Ợ chua liên tục là dấu hiệu phổ biến khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực và cổ họng. Nguyên nhân có thể do căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học hoặc mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Tình trạng này tuy không nghiêm trọng nhưng phải kiểm soát sớm bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học,...
Ợ chua liên tục là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Ợ chua liên tục không phải bệnh lý phức tạp nhưng nếu để triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài, chúng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sâu xa như:
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản do cơ vòng thực quản dưới (LES) bị suy yếu, khiến nó không đóng chặt. Biểu hiện của bệnh thường đi kèm ợ chua, ợ nóng, đau rát ngực, khó nuốt và ho khan về đêm.
Viêm thực quản
Nếu bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm trùng kéo dài thì lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương, khiến bệnh nhân bị ợ chua liên tục, cảm giác vướng cổ họng,...
Tổn thương dạng loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng do axit ăn mòn lớp bảo vệ niêm mạc cũng khiến bệnh nhân bị ợ chua nhiều hơn.

Ợ chua liên tục là gì? Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Thoát vị hoành
Nếu một phần dạ dày chui qua lỗ hoành lên lồng ngực có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dễ trào ngược lên thực quản, gây ợ chua, đau ngực, khó nuốt và đầy bụng sau ăn.
Các nguyên nhân khác gây ợ chua liên tục
Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài
Khi căng thẳng, áp lực kéo dài, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone cortisol là nhân tố gián tiếp tăng tiết axit dạ dày. Hoạt chất này sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, gây trào ngược axit và dẫn đến ợ chua liên tục. Ngoài ra, căng thẳng cũng làm giảm nhu động ruột khiến thức ăn tiêu hóa chậm và dễ lên men, dễ sinh ra phản ứng ợ chua hơn.
Mắc chứng loạn khuẩn
Loạn khuẩn xảy ra khi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột bị phá vỡ. Cụ thể, số lượng hại khuẩn tăng lên nhanh chóng sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến tạo khí thừa trong dạ dày và đường ruột. Đồng thời, mất cân bằng đường ruột cũng khiến người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng và ợ chua.

Loạn khuẩn là một trong số các nguyên nhân gây ợ chua
Rối loạn nhu động ruột
Nhu động ruột giúp đẩy thức ăn qua dạ dày và ruột để tiêu hóa. Nếu hoạt động này bị rối loạn, chuyển động của ruột có thể chậm lại hoặc quá mạnh dẫn đến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa. Hệ quả là thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày lâu hơn, tạo ra nhiều khí và axit, gây cảm giác ợ chua liên tục, kèm theo chướng bụng, khó tiêu.
Thai nghén
Trong thai kỳ, hormone progesterone tăng cao làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ợ chua. Đồng thời, sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên dạ dày, làm tình trạng trào ngược axit trở nên trầm trọng hơn. Do đó, ợ chua liên tục là biểu hiện thường gặp nhất của mẹ bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Ợ chua cũng có thể là một trong các dấu hiệu của thai nghén
Ăn uống và sinh hoạt không điều độ
Thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn khuya hoặc ăn quá no sẽ khiến dạ dày không hoạt động đúng nhịp sinh học, làm tăng nguy cơ dư thừa axit. Thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc sử dụng chất kích thích (cà phê, rượu bia) càng làm trầm trọng thêm tình trạng ợ chua.
Ăn nhiều thực phẩm gây ợ chua
Một số thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày hoặc làm tăng tiết axit như bia rượu, đồ uống có gas, đồ uống có chứa caffeine, đồ chiên rán, thực phẩm có vị chua như chanh, cam, cà chua, giấm,...
Các biện pháp điều trị ợ chua liên tục tại nhà
Mục tiêu điều trị chứng ợ chua liên tục là giảm tiết axit dạ dày, trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc thực quản và ngăn ngừa tái phát. Do đó, cách hiệu quả nhất mà bạn có thể chủ động áp dụng là điều chỉnh lối sống và áp dụng các nguyên liệu từ dân gian cụ thể như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Để cải thiện bất thường về mặt sức khoẻ này, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt sao cho lành mạnh, ví dụ như:
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Chờ ít nhất 2-3 giờ trước khi nằm để tránh trào ngược axit.
- Uống nhiều nước: Nước giúp trung hòa axit trong dạ dày. Hãy uống từng ngụm nhỏ nếu cảm thấy ợ chua.
Đồng thời bạn nên hạn chế các loại thức ăn làm kích thích dạ dày như: đồ chua (chanh, cam, cà chua), đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, caffeine và rượu bia,...

Thay vì ăn quá nhiều trong 1 bữa, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ
Thay đổi tư thế ngủ
Bạn có thể chủ động nằm nghiêng bên trái để hạn chế sự trào ngược axit. Đồng thời, bạn nên nâng cao đầu giờng khoảng 15 - 20 cm khi ngủ để hạn chế axit trào ngược lên đường hô hấp trên.
Áp dụng các dược liệu từ thiên nhiên
Ngoài các biện pháp làm giảm triệu chứng ợ chua kể trên, bạn cũng có thể tận dụng các bài thuốc từ dân gian như:
- Nước gừng ấm: Gừng có đặc tính kháng viêm và làm dịu dạ dày. Uống một cốc nước gừng ấm sau bữa ăn sẽ giảm ợ chua.
- Nước mật ong pha ấm: Mật ong giúp làm dịu và bảo vệ niêm mạc thực quản, ngăn trào ngược. Uống vào buổi sáng hoặc trước khi ngủ.
- Nha đam (lô hội): Có tác dụng làm lành vết viêm, giảm axit và giúp tiêu hóa tốt hơn. Uống nước nha đam tươi khoảng 1-2 lần/ngày.
- Giấm táo pha loãng: Dùng với liều nhỏ (1 thìa giấm táo + 1 cốc nước ấm), giúp cân bằng axit dạ dày.

Uống trà gừng nóng cũng giúp bạn hạn chế đáng kể các triệu chứng ợ chua
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng ợ chua liên tục vẫn chưa thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm một số các triệu chứng bất thường như:
- Buồn nôn, đau bụng
- Khó thở, vướng cổ họng
- Rát họng, tức ngực
- Chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu
- Tiêu chảy, táo bón
- Ợ chua ra máu
Hiện nay, Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ tận tâm, đã có kinh nghiệm chữa trị hàng nghìn ca bệnh, phối hợp cùng hệ thống cơ sở trang thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp.

Ợ chua liên tục là gì? Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Có thể nói, ợ chua liên tục xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc thoát vị hoành. Các triệu chứng điển hình bao gồm nóng rát sau xương ức, ợ hơi chua và cảm giác đầy bụng sau ăn. Để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị dứt điểm, bạn nên đi khám tại các bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt.