chỗ. Song việc uống quá nhiều kháng sinh không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc. Tốt nhất bệnh nhân không nên tự ý uống bất cứ thuốc gì khi chưa có khuyến cáo từ bác sĩ.
Súc miệng nước muối có chữa được nấm thanh quản không?
Thực tế thì nấm này có thể đã tồn tại trong cơ thể con người, song nó chỉ phát ra triệu chứng khi gặp được môi trường phát triển phù hợp. Nấm này không thể bị tiêu diệt bằng nước muối sinh lý, thậm chí nước muối sinh lý còn tạo môi trường để nấm hoạt động nếu không biết cách dùng. Đặc biệt khi cơ thể người bệnh đang phải kết hợp điều trị một số bệnh lý khác thì việc tự ý dùng các phương pháp dân gian, truyền miệng chưa có tư vấn từ bác sĩ có thể gây tác dụng ngược. Cách điều trị nấm thanh quản phù hợp nhất hiện nay là dùng thuốc.
Nấm thanh quản thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của khản tiếng do nói nhiều hoặc cảm cúm gây đau họng, khản giọng… Nếu tình trạng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì đây là lúc bệnh nhân nên nghi ngờ mình đã bị nấm thanh quản. Nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh này không đáng lo lắng. Bệnh viện đa khoa Phương Đông đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nấm thanh quản và đều tiến triển rất tốt, nhanh lành bệnh mà không để lại di chứng. Hãy đến bệnh viện để được điều trị và chăm sóc sức khỏe an toàn nhất.