Nhiễm trùng máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trần Hồng Nụ

29-04-2021

goole news
16

Nhiễm trùng máu bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bởi tình trạng này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nhiễm trùng máu là bệnh gì? Có nguyên nhân, triệu chứng như thế nào và có chữa được không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây:

Nhiễm trùng máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng máu còn có tên gọi khác là nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết. Đây là một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng con người, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân bị phản ứng quá mức với hiện tượng nhiễm trùng.

nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị ngay

Khi bị nhiễm trùng máu, cơ thể người bệnh sẽ phải chịu thương tổn từ:

  • Độc tố tiết ra từ vi sinh vật gây bệnh.
  • Chất độc di chuyển tới máu, khiến hệ miễn dịch phản ứng lại và gây viêm toàn thân để chống lại hiện tượng nhiễm trùng.

Mức độ phục hồi của bệnh nhân nhiễm trùng máu phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và việc họ có đang bị mắc bệnh lý nền hay không. Tuy nhiên, có tới 50% những người sống sót sau khi mắc bệnh lý này đã mắc các di chứng như:

  • Suy đa tạng
  • Mất ngủ, mệt mỏi cơ thể.
  • Kém tập trung, suy giảm khả năng nhận thức.
  • Đau cơ khớp

Trong trường nhiễm trùng máu đã tiến triển nặng có thể gây nên hiện tượng sốc nhiễm trùng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và người lớn có gì khác nhau?

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và người lớn có khá nhiều đặc điểm khác biệt mà bạn cần nắm rõ. 

nhiễm trùng máu
Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi là đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay trong tháng đầu tiên sau khi đứa trẻ được sinh ra. Bác sĩ sẽ phân loại bệnh này dựa trên thời gian nhiễm trùng để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng máu khởi phát sớm: Trẻ bị ngay trong quá trình sinh nở.
  • Nhiễm trùng khởi phát muộn: Trẻ bị nhiễm trùng máu sau khi sinh.
  • Điều này sẽ giúp họ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Những trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng máu là:

  • Trẻ nhẹ cân.
  • Trẻ sinh non.

Các chuyên gia đã khuyến cáo, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh chính là nguyên nhân hàng gây tử vong ở trẻ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, Em bé sẽ hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng nào.

Nhiễm trùng huyết ở người lớn tuổi

Càng lớn tuổi thì hệ thống miễn dịch ngày càng suy yếu do quá trình lão hóa. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi giúp các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm = nhập vào máu và gây nên hiện tượng nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu ở người lớn tuổi là do quá trình lão hóa làm suy giảm hệ miễn dịch

Tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan khác cũng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng huyết ở người lớn tuổi. cụ thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, loét tì đè hoặc rách da. Các triệu chứng phổ biến của bệnh lý này ở những người lớn tuổi thường này là nhầm lẫn, suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm trùng máu

Xác định chính xác nguyên nhân và các triệu chứng nhiễm trùng máu sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh này.

Nguyên nhân

Bất kỳ hiện tượng nhiễm trùng ở bộ phận nào cũng có thể kích hoạt tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên loại nhiễm trùng có nhiều khả năng lây lan sang máu nhất là:

  • Bệnh viêm phổi.
  • Nhiễm trùng tại vùng bụng.
  • Thận bị nhiễm trùng.
  • Sự tồn tại của các vi khuẩn sống trong máu hay còn gọi là du khuẩn máu.

Đối tượng nào cũng có thể bị nhiễm trùng máu, tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn là:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Người lớn tuổi.
  • Đối tượng có hệ miễn dịch yếu do mắc bệnh lý nên. Nhất là người nhiễm HIV hoặc đang điều trị hóa trị ung thư.
  • Người bệnh đang phải nằm trong phòng hồi sức cấp cứu để trị bệnh nào đó.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị xâm lấn, chẳng hạn như nhân viên y tế.

Triệu chứng

Triệu chứng nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Da, môi và lưỡi có màu nhạt hoặc chuyển sang màu xanh kèm các vết đốm.
  • Phát ban trên da.
  • Trẻ bị khó thở hoặc thở rất nhanh và gấp.
  • Bé khóc yếu ớt nhưng âm vực cao vút, khác biệt hoàn toàn với tiếng khóc của trẻ không bị nhiễm trùng máu.
  • Trẻ lười bú hoặc ít vận động hơn so với lúc bình thường
  • Buồn ngủ nhiều hơn hoặc khó thức dậy dù đã ngủ đủ giấc.

Nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh khiến da bé bị phát ban

Chú ý: Không phải tất cả các trẻ bị nhiễm trùng máu đều có các biểu hiện trên.

Triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ lớn và người trưởng thành:

  • Đầu óc không minh mẫn.
  • Nói chậm rãi hơn rất nhiều so với người bình thường hoặc nói không rõ nghĩa.
  • Da, môi và lưỡi nhợt nhạt, xuất hiện các vết lốm đốm.
  • Da có biểu hiện phát ban.
  • Khó thở hoặc thở gấp.

Chẩn đoán nhiễm trùng máu

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu dựa trên các biểu hiện lâm sàng như sốt, huyết áp giảm, nhịp tim tăng và khó thở. Ngoài ra một số xét nghiệm khác cũng có thể được áp dụng như:

  • Xét nghiệm công thức máu, CRP và tốc độ máu lắng.
  • Cấy máu để phát hiện nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm real time PCR
  • Xét nghiệm định lượng Procalcitonin

Biện pháp điều trị nhiễm trùng máu

Việc điều trị nhiễm trùng máu kịp thời có thể cứu được mạng sống của người bệnh. Bệnh nhân cần được nhập viện, theo dõi và điều trị cẩn thận trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện thì mới có thể ổn định nhịp thở và chức năng tim.

Biện pháp điều trị nhiễm trùng máu bao gồm: Dùng thuốc, phẫu thuật và kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ khác.

nhiễm trùng máu
Người bị nhiễm trùng máu cũng có thể phải phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh

Điều trị nhiễm trùng máu bằng thuốc

Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn huyết và cả tình trạng sốc nhiễm trùng là:

  • Thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn đầu tiên khi điều trị nhiễm trùng máu. Loại kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả tốt trong việc chống lại nhiều loại vi khuẩn sẽ được ưu tiên hàng đầu, thường là thuốc dùng để tiêm tĩnh mạch. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, người bệnh cần được chuyển sang một loại kháng sinh khác để chống lại loại vi khuẩn cụ thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng.
  • Truyền dịch: Việc truyền dịch ngay lập tức, trong vòng ba giờ là điều cần thiết đối với người bị nhiễm trùng máu.
  • Thuốc vận mạch: Trong trường hợp khi đã truyền dịch xong mà huyết áp của người bệnh ở mức quá thấp thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc vận mạch. Mục đích là để giúp co mạch máu và tăng chỉ số huyết áp.
  • Một số thuốc khác: Corticosteroid liều thấp, insulin nhằm duy trì ổn định lượng đường trong máu hay thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch, thuốc an thần, thuốc giảm đau.

Chú ý:

  • Một số trường hợp nhiễm trùng huyết có thể cần dùng máy thở.
  • Nếu thận đã bị ảnh hưởng do nhiễm trùng máu thì người bệnh có thể cần phải lọc máu.

Phẫu thuật điều trị nhiễm trùng máu

Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng khi bác sĩ đã xác định được chính xác nguồn gốc gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu. Đây là các chữa xâm lấn, có rủi ro hơn so với việc dùng thuốc nhưng lại có thể trị dứt điểm bệnh, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.

Đặc biệt, trong trường hợp người bị nhiễm trùng máu có áp xe nằm bên trong cơ thể, tức túi mủ hình thành do biến chứng của bệnh thì cần phải phẫu thuật để cắt bỏ chúng ngay lập tức. Có như vậy, tính mạng của bệnh nhân mới được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Vừa rồi là những thông tin tổng quan về nhiễm trùng máu. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể hữu ích cho những ai đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm này.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,248

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám