Tổng quan về bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài từ 3 tuần trở xuống.
Niêm mạc thanh quản bị tổn thương do virus, nhiễm vi khuẩn nên bị viêm và thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Viêm thanh quản là một bệnh phổ biến và cũng có thể gặp ở người lớn, tuy nhiên trẻ em thì nhiều hơn.
Viêm thanh quản cấp trẻ em gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Với những trường hợp viêm thanh quản mức độ nặng nếu như không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy bố mẹ không nên chủ quan nếu thấy con có biểu hiện bất thường về đường hô hấp, cần cho con đến cơ sở y tế để theo dõi và thăm khám.
Viêm thanh quản cấp trẻ em là một bệnh lý thường gặp
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ do một số nguyên nhân khác nhau. Tác nhân gây bệnh chính đó là các loại virus như Influenzae (cúm), APC và vi khuẩn gây bệnh Haemophilus influenzae, S.pneumoniae (phế cầu). Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn và virus ra còn do một số yếu tố như sau:
- Trẻ em bị dị ứng với hóa chất, khói thuốc lá gây ra kích thích dây thanh âm.
- Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với hệ thống máy điều hòa và máy giữ ẩm không khí, điều này làm cuống họng dễ bị khô và gây ra viêm họng.
- Trẻ em bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm axit trong bao tử bị trào ngược lên, từ đó kích thích dây thanh âm.
- Trẻ em bị viêm phổi và viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây bệnh.
Nhiều loại virus và vi khuẩn gây ra bệnh viêm thanh quản cấp
Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp trẻ em
Các dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản cấp cũng không khó nhận biết. Khi bị bệnh trẻ sẽ bỏ ăn vì cảm thấy đau họng, khó nuốt, viêm thanh quản cấp ở trẻ sơ sinh thì bé sẽ bỏ bú và hay quấy khó hơn. Các bé cảm thấy khó thở, khàn tiếng hoặc mất tiếng, bệnh bắt đầu bằng triệu chứng cúm. Ngoài ra trẻ còn có thể bị sốt cao, ho, thở có tiếng rít, cơ khó thở xảy ra ở 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ nhẹ: Bé bị khàn tiếng, ho, khi khóc có tiếng thở rít. Mặc dù chưa quá nguy hiểm đến mức nhập viện nên bé cần được đi khám để bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị và theo dõi ở nhà.
- Cấp độ trung bình: Trẻ em bị khó thở, thở nhanh, thở rít khi nằm yên. Nếu có biểu hiện này cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
- Cấp độ nặng: Ở cấp độ này thì bé bị khó thở nặng, tím tái, vật vã do tắc nghẽn hô hấp, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ em bị viêm thanh quản cấp sẽ cảm thấy bị khó thở
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản cấp
Đối tượng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao đó là từ 6 tháng đến 3 tuổi, trong đó những bé dưới 1 tuổi là đối tượng rất dễ bị viêm thanh quản cấp ở trẻ em.
Đặc biệt là vào thời tiết trở lạnh trẻ có thể mắc một số bệnh khác như cúm, sởi, ho gà nên bị nhiễm virus gây bệnh. Bên cạnh đó viêm thanh quản cấp còn gặp ở những trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc và không khí lạnh như nằm điều hòa. Trẻ bị trào ngược dạ dày hoặc mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng là đối tượng dễ bị viêm thanh quản. Do đó bố mẹ phải thường xuyên theo dõi các biểu hiện của con để đưa con đi thăm khám và điều trị tại bệnh viện kịp thời.
Đường lây nhiễm viêm thanh quản cấp
Vấn đề lây nhiễm viêm thanh quản cấp ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Có 2 con đường lây nhiễm bệnh như sau.
Lây nhiễm trực tiếp
Bệnh có thể lây lan trực tiếp nếu như tiếp xúc với người bị viêm thanh quản cấp qua đường giao tiếp gần. Khi người bệnh hắt hơi, ho, hoặc nói nói chuyện gần sẽ phát tán virus qua người đối diện.
Viêm thanh quản cấp có thể bị lây nhiễm qua đường hô hấp
Lây nhiễm gián tiếp
Ngoài việc lây lan trực tiếp thì viêm thanh quản cấp còn lây lan gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ vật, vật dụng cá nhân như cốc chén, thìa, đũa, khăn mặt với người bệnh. Bởi vì virus có thể sống và tồn tại vài giờ trên các vật dụng, từ đó tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa những người trong gia đình. Để hạn chế tối lây nhiễm mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen sinh hoạt sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, tránh nơi nhiễm khuẩn và khói bụi.
Biến chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Nếu như không xảy ra biến chứng nghiêm trọng thì bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến trong vòng 5 đến 7 ngày rồi tự khỏi. Một số biến chứng về sau dẫn đến đồng mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác như giảm sút sức đề kháng, viêm phổi, viêm tai giữa,... Chính vì vậy khi con bị bệnh cha mẹ nên quan sát các dấu hiệu của con, nhất là dấu hiệu của biến chứng như chảy dịch ở tai, đau tai, khó thở tăng dần,...
Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thực sự không thể chủ quan vì có thể diễn biến khá nguy hiểm. Kích thước đường thở của trẻ em chỉ bằng ⅓ so với người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng. Thậm chí bệnh còn tạo nên những ổ áp xe, sau đó bị vỡ gây loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí - phế quản gây viêm, nếu nặng hơn sẽ gây ra viêm phổi.
Bên cạnh đó hiện tượng phù nề từ hạ thanh môn sẽ nhanh chóng lan xuống khí - phế quản, niêm mạc đường hô hấp dưới tiết nhiều dịch nhầy đặc làm tắc lòng khí - phế quản gây ra khó thở. Với biến chứng này trẻ đột ngột bị sốt cao và khó thở nặng, nhịp thở nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tử vong.
Nếu không điều trị viêm thanh quản cấp kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm cho trẻ
Biện pháp chẩn đoán viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ
Dựa vào dấu hiệu cụ thể của bệnh, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em. Sau đây là một số cách chẩn đoán cụ thể:
- Trẻ thở rít khi nằm yên, dấu hiệu khó thở, thở phập phồng cánh mũi và bất thường.
- Trẻ có cảm giác mệt nhiều, há miệng khi thở và chảy nước miếng.
- Sốt cao trên 39 độ.
Phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Việc điều trị viêm thanh quản cấp trẻ em còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong trường hợp bé bị viêm thanh quản không khó thở nên hạn chế để con nói nhiều, tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó hỗ trợ điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, giảm viêm, tiêu đờm và giảm ho, đồng thời bổ sung thêm điện giải và dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
Trong trường hợp trẻ em bị viêm thanh quản cấp mức độ nặng như 2 hoặc 3, bác sĩ phải mở khí quản cấp cứu. Lúc này trẻ phải được nằm viện điều trị và theo dõi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị cần trấn an trẻ để tránh sợ hãi, tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, hạn chế cho trẻ nói nhiều là la khóc quá sức. Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn, uống nhiều nước ấm, tránh ăn thực phẩm sử dụng gia vị kích thích như ớt hoặc tiêu.
Điều trị trẻ bị viêm thanh quản tại bệnh viện đa khoa Phương Đông
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Các bậc phụ huynh cần phải có kiến thức cơ bản về phòng ngừa viêm thanh quản cấp ở trẻ em. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế viêm thanh quản cho trẻ nhỏ:
- Vào mùa lạnh nên giữ ấm cho trẻ em, hạn chế đi ra ngoài vào ban đêm.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những nơi đông người hoặc với người đang bị cúm, viêm đường hô hấp.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp niêm mạc thanh quản được sạch và nhẵn.
- Không để trẻ ở quá lâu trong phòng máy lạnh, máy tạo độ ẩm bởi vì điều này sẽ làm cuống họng của trẻ dễ bị khô.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng, loại bỏ được các virus gây bệnh.
- Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về viêm thanh quản nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh giúp trẻ tránh các bệnh viêm đường hô hấp
Cơ sở y tế uy tín để điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Các bậc phụ huynh cần có tìm một đơn vị uy tín để đưa trẻ đến thăm khám và điều trị viêm thanh quản cấp. Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chúng tôi có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại để thăm khám và điều điều hiệu quả. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ Nhi Khoa giỏi, tâm lý để điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em, vì vậy luôn được các bậc phụ huynh lựa chọn và tin tưởng tuyệt đối.
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn tận tình hỗ trợ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Bác sĩ sẽ theo dõi và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc bé tại nhà sau quá trình điều trị. Chi phí thăm khám rất hợp lý và có nhiều chương trình hỗ trợ bệnh nhân. Nếu cần biết thêm những thông tin khác về bệnh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế điều trị viêm thanh quản uy tín
Bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ thông tin hữu ích về viêm thanh quản cấp ở trẻ em. Hy vọng rằng với chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc con em mình.