Nội soi thanh quản ống mềm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và độ chính xác cao giúp bác sĩ chẩn đoán kịp thời các bệnh lý đường hô hấp. Sử dụng phương pháp nội soi này sẽ hạn chế đau đớn, khó chịu của phương pháp nội soi thông thường. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thực hiện và biến chứng khi sử dụng nội soi thanh quản ống mềm.
Nội soi thanh quản
Nội soi thanh quản là một trong nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để quan sát thanh quản và sâu bên trong cổ họng bệnh nhân. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thiết quan sát y tế chuyên dụng đưa sâu vào trong cổ họng để thu thập lại những hình ảnh cần thiết.
Thực hiện nội soi thanh quản để quan sát và đánh giá tổn thương của người bệnh.
Hiện nay các bệnh viện thường sử dụng máy nội soi chuyên sử dụng cho thanh quản. Những hình ảnh sẽ được thu và phát trực tiếp lên màn hình hoặc chụp lại với độ phân giải cao, giúp các bác sĩ quan sát dễ dàng và phát hiện những dấu hiệu bệnh ở thanh quản.
Phương pháp nội soi thanh quản ống mềm.
Nội soi thanh quản thường diễn ra rất nhanh, chỉ 15-20 phút. Đây là thủ thuật y tế đơn giản, không có nhiều biến chứng và có thể ra về ngay sau khi thực hiện.
Các phương pháp nội soi thanh quản
Nội soi thanh quản có nhiều phương pháp và bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân
- Nội soi thanh quản gián tiếp: Đây là thủ thuật bác sĩ sẽ dùng một gương cầu lồi nhỏ để quan sát kỹ họng và thanh quản
- Nội soi thanh quản ống cứng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi cứng để nội soi khu vực họng và thanh quản
- Nội soi ống mềm: Ống nội soi nhỏ, mềm được bác sĩ luồn qua mũi hoặc họng để thực hiện quan sát
Trong chẩn đoán hình ảnh hiện nay, phương pháp nội soi thanh quản ống mềm được ưu tiên sử dụng nhiều với khả năng linh hoạt và hình ảnh rõ nét. Ngoài ra sử dụng ống mềm khi nội soi sẽ hạn chế được những biến chứng như đau, chảy máu, buồn nôn…
Nội soi thanh quản ống mềm được thực hiện khi nào
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh sau thì sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi thực quản ống mềm:
- Ho, đau họng, khàn giọng mãn tính
- Cảm thấy khó nuốt thường xuyên
- Gặp dị vật trong cổ họng
- Thỉnh thoảng ho ra máu
- Cảm giác đau và có cục khi nuốt
Đặc biệt đối với những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu sẽ được khuyến cáo thực hiện nội soi thực quản ống mềm để bác sĩ quan sát rõ những tổn thương do những thói quen xấu mang lại.
Bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu ở cổ họng mà lâu ngày không khỏi nên tới bệnh viện gần nhất để được tư vấn thực hiện nội soi thanh quản ống mềm.
Phương pháp này chống chỉ định đối với những bệnh nhân:
- Thở rít
- Phù mạch
- Máu mũi tự chảy hoặc chảy máu không kiểm soát
- Nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm nắp thanh quản
Để tránh việc tạo áp lực lên đường thở, phương pháp này sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng cơ thể kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Trong trường hợp bắt buộc cần phải làm thủ thuật thì bệnh nhân sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật vô trùng.
Quá trình thực hiện nội soi ống mềm
Quá trình thực hiện nội soi thanh quản ống mềm:
- Chuẩn bị dụng cụ bao gồm: ống nội soi, ánh sáng, dụng cụ hút đều được làm sạch và hoạt động bình thường
- Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ cho bệnh nhân để quá trình thực hiện dễ dàng
- Bôi trơn ống nội soi
- Từ từ đưa ống nội soi vào trong mũi và đẩy vào trong để thực hiện soi các bộ phận bên trong
- Nhắc nhở bệnh nhân hít thở qua đường mũi để cổ họng được thả lỏng, giúp cho việc luồn ống dễ dàng và không gặp trở ngại
- Rút ống nhẹ nhàng sau khi quan sát và thu được những hình ảnh cần thiết cho việc điều trị
Thực hiện nội soi thanh quản ống mềm diễn ra rất nhanh, chỉ 15-20 phút.
Lưu ý:
- Tránh đưa ống quá sâu qua các dây thanh âm vì có thể tạo co thắt thanh quản. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đau và khó chịu
- Tránh chạm vào nắp thanh quản hoặc niêm mạc vì việc này sẽ gây cảm giác nôn
- Luôn nhắc nhở bệnh nhân thở đều để tránh việc nhịn thở, nhịn thở sẽ cản trở việc nội soi
Những biến chứng có thể gặp sau quá trình thực hiện nội soi thanh quản ống mềm
Những biến chứng có thể gặp:
- Đỏ mắt và sưng mắt do chảy nước mắt nhiều trong quá trình nội soi
- Đau, sưng ở khu vực cổ họng
- Chảy máu mũi hoặc cổ họng do trong quá trình thực hiện nội soi bệnh nhân có nhiều phản ứng gây khó khăn
- Buồn nôn
- Nhiễm trùng do chảy máu
Ngoài ra, đối với bệnh nhân thực hiện nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ, uể oải và nôn. Vì vậy sau khi thực hiện nội soi thực quản ống mềm gây mê, bệnh nhân nên được nằm nghỉ ngơi và ăn thức ăn mềm, hỗ trợ cho việc hồi phục nhanh chóng.
Những điều cần làm trước và sau khi thực hiện nội soi thanh quản ống mềm
Bạn cần tham khảo những điều sau trước khi thực hiện nội soi:
Trước khi thực hiện
- Khám tổng quát toàn cơ thể
- Không được ăn uống trong vòng 4-6 tiếng, có thể uống nước (lượng nhỏ, trước nội soi 1 giờ)
- Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc như thuốc loãng máu, thuốc điều trị,... thì phải có tư vấn từ bác sĩ
Sau khi thực hiện
Hạn chế ăn đồ ăn ngay sau khi nội soi. Nên ăn đồ mềm và nghỉ ngơi 2 tiếng sau khi nội soi
Nội soi thanh quản ống mềm có đau không?
Thủ thuật này là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản, dễ thực hiện và hạn chế hoàn toàn việc gây đau đớn. Trong trường hợp có cảm thấy đau thì chỉ là những cơn đau nhẹ, hoàn toàn có thể biến mất sau khi nghỉ ngơi.
Bệnh nhân nên ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt sau khi thực hiện nội soi thanh quản ống mềm.
Với việc kết hợp các công nghệ hiện đại như hiện nay, cùng với các bác sĩ kinh nghiệm thì bệnh nhân hoàn toàn yên tâm với thủ thuật nội soi thanh quản ống mềm.
Đây là một số thông tin về thủ thuật nội soi thanh quản ống mềm thường được các bác sĩ khuyên thực hiện khi cần kiểm tra các bệnh về đường hô hấp. Tại một số bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, thủ thuật nội soi thanh quản ống mềm sẽ được kết hợp với các phương pháp điều trị hiệu quả, nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh lý và dấu hiệu bệnh nguy hiểm đường hô hấp. Từ đó có phác đồ điều trị thích hợp nhất cho mỗi bệnh nhân. Mọi thông tin, xin vui lòng liên hệ tới hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh.