Dính thắng lưỡi ở trẻ là dị tật bẩm sinh do dây thắng lưỡi bị ngắn khiến các cử động bình thường ở đầu lưỡi bị hạn chế. Phẫu thuật dính thắng lưỡi là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết xung quanh liệu pháp này.
Dính thắng lưỡi là gì?
Phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Trước khi tìm hiểu những thông tin chi tiết về phương pháp này, chúng ta cần biết dính thắng lưỡi là gì?
Bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết đây là một dị tật bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Dây thắng lưỡi bị ngắn khiến các cử động bình thường của lưỡi bị ảnh hưởng.
Dính thắng lưỡi là dị tật thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh
Thống kê cho thấy có khoảng 5% trẻ sơ sinh gặp phải dị tật này được phát hiện trong tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp được phát hiện muộn hơn sau đó khi cha mẹ theo dõi và thấy bé thường khó bú, chậm lên cân. Nếu không được phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ sẽ gây ảnh hưởng tới ngôn ngữ cũng như sự phát triển về mặt thể chất của bé.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng cho biết thêm phẫu thuật dính thắng lưỡi là một phẫu thuật ngoại khoa đơn giản giúp loại bỏ tình trạng các bé sơ sinh không may bị mắc tình trạng này.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện cắt phần dính và đưa lưỡi bé trở về trạng thái bình thường. Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, nhất là với những trường hợp độ dính nhẹ.
Cách nhận biết để sớm phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi
“Có nên cắt thắng lưỡi cho bé hay không” và nhận biết tình trạng này thông qua những biểu hiện nào là những câu hỏi được đặt ra bởi nhiều bậc cha mẹ. Để có thể nhận biết các dấu hiệu sớm xem trẻ có bị tật dính thắng lưỡi hay không, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám khi có các biểu hiện sau đây:
Trẻ bị dính thẳng lưỡi thường chán ăn hoặc bỏ bú
- Bé gặp khó khăn khi bú.
- Theo dõi và quan sát thấy phần thắng lưỡi của trẻ ngắn bất thường.
- Phần lưỡi của trẻ không thể di chuyển được sang hai bên.
- Trẻ khó nâng lưỡi lên để chạm vào hàm trên hoặc khi khóc đầu lưỡi có dạng hình chữ V.
- Lưỡi của trẻ không thể đưa ra khỏi hàm dưới.
Phẫu thuật dính thắng lưỡi có thực sự cần thiết không?
Trả lời câu hỏi dính thắng lưỡi có ảnh hưởng gì bạn sẽ biết được tiểu phẫu dính thắng lưỡi có cần thiết hay không. Bác sĩ chuyên khoa cho biết tình trạng dính dây thắng lưỡi không chỉ làm ảnh hưởng tới phát âm của trẻ mà còn khiến các bé gặp nhiều khó khăn khi nói.
Thậm chí nếu như không được can thiệp bé có thể bị nói ngọng. Trẻ nhỏ bị dính thắng lưỡi thường khó khăn trong việc ăn uống. Lý do là khi nuốt lưỡi sẽ bị co lại, em bé khi ấy thường rất biếng ăn và chậm lớn.
Bên cạnh đó dị tật này có thể khiến răng cửa hàm dưới bị nghiêng, xuất hiện khe hở, dẫn tới tình trạng mất thẩm mỹ sau này.
Phẫu thuật dính thắng lưỡi diễn ra thế nào?
Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không, phẫu thuật dính thắng lưỡi sẽ được tiến hành với cả trẻ sơ sinh nhưng tối thiểu là bé đã đạt 3 tháng tuổi. Phương pháp thường áp dụng với những trường hợp có mức độ dính dây thắng lưỡi độ 3 và độ 4.
Cách thức thực hiện tiểu phẫu thắng lưỡi sẽ được bác sĩ căn cứ tùy theo độ tuổi của bé. Trẻ có thể được chỉ định gây mê hoặc gây tê tùy theo từng trường hợp. Dù vậy hầu hết các ca phẫu thuật sẽ được thực hiện khi gây tê tại vị trí cắt.
Phẫu thuật dính thắng lưỡi là phương pháp không quá phức tạp
Trả lời cho câu hỏi cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không, bác sĩ cho biết với những em bé cần gây mê toàn thân, các bác sĩ sẽ cân nhắc thật cẩn trọng trước khi quyết định thực hiện.
Cá em bé phẫu thuật dính thắng lưỡi bằng hình thức gây tê có thể ra về ngay trong ngày. Bác sĩ kê đơn để trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, đồng thời trẻ cũng có thể uống sữa để nguội hoặc bú mẹ sau khi phẫu thuật khoảng 30 phút.
Bé gặp vấn đề gì nếu không phẫu thuật dính thắng lưỡi?
Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không, bác sĩ chuyên khoa cho biết em bé có thể gặp phải một số vấn đề nếu không thực hiện phẫu thuật dính thắng lưỡi. Trẻ nhỏ thường bị chậm tăng cân và khó bú khi bị dính thắng lưỡi. Trẻ lớn một chút, tình trạng này có thể khiến bé bị khó phát âm một số âm tiết.
Nếu không phẫu thuật dính thắng lưỡi trẻ có thể bị nói ngọng
Bên cạnh đó một số trẻ cũng có thể bị nói ngọng khi lớn lên nếu như không được phẫu thuật. Em bé không được phẫu thuật cắt thắng lưỡi khi lớn lên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống. Trẻ có thể kém dinh dưỡng hoặc chậm lớn so với các bạn cùng tuổi.
Chăm sóc bé sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi
Chăm sóc bé sau khi cắt thắng lưỡi như thế nào là vấn đề các bậc cha mẹ cần quan tâm. Thông thường sau khi thực hiện tiểu phẫu, vị trí cắt dính thường có vết màu trắng, đây là diễn biến bình thường sau khi thực hiện các bé được phẫu thuật bằng laser.
Với tình trạng này, cha mẹ không nên quá lo lắng, vết thương sẽ lành sau khoảng một vài tuần. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bé.
Sau phẫu thuật có thể cho bé uống sữa hoặc ăn đồ ăn mềm
- Về chế độ dinh dưỡng, sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi có thể cho bé uống sữa hoặc các đồ ăn mềm, nguội và lỏng.
- Sau khi ăn nên vệ sinh miệng và cho bé tập vận động lưỡi.
- Bên cạnh đó nên cho trẻ uống nhiều nước để có thể làm sạch miệng.
- Nếu thực hiện phẫu thuật dính thắng lưỡi với các bé đã lớn, cha mẹ cần hướng dẫn bé vận động lưỡi ngay sau khi mổ.
- Với trẻ nhỏ, sau khi vết thương lành cần hướng dẫn bé tự vận động lưỡi để có thể di động tốt .
Ba mẹ cần làm gì khi nghi ngờ bé bị dính thắng lưỡi?
Hầu hết các bậc cha mẹ khi phát hiện con mình bị dính thắng lưỡi đều khá lo lắng và băn khoăn liệu cắt dính thắng lưỡi có đau không, có nguy hiểm không. Thực tế tiểu phẫu này không hề gây nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần phải lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với hệ thống máy móc thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo có cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn và thuận lợi.
Nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám khi phát hiện dị tật dính thắng lưỡi
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và can thiệp sớm, góp phần giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được khám và đánh giá chính xác tình trạng. Trẻ sơ sinh mắc dị tật dính thắng lưỡi độ 3 và 4 có thể thực hiện phẫu thuật khi được 3 tháng tuổi.
Khi ấy căn cứ vào tình trạng chi tiết và độ tuổi của trẻ bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp gây tê, gây mê khác nhau. Tuy nhiên đa phần là gây tê tại chỗ, sau tiểu phẫu, trẻ có thể ra về ngay trong ngày, về nhà tiếp tục sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề phẫu thuật dính thắng lưỡi có hại cho trẻ không. Hy vọng thông qua bài viết các bậc cha mẹ sẽ hiểu hơn về tình trạng dị tật dính thắng lưỡi ở các bé. Khi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám liên hệ 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ.