Cắt dính thắng lưỡi có đau không, có nguy hiểm không?

Hoàng Lan

27-10-2020

goole news
16

Hiện nay có khá nhiều trẻ sơ sinh mắc tật dính thắng lưỡi. Đây là một loại dị tật bẩm sinh khiến lưỡi trẻ khó chuyển động. Vậy phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi có đau không, có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ có lời giải đáp hữu ích cho thắc mắc này.

Dính thắng lưỡi là gì? Các mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ

Trước khi giải đáp thắc mắc cắt dính thắng lưỡi có đau không, chúng ta cần biết đây là hiện tượng gì, gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ.

Thắng lưỡi là tên gọi của một màng niêm mạc hình tam giác dính từ sàn miệng đến phần dưới của chân lưỡi. Hiện tượng dính thắng lưỡi ở trẻ em xảy ra khi màng niêm mạc này ở trẻ ngắn hoặc bị dính sát đầu lưỡi khiến lưỡi của trẻ khó di động hoặc di động kém.

Hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi
Hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi

Có ba cấp độ dính thắng lưỡi ở trẻ, cụ thể:

  • Mức độ I: Dính thắng lưỡi ở mức độ nhẹ từ 12-16 mm. Lúc này lưỡi bé vẫn hoạt động bình thường, đầu lưỡi bé có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng, đưa ra trước và hai bên dễ dàng.
  • Mức độ II: Là mức độ dính thắng lưỡi vừa từ 8-11 mm. Lúc này đầu lưỡi bé đã không thể chạm vòm khẩu cái cứng đồng thời lưỡi cũng có sự hạn chế chuyển động.
  • Mức độ III: Là mức độ dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mmĐầu lưỡi của bé hầu như dính vào sàn miệng, di chuyển rất kém, không thể đưa đầu lưỡi lên trên, ra ngoài và sang hai bên.

Trong 3 mức độ trên, mức nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Độ đơn giản và nhanh chóng của phẫu thuật tăng lên theo mức độ dính. 

Cắt dính thắng lưỡi có đau không?

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi gặp phải tình trạng này trẻ sẽ bị khó bú, chậm tăng cân và thường xuyên làm đau núm vú hoặc viêm vú ở mẹ. Khi lớn hơn thắng lưỡi chắc chắn sẽ cản trở đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ khiến bé phát âm không rõ một số âm tiết như t, d, l, n, t,… do các cử động của lưỡi bị kém linh hoạt. Nghiêm trọng hơn, tình trạng trên còn khiến các con trở nên mất tự tin khi giao tiếp, tự cô lập mình và có xu hướng tự kỷ.

Đó là lý do vì sao các bác sĩ chuyên khoa nhi luôn khuyên chúng ta nên thực hiện phẫu thuật cắt dính cắt dính thắng lưỡi cho con càng sớm càng tốt. Việc cắt thắng lưỡi muộn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ về sau.

Vậy cắt dính thắng lưỡi có đau không? Theo các bác sĩ, đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ Ngoại khoa chỉ cần sử dụng kéo mổ để cắt phần màng dính thắng lưỡi. Các trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ khi cắt sẽ không gây đau nên cũng không cần thuốc tê.

Với thắc mắc cắt dính thắng lưỡi có đau không thì câu trả lời là không vì đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, đơn giản
Với thắc mắc cắt dính thắng lưỡi có đau không thì câu trả lời là không vì đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, đơn giản

Như vậy với thắc mắc cắt thắng lưỡi có đau không thì chúng ta có thể khẳng định tiểu phẫu này hầu như không gây chảy máu và rất ít gây đau. Sau khi cắt chỉ từ khoảng 15 phút hoặc 30 phút tùy mức độ dính cũng như thể trạng của trẻ mà bé sẽ bú được trở lại ngay sau đó.

Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Ngoài cắt dính thắng lưỡi có đau không thì cắt dính thắng lưỡi có nguy hiểm không cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Như đã phân tích ở trên, đây chỉ là một thủ thuật ngoại khoa rất đơn giản. Bác sĩ chỉ cần dùng kéo cắt ngay phần màng mà trẻ hoàn toàn không cần tiêm thuốc mê, thay vào đó nếu cần bé cũng có thể sử dụng xịt tê tại chỗ khi thực hiện cắt. 

Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi cho trẻ hầu như không khiến trẻ đau và chảy máu. Em bé sau khi thực hiện tiểu phẫu có thể bú lại ngay sau 10-15 phút.  Với sự đơn giản và rất ít tác động, phương pháp điều trị này không làm tổn thương đến tâm lý trẻ. Cha mẹ và người thân cũng hoàn toàn không phải lo lắng hay theo dõi nhiều về sau.

Như vậy, không có lý do gì để trì hoãn cắt dính thắng lưỡi cho bé. Hơn nữa cần cắt sớm nhất có thể để tránh cắt muộn khi bé lớn sẽ đau hơn, chảy máu nhiều hơn. Bởi trẻ càng lớn thì các mạch máu và dây thần kinh đến nuôi thắng lưỡi sẽ càng nhiều hơn..

Quy trình phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi tiến hành có phần khác nhau giữa trẻ lớn và trẻ nhỏ. 

  • Ở trẻ nhỏ (từ 3 tháng - dưới 2 tuổi): Trường hợp này thường được sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để tránh bé cử động bất lợi khi phẫu thuật. Thuốc tê an toàn, không có tác dụng phụ và không gây nguy hiểm cho trẻ. Sau khi cắt thắng lưỡi khoảng 15 - 30 phút, bé có thể bú ngay.
  • Ở trẻ lớn trên 2 tuổi: Có thể dùng thuốc tê và dùng máy laser hay dao điện để cắt thắng lưỡi. Sau đó bác sĩ sẽ dùng chỉ y tế chuyên dụng khâu lại. Vết cắt sẽ lành sau vài tuần.

Bác sĩ cần thăm khám cẩn thận trước khi chỉ định cắt dính thắng lưỡi cho trẻ
Bác sĩ cần thăm khám cẩn thận trước khi chỉ định cắt dính thắng lưỡi cho trẻ

Đa số trẻ bị dính thắng lưỡi phía trước. Ở các trường hợp dính thắng lưỡi phía sau, trẻ cần được phẫu thuật tạo hình lưỡi dưới. Phẫu thuật này phải có hỗ trợ bởi gây mê, do vậy chỉ có thể thực hiện khi trẻ đủ 2 tuổi. Ngoài ra, cũng có trường hợp không nên cắt dính thắng lưỡi. Đó là khi trẻ đang mắc chứng rối loạn đông máu hoặc có tình trạng răng miệng bị nhiễm trùng. 

Một số lưu ý sau khi cắt dính thắng lưỡi cho trẻ

Sau khi trẻ được thực hiện phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi, phụ huynh cần chú ý một vài điều sau:

  • Sau ca phẫu thuật, tại đúng vị trí cắt dính lưỡi của trẻ sẽ thường xuất hiện vết thương màu trắng. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất sau một vài ngày nên chúng ta không cần lo lắng.
  • Phụ huynh cần theo dõi trẻ liên tục, nếu vết cắt dính thắng lưỡi chảy máu hay có dấu hiệu khác lạ cần báo cho nhân viên y tế để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cho bé uống đúng thuốc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
  • Không nên để trẻ tự ý đụng tay vào vết thương để tránh hiện tượng nhiễm trùng.
  • Không cho trẻ ăn những đồ cứng, nóng, chua và cay để tránh chảy máu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn để làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, tránh nhiễm trùng.
  • Hướng dẫn con vận động lưỡi một cách linh hoạt như đưa lưỡi lên/xuống, uốn lưỡi hay đưa sang hai bên và thè lưỡi ra ngoài.
  • Với những trẻ nhỏ, sau phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi mẹ nên thường xuyên nâng lưỡi bé lên, kéo nhẹ sang hai bên để lưỡi có thể vận động linh hoạt.

Trẻ sau khi cắt dính thẳng lưỡi cần được uống nước nhiều hơn
Trẻ sau khi cắt dính thẳng lưỡi cần được uống nước nhiều hơn

Khám và điều trị dính thắng lưỡi ở đâu?

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nên thăm khám, điều trị, phẫu thuật tật dính thắng lưỡi ở trẻ tại đâu tốt. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cơ sở quảng cáo điều trị loại dị tật bẩm sinh này. Đây mặc dù chỉ là một phẫu thuật nhỏ, nhưng lại cần đánh giá cẩn thận về mức độ dính thắng lương và xem xét có cần can thiệp phẫu thuật hay không. Đó là lý do tại sao phụ huynh chỉ nên đưa trẻ thăm khám, điều trị tại các bệnh viện uy tín và chất lượng.

Hiện nay, bệnh viện đa khoa Phương Đông là một địa chỉ cắt dính thắng lưỡi hiệu quả và an toàn. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ngoại, Ngoại Nhi và Nhi khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi. Nhờ vậy, phẫu thuật cắt thắng lưỡi tại đây trở nên vô cùng nhẹ nhàng với các bé. Cha mẹ và người thân của trẻ hoàn toàn yên tâm khi chọn thực hiện phẫu thuật cho trẻ tại Phương Đông còn nhờ chất lượng dịch vụ ưu việt và khâu chăm sóc tận tình.

Nội dung trong bài viết trên chính là lời giải đáp cho thắc mắc cắt dính thắng lưỡi có đau không, có nguy hiểm không. Mặc dù đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ những cha mẹ cũng nên tìm địa chỉ y tế uy tín để điều trị cho con nhằm đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng về sau.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

14,735

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám