Nhồi máu cơ tim cấp: Triệu chứng và cách phòng tránh

Doan Nguyen

04-05-2023

goole news
16

Nhồi máu cơ tim cấp là một triệu chứng nghiêm trọng gây ra tử vong và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nếu bệnh nhồi máu cơ tim không được cấp cứu kịp thời và điều trị đúng thời điểm thì bệnh nhân khó mà vượt qua. Vậy nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không? Mỗi người cần nắm rõ một số kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh trong tương lai.

nhồi máu cơ tim cấp làm tăng nguy cơ tử vong
Nhồi máu cơ tim cấp làm tăng nguy cơ tử vong

Nhồi máu cơ tim cấp là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp còn hay được biết đến là hiện tượng đột quỵ tim. Đây là tình trạng cơ tim bị thiếu hụt lượng máu cần thiết và bị hoại tử do mạch vành bị tắc hay gián đoạn đột ngột bởi cục máu đông trong lòng thành mạch.

Khi máu lưu thông bị gián đoạn đột ngột mà không được phục hồi nhanh chóng thì sẽ xuất hiện một số cơn nhồi máu cơ tim cấp Hậu quả là có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn, nguy cơ cao dẫn tới tử vong. Tại Mỹ thống kê được mỗi năm có tới 635.000 người bị nhồi máu cơ tim, trong đó những người bị lặp lại lần 2 là khoảng 300.000 người. Trung bình cứ 7 bệnh nhân tử vong thì có một trường hợp xuất phát do bệnh tim mạch bao gồm triệu chứng nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim cấp

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp là do xuất hiện các mảnh xơ vữa mạch máu, các mảng gãy nứt hoặc vỡ trong lòng thành mạch. Do đó các tế bào máu như tiểu cầu, hồng cầu bám dính, dồn lại tạo thành khối các cục gây bít tắc đột ngột lòng mạch máu, ngắt đường vận chuyển cung cấp máu nuôi tim, cơ tim bị thiếu máu cần thiết cho việc co bóp hoạt động. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ tim bị hoạt tử, người bệnh có thể bị suy tim và đột tử.

Yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp bao gồm:

  • Do người bệnh nghiện hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện có khói
  • Người bệnh gặp tình huống bất ngờ, xúc động bất chợt, căng thẳng quá mức;
  • Hoạt động gắng sức quá mức;
  • Người có sẵn bệnh viêm hoặc nhiễm trùng như bệnh lao, viêm phổi và các bệnh lý phổi 
  • Người bệnh vừa trải qua chấn thương, phẫu thuật, điều trị…
  • Những bệnh nhân có sẵn vấn đề về bệnh tim mạch hoặc đang mắc bệnh mạch vành

Tổn thương cơ tim gây triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp
Tổn thương cơ tim gây triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp

Nhận biết các triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp

Tình trạng nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra bất ngờ hoặc cơ thể đã xuất hiện dấu hiệu cảnh báo trước đó hàng giờ, hàng ngày hay hàng tuần. Các triệu chứng nhồi máu cơ tim hay biểu hiện nhồi máu cơ tim ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, mức độ biểu hiện tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh và liên quan trực tiếp đến khu vực bị hoại tử của cơ tim. 

  • Hiện tượng đau thắt ngực là triệu chứng hay biểu hiện của nhồi máu cơ tim, xuất hiện phổ biến mang tính điển hình. Khi đó người bệnh đột ngột cảm thấy thắt nặng vùng ngực phía sau xương ức, cảm giác như bị đè ép lên ngực, đau kéo dài trong từ 5 đến 15 phút. Cơn đau ngực thường lan dọc theo cánh tay lên trên vai, lên cổ và hàm dưới. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng, khó thở… 
  • Triệu chứng của nhồi máu cơ tim về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, cảm giác đầy bụng đầy hơi, ăn không tiêu, chướng bụng, hôn mê tạm thời, rối loạn nhịp tim... Nhiều người dễ tưởng nhầm sang triệu chứng của các bệnh lý khác gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Hiện tượng rối loạn huyết động do suy tim nặng, rối loạn mạch đập
  • Một số trường hợp không bộc lộ rõ ràng gây khó khăn cho việc xét đoán sớm các biểu hiện bệnh nhồi máu cơ tim

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp

Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp bao gồm:

  • Những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, đặc biệt là nam giới
  • Những người có bệnh nền cao huyết áp, tiểu đường, bệnh liên quan tới chức năng thận
  • Người mắc rối loạn mỡ máu mang tính di truyền
  • Người bị nhồi máu cơ tim thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài
  • Trong gia đình có người từng tiền sử bị nhồi máu cơ tim, bệnh đột quỵ ở độ tuổi trung niên
  • Người mắc cách bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, á sừng vẩy nến, xơ cứng bì…
  • Người hay sử dụng các chất kích thích hoặc thuốc có tác động làm co thắt động mạch vành
  •  Người béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim
  • Những người không tập thể dục đều đặn hoặc ít vận động, và có cuộc sống ít hoạt động
  • Những người bị stress và áp lực tâm lý cao trong cuộc sống hàng ngày.

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhồi máu cơ tim cấp và điều quan trọng là phát hiện sớm để điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng thuốc lá và chất kích thích làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp
Sử dụng thuốc lá và chất kích thích làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp

Các biến chứng của triệu chứng bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Các biến chứng của triệu chứng bệnh nhồi máu cơ tim cấp có thể bao gồm:

  • Nhịp tim đập bất thường hoặc rối loạn: Gián đoạn cách thức truyền tín hiệu điện bơm máu lên tim, gây ra những thay đổi trong nhịp đập của tim, loạn nhịp tim, nghiêm trọng nhất sẽ khiến người bệnh đột tử, tử vong.
  • Sốc tim: là biến chứng hiếm gặp, xảy ra khi tim đột ngột ngừng bơm máu, gây ra tổn thương khối lượng cơ tim quá lớn.
  • Suy tim: xảy ra khi mô cơ tim bị tổn thương nhiều, có thể là biến chứng tạm thời hoặc biến chứng lâu dài.
  • Biến chứng gây viêm màng ngoài tim: do tình trạng phản ứng hệ thống miễn dịch bị lỗi
  • Ngưng tim là biến chứng vô cùng nguy hiểm sau các triệu chứng nhồi máu cơ tim. Tim đột nhiên ngừng đập mà không có bất cứ dấu hiệu nào. Cơn nhồi máu cơ tim cấp mà không kịp cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Các biến chứng tại tim như thủng cơ tim, thủng vách ở thành tự do gây tràn máu màng tim, vỡ tim,…

Biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tim ngừng đập
Biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tim ngừng đập

Cách thức chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh nhồi máu cơ tim cần được chẩn đoán khẩn cấp. Bắt đầu bằng việc bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng lâm sàng và tiền sử  bệnh của bệnh nhân. Tiếp đó sẽ nhanh chóng đo huyết áp, đo mạch đập và nhiệt độ cơ thể, đồng thời chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết:

Các xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim cấp:

  • Đo điện tâm đồ (ECG) bằng cách ghi lại các tín hiệu điện trong tim. 
  • Xét nghiệm máu là xét nghiệm rất quan trọng trong các xét nghiệm nhồi máu cơ tim
  • Bệnh nhân phải được chụp X-quang lồng ngực để biết tình trạng tim, kích thước của tim và phổi, dự đoán các nguyên nhân khác gây triệu chứng tương tự
  • Thực hiện siêu âm tim để biết chức năng co bóp của cơ tim, xác định các vùng tổn thương của tim
  • Thực hiện chụp mạch vành bằng dụng cụ dạng ống thông mỏng dài được đưa vào động mạch tay, dẫn tới tim. Thông qua thuốc cản quang, bác sĩ nhận định được hình ảnh liên quan tới động mạch để chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Các phương pháp điều trị bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp

  • Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim là giúp tái lưu thông động mạch vành đang bị tắc nghẽn ngay sau khi cấp cứu nhồi máu cơ tim.

+ Uống thuốc tiêu sợi huyết (streptokinase, rt-Pa) đối với các bệnh nhân đến nhập viện sớm 

+ Thực hiện chụp mạch vành và nong đặt stent tim: Bác sĩ dùng ống thông nhỏ dài mềm luồn từ động mạch hướng vào tim, đi tới động mạch vành. Qua ống thông, bác sĩ sử dụng thuốc cản quang để ghi lại hình ảnh mạch vành rồi đưa stent đặt vào vị trí mạch vành bị tắc, sau đó bung stent, nong thông mạch máu rộng hơn giúp máu lưu thông lại bình thường. 

+ Thực hiện phẫu thuật mổ bắc cầu động mạch vành: Phẫu thuật bắc cầu này thường thực hiện khi người bệnh bị hẹp mạch vành quá nặng, kéo dài lan rộng dẫn tới không thể đặt stent được.

+ Chụp động mạch vành cũng là phương pháp phổ biến được áp dụng

Bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim cần uống thuốc chống kết tập tiểu cầu trong vòng ít nhất 1 năm. Sau đó, bệnh nhân duy trì uống tiếp theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch vành sẽ cần uống thuốc điều trị chuyên biệt lâu dài hơn

Ăn thức ăn lành mạnh giúp cơ thể phòng tránh nhồi máu cơ tim
Ăn thức ăn lành mạnh giúp cơ thể phòng tránh nhồi máu cơ tim

Biện pháp phòng tránh nhồi máu cơ tim cấp

Để phòng tránh các cơn nhồi máu cơ tim cấp, mỗi người mắc bệnh nhồi máu cơ tim nên thực hiện tầm soát và kiểm tra tim mạch định kỳ. Thực hiện lối sống lành mạnh cũng là cách phòng chống nhồi máu cơ tim rất hữu hiệu giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

+ Thay đổi lối sống hằng ngày trở nên khoa học và phù hợp hơn. Đây là điều cần làm xuyên suốt quá trình điều trị theo yêu cầu của bác sĩ

+ Tập thể dục thường xuyên và tần suất đều đặn, giảm cân nặng nếu người bệnh đang ở thể trạng béo phì thừa cân

+ Bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim không được hút thuốc lá, uống bia rượu, đồ có ga hay thức ăn nhanh nhiều chất bảo quản

+ Bệnh nhân không nên ăn mặn, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chiên xào

+ Ăn nhiều trái cây, rau củ tươi, quả và hạt là điều được khuyến khích

+ Người bị nhồi máu cơ tim cấp nên ăn cá, thịt gà thay vì ăn thịt heo, thịt bò

+ Hạn chế tình trạng căng thẳng, cần luyện tập thư giãn sau giờ làm tập trung

+ Duy trì uống thuốc theo chỉ định và tái khám thường xuyên định kỳ

Một số câu hỏi thường gặp về triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp

Nên làm gì khi gặp ai đó bị nhồi máu cơ tim cấp?

Khi gặp ai đó bị nhồi máu cơ tim cấp bạn cần:

  • nhanh chóng gọi cấp cứu để được hướng dẫn và sơ cứu kịp thời
  • đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm thoải mái, nới lỏng thắt lưng, quần áo, đặt chân lên cao để giúp máu lưu thông dễ dàng
  • cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh lý của người bệnh cho nhân viên y tế
  • bình tĩnh và giữ an toàn cho người bệnh: Không nên tự sơ cứu người bệnh nếu chưa hiểu rõ tình trạng

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Không thể trả lời chính xác về thời gian sống của một gnười bị nhồi máu cơ tim vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ nặng của bệnh, tuổi tác, lối sống và chế độ điều trị. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu điều trị kịp thời và hiệu quả có thể cứu sống được bệnh nhân và giảm thiểu tỉ lệ tử vong.

Nhưng ai có nguy cơ cao bị triệu chứng nhồi máu cơ tim?

Người càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ nhồi máu cơ tim càng cao đặc biệt ở nam giới và người có tiền sử bệnh nền: tiền sản giật, hay hút thuốc lá, thừa cân, lười vận động, ít luyện tập thể thao, bị bệnh cao huyết áp hay có sẵn bệnh mạch vành…

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

948

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám