Giải đáp thắc mắc: Nạo VA có nguy hiểm không? Khi nào nên thực hiện

Ngọc Anh

28-02-2025

goole news
16

Nạo VA là thủ thuật phổ biến dành cho các bệnh nhi bị viêm VA tái phát liên tục và viêm VA không đáp ứng với thuốc. Dẫu vậy, vẫn không ít bậc cha mẹ tự hỏi, liệu nạo VA có an toàn không? Cùng đón xem bài viết dưới đây của Bệnyh viện Đa khoa Phương Đông để được giải đáp chi tiết. 

Tìm hiểu về nạo VA

VA (Végétations adénoïdes) là tổ chức lympho nằm ở vòm họng, chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường hô hấp. Theo Cục Y tế Dự phòng, vào mùa lạnh, trẻ em dễ bị viêm VA, sưng thành khối to, gây cản trở đến việc hít thở không khí. Viêm VA thường có 2 loại, viêm cấp tính và viêm mạn tính. Nếu trẻ bị viêm cấp tính thì có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát nhiều lần thì bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. Khi đó, không ít cha mẹ lo lắng, thủ thuật nạo VA có nguy hiểm không?

Nạo VA có nguy hiểm không? Thủ thuật này có độ an toàn khá cao

Nạo VA có nguy hiểm không? Thủ thuật này có độ an toàn khá cao

Nạo VA có nguy hiểm không?

Có. Đây là thủ thuật ngoại khoa an toàn nhằm loại bỏ khối sùi vòm mũi họng lớn để giải phóng diện tích cửa mũi sau và làm thông thoáng đường hô hấp. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, nạo VA vẫn là thủ thuật can thiệp sâu nên không thể loại bỏ các biến chứng như chảy máu, chảy máu, nhiễm trùng hoặc phản ứng với thuốc gây mê. 

Sau khi thực hiện thủ thuật, nếu bệnh nhi có các biểu hiện như sau thì bạn không cần quá lo lắng:

  • Chảy máu ở vết thương
  • Ngủ ngáy do vết thương phù nề và thường tự mất đi trong vòng tuần đầu
  • Bị sốt nhẹ hoặc vừa, nhiệt độ dưới 38,5 độ C
  • Choáng váng, buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê
  • Đau họng, cứng cổ trong vài ngày đầu
  • Chảy dãi, cảm thấy đau đớn ở miệng

Những dấu hiệu bất thường sau khi nạo VA 

Nạo VA có nguy hiểm không? Có. Dẫu vậy, bạn nên cảnh giác nếu bản thân có các triệu chứng bất thường cần can thiệp sớm như sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C, không hạ kể cả khi đã dùng thuốc hạ sốt
  • Bị buồn nôn hoặc nôn nặng
  • Cảm thấy đau nhiều và bỏ ăn uống hoàn toàn
  • Chảy máu nhiều trong khoang miệng, mũi và nôn ra máu
  • Đau họng nhiều, kéo dài trong 2 - 3 ngày
  • Mất giọng trong suốt 1 ngày 

Sốt cao là biểu hiện báo hiệu các vấn đề sức khoẻ bất thường sau khi nạo VA

Sốt cao là biểu hiện báo hiệu các vấn đề sức khoẻ bất thường sau khi nạo VA

Khi nào nên nạo VA?

Trẻ sẽ được chỉ định nạo VA nếu rơi vào một trong số các trường hợp sau đây:

  • Bị viêm VA nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần trong năm, mỗi lần kéo dài cả tháng. Ngoài ra, bệnh nhi dễ hoặc đã có các biểu hiện của biến chứng viêm VA như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang,... bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy,...
  • VA phình to khiến bé bị nghẹt mũi kéo dài, điều trị bằng thuốc không thuyên giảm. Cá biệt có một số ca bệnh bị ngưng thở khi ngủ, khó nuốt và khó nói. Thông thường, đây là các trường hợp, sau khi nội soi các bác sĩ phát hiện khối sùi vòm họng chiếm ít nhất khoảng 66% diện tích khiến cửa mũi sau.

Đồng thời, bạn nên lưu ý rằng, nếu bệnh nhi đang mắc bệnh máu, bệnh tim, bệnh lao hoặc có một số một số triệu chứng sau sẽ phải tạm thời hoãn việc thực hiện thủ thuật lại như:

  • Bị viêm nhiễm mũi, họng
  • Nhiễm các loại virus là cúm, sởi, sốt xuất huyết
  • Có tiền sở bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch
  • Đang điều trị bằng kháng sinh hoặc tiêm phòng

Nếu bé đã điều trị viêm VA mãi không khỏi thì có thể phải nạo VA

Nếu bé đã điều trị viêm VA mãi không khỏi thì có thể phải nạo VA

Lưu ý dành cho cha mẹ khi trẻ có chỉ định nạo VA

Trước khi nạo VA

Trước khi nạo VA, bạn cần đưa bé đi khám sức khoẻ và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ. Bạn nên chăm sóc sức khoẻ cho bé cẩn thận, ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước ấm, mặc quần áo đủ ấm để hạn chế bé không bị cảm, ho, sốt trước ngày thực hiện thủ thuật. 

Đặc biệt, trước khi nạo VA 6 - 8 tiếng, bạn cần nhịn ăn và uống để tránh bé bị sặc trong quá trình gây mê. Các loại thuốc đang sử dụng cũng phải được gợi ý bác sĩ xem có nên tiếp tục hay tạm ngưng uống hay không. 

Sau khi nạo VA

Bạn nên theo dõi sát con trẻ trong 24 giờ đầu tại Bệnh viện. Sau khi bệnh nhân được chuyển về nhà, cha mẹ nên quán sát kỹ xem con có các dấu hiệu bất thường kể trên hay không. Về chế độ ăn uống, phụ huynh nên lưu ý như sau:

  • 2 ngày đầu: Chỉ cho trẻ ăn đồ lỏng, mềm, nguội, như cháo loãng, súp, sữa, nước ép (không quá lạnh).
  • 3-7 ngày tiếp theo: Dần dần cho trẻ ăn cháo đặc hơn, cơm mềm, tránh đồ cứng, nóng, cay (vì dễ gây kích thích và chảy máu).
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giữ ẩm vùng họng và thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn.

Ưu tiên cho bé ăn các đồ ăn lỏng, mềm và nguội

Ưu tiên cho bé ăn các đồ ăn lỏng, mềm và nguội

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khoẻ như sau:

  • Không cho trẻ súc miệng mạnh, khạc nhổ hoặc hỉ mũi trong tuần đầu để tránh làm tổn thương vết mổ. Nếu trẻ lớn, có thể hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nhẹ nhàng sau vài ngày.
  • Không la hét, chạy nhảy, vận động mạnh trong 1-2 tuần sau khi nạo VA vì có thể làm chảy máu vết thương.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh vì dễ làm họng bị kích ứng.
  • Đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra quá trình hồi phục.

Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết về “nạo VA có nguy hiểm không”. Đây là thủ thuật an toàn với tỷ lệ biến chứng rất thấp. Điều quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn đúng thời điểm nạo VA và theo dõi sát sao sau phẫu thuật. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

113

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám