Ợ chua nôn ra máu là tình trạng sức khoẻ đáng báo động, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc thậm chí là các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư dạ dày. Theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để nắm được các thông tin chi tiết về triệu chứng trên!
Ợ chua nôn ra máu có nguy hiểm không?
Ợ chua nôn ra máu là triệu chứng hết sức nguy hiểm. Đây có thể báo hiệu cho tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày, thực quản hoặc đường tiêu hoá trên. Trên thực tế, nôn ra máu kèm ợ chua thường cho thấy niêm mạc dạ dày đã bị xuất huyết, gây mất máu cấp tính. Điều này có thể là do dịch vị dạ dày trộn với máu trào ngược lên đường hô hấp trên hoà thành dung dịch có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Ợ chua nôn ra máu là báo động tình trạng sức khoẻ rất nghiêm trọng
Nếu máu nôn ra có màu đỏ tươi, tình trạng chảy máu đang xảy ra gần thực quản hoặc dạ dày. Máu sẫm màu hoặc lẫn cặn giống bã cà phê thường báo hiệu máu đã đọng lâu trong dạ dày trước khi bị tống ra ngoài. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ợ chua nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này:
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản, làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Khi axit tiếp xúc lâu ngày, niêm mạc sẽ bị viêm loét hoặc hình thành vết trợt sâu. Những vết loét này có thể chảy máu, đặc biệt khi người bệnh nôn nhiều hoặc trong giai đoạn viêm cấp tính, dẫn đến tình trạng nôn ra máu.
Ợ chua là một trong số những dấu hiệu điển hình của bệnh lý kèm với cảm giác nóng rát sau xương ức. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị nôn ra dịch có lẫn máu đỏ tươi hoặc sẫm màu, kèm theo đau tức ngực, khó nuốt.

Trào ngược dạ dày thực quản là biểu hiện có thể khiến bạn bị ợ chua
Xuất huyết thực quản
Xuất huyết thực quản trong một vài trường hợp cũng có thể là biến chứng của trào ngược dạ dày. Pepsin - hoạt chất có trong acid dạ dày rất dễ gây viêm nhiễm lớp niêm mạc thực quản.
Thậm chí, bệnh cũng gây giãn tĩnh mạch thực quản quá mức dẫn đến vỡ mạch máu và chảy máu ồ ạt vào thực quản. Máu có thể bị tống ra ngoài khi người bệnh nôn, kèm theo cảm giác ợ chua hoặc nóng rát.
Xuất huyết dạ dày
Đây cũng là một trong những nguyên nhân của biểu hiện ợ chua nôn ra máu. Bệnh xảy ra khi các ổ loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng ăn sâu vào lớp mạch máu bên dưới, gây vỡ mạch và chảy máu. Khi máu đọng lại trong dạ dày, người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn ra máu. Nếu máu lưu lại lâu, nó sẽ có màu đen hoặc lẫn trong dịch nôn.
Một số ca bệnh còn ghi nhận các cơn đau thượng vị dữ dội, cảm giác buồn nôn thường xuyên, đi ngoài phân đen,...

Xuất huyết dạ dày gây ra các cơn đau dũ dội, ợ chua
Ung thư dạ dày
Nếu trong dạ dày của bạn có các khối u ác tính hình thành và phát triển lớn trong niêm mạc dạ dày gây loét sâu hoặc xâm lấn các mạch máu thì có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Trong giai đoạn muộn, bệnh nhân thường có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, ợ chua nôn ra máu, thiếu máu mãn tính,....
Các biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị ợ chua ra máu
Thay đổi lối sống lành mạnh
Để góp phần cải thiện các triệu chứng ợ chua ra máu, bạn có thể chủ động áp dụng các biện pháp như sau:
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức khuya, ngủ không đủ giấc làm tăng tiết axit dạ dày.
- Nằm gối đầu cao khi ngủ để giảm nguy cơ trào ngược axit vào ban đêm, tránh cảm giác nóng rát và ợ chua.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu.
- Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn: Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới vận động nhẹ nhàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia và thức uống có gas. Nguyên nhân là các thực phẩm này chứa nhiều hoá chất độc hại có thể kích thích sản xuất axit dạ dày làm bệnh lý của bạn diễn biến nghiêm trọng hơn.

Bạn nên tập thói quen ngủ sớm dậy sớm, ngủ đủ 8 tiếng
Điều chỉnh chế độ ăn khoa học
Chế độ dinh dưỡng quyết định rất lớn đến sức khoẻ của bệnh nhân, về nguyên tắc, những người mắc bệnh đường tiêu hoá nên:
- Ăn ít, chia nhỏ bữa ăn: Tránh ăn no quá mức để giảm áp lực lên dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn và giảm tiết axit.
- Không nằm ngay sau khi ăn, nên chờ ít nhất 2-3 giờ để thức ăn tiêu hóa hết.
Ngoài ra, bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như bông cải xanh, bí xanh, măng tây, cải bó xôi, trái cây ít chua (chuối, táo ngọt, lê, đu đủ chín),.... Đồng thời, bạn nên loại bỏ các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, trái cây chua có thể gây kích thích mạnh đến dạ dày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động thăm khám tại các Bệnh viện uy tín nếu phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Chuyên Khoa Tiêu hoá Gan mật Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tập hợp đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu và thiết bị y tế hiện đại như dàn máy nội soi Fujinon VP 7000, tích hợp công nghệ nội soi AI, mát chụp CT 128 lớp,... giúp phát hiện kịp thời, chuẩn xác mọi bất thường ở ổ bụng để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Có thể nói, ợ chua nôn ra máu là dấu hiệu tổn thương của đường tiêu hoá, từ viêm loét đến xuất huyết dạ dày, vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc xuất huyết tiêu hoá. Do đó, bạn nên duy trì điều trị các bệnh lý tiêu hoá và đi khám sức khoẻ định kỳ tại các Bệnh viện uy tín để nắm rõ tình trạng sức khoẻ và kịp thời xử lý các vấn đề sức khoẻ (nếu có).