Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường xuyên lo lắng khi con mình gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc tỉnh giấc giữa đêm. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn tác động tiêu cực đến sinh hoạt gia đình. Vậy nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng này và cha mẹ cần làm gì để giúp con có một giấc ngủ trọn vẹn?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn hoặc không đạt chất lượng cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động hàng ngày của trẻ. Tình trạng này có thể biểu hiện qua việc trẻ khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, hoặc ngủ không sâu giấc. Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến trẻ ngay từ 6 tháng tuổi và nếu không được điều trị, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ chất lượng
Theo các dữ liệu được tổng hợp từ các thống kê thực tế, rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 80%, con số này gấp đôi so với trẻ em bình thường. Việc rối loạn giấc ngủ có thể khiến trẻ trở nên tức giận, cáu kỉnh, khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong quá trình chăm sóc của cha mẹ. Khi tình trạng này kéo dài liên tục, không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chính vì thế, việc nhận biết và hiểu rõ về rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe lâu dài cho trẻ.
Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh theo từng phân loại
Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tổng hợp lại một số chứng rối loạn mất ngủ phổ biến, bao gồm:
Chứng rối loạn mất ngủ ở trẻ hay gặp
- Rối loạn kích thích: Phổ biến từ trẻ 3 – 13 tuổi (17,3%) và trẻ trên 15 tuổi (3 – 5 tuổi), thường xảy ra trong nửa đầu của giai đoạn ngủ. Bệnh cũng có dấu hiệu di truyền. Dấu hiệu điển hình bao gồm ngủ say khó đánh thức, nói mớ khi ngủ, khả năng phản hồi chậm khi bị đánh thức, lú lẫn sau khi tỉnh.
- Mộng du: Phổ biến ở trẻ em từ 8 – 12 tuổi (17%), người lớn (4%), thường xảy ra trong giai đoạn đầu của giấc ngủ. Nam giới có tỷ lệ bị cao hơn nữ giới. Bệnh có xu hướng di truyền. Bởi nếu bố hoặc mẹ bị mộng du thì con có khả năng gặp tình trạng này là 45%, còn nếu cả hai đều bị thì trẻ có khả năng 60% bị mắc bệnh. Dấu hiệu bao gồm trẻ bị kích động hay mở mắt khi ngủ, khó đánh thức, rối loạn kích thích hỗn hợp hoặc kinh hoàng khi ngủ.
- Ác mộng: Tỷ lệ gặp ác mộng ở trẻ từ 3 – 5 tuổi (10 – 50%), thường khởi phát cao nhất ở trẻ từ 6 – 10 tuổi, xảy ra ở nửa sau của giai đoạn ngủ với trí nhớ rõ ràng về sự kiện trong giấc mơ. Dấu hiệu bao gồm trẻ gặp những giấc mơ khó chịu, tăng phản ứng giao cảm khi ngủ, tăng sự thèm ngủ, có thể liên quan đến rối loạn tâm trạng hoặc rối loạn căng thẳng sau ác mộng.
- Rối loạn giai đoạn ngủ muộn: Phổ biến ở thanh thiếu niên (7 – 16%), ở trẻ em bị ảnh hưởng có tiền sử gia đình (40%). Trẻ thường gặp khó khăn trong việc vào giấc, có thể thức giấc nửa đêm hoặc cả đêm.
Chứng rối loạn mất ngủ ở trẻ ít gặp
- Khó thở khi ngủ: Xảy ra từ 1 – 5% trẻ em, thường khởi phát ở trẻ trong 2 – 8 tuổi, phổ biến hơn đối với những trẻ có bất thường về sọ, hội chứng Down, chứng teo đường mật, thần kinh cơ,...Với những dấu hiệu điển hình như ngáy, tư thế ngủ bất thường (cổ bị trễ, miệng mở), đái dầm, nhức đầu buổi sáng, tâm trạng chán nản, giảm sự chú ý và tập trung, chứng dị dạng lõm ngực bẩm sinh.
- Sợ hãi khi ngủ: Xảy ra ở trẻ em (1 – 7%), người lớn (2,2%). Bệnh thường khởi phát trong thời thơ ấu của trẻ với những dấu hiệu như la hét, khóc lóc, bối rối, khó đánh thức. Bệnh xuất hiện trong nửa đầu của giai đoạn ngủ.
- Hội chứng chân tay bồn chồn: Xảy ra ở trẻ em (2%), bé gái nhiều hơn bé trai, phổ biến hơn với những trẻ bị ADHD (tăng động giảm chú ý). Hội chứng thường bắt đầu vào buổi tối, tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, diu khi vận động. Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố có liên quan. Dấu hiệu bao gồm cử động tay chân loạn xạ kèm theo cảm giác khó chịu, hành vi và tâm trạng tiêu cực, thường bắt đầu vào buổi tối, có thể liên quan tới thiếu sắt.
Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Giấc ngủ có 2 dạng chính, bao gồm: Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement - chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non – Rapid Eye Movement - không chuyển động mắt nhanh).
Trong đó, giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng thời gian ngủ, còn REM chỉ chiếm khoảng 25%.
Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ giấc ngủ REM có thể lên đến 50%. Trong giấc ngủ REM, các cơ quan trong cơ thể của trẻ sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, bao gồm tăng tốc nhịp tim, tăng sự chuyển hoá ở não, tăng tốc độ hô hấp. Đặc điểm này làm cho trẻ dễ bị đánh thức bởi những cử động nhỏ, thậm chí thức dậy ngắn cũng có thể làm trẻ tỉnh giấc hoàn toàn.
Bên cạnh đó, trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh, cụ thể như trẻ sắp bò, tập đi, chuẩn bị mọc răng hay khi vận động quá mức vào ban ngày cũng sẽ xuất hiện những yếu tố khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc ăn ít hoặc ăn quá no cũng khiến trẻ khó ngủ sâu giấc.
Xem thêm:
Biện pháp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Giấc ngủ có liên quan mật thiết tới đồng hồ sinh học của cơ thể trẻ. Cha mẹ cần phải biết con mình cần ngủ bao nhiêu là đủ để thiết lập thời gian biểu cho đi ngủ phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần phải làm gì để chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em?
Vận động thúc đẩy sản xuất hormone melatonin giúp điều chỉnh giấc ngủ cho trẻ hiệu quả
- Nhắc nhở, khuyến khích trẻ đi ngủ và dậy vào cùng một thời điểm. Thời gian thức dậy không được chênh lệch giữa các ngày trong tuần và cuối tuần quá 1,5h.
- Giúp con thư giãn trước khi ngủ bằng các hoạt động như đọc sách, uống sữa ấm, tắm bằng nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, viết nhật ký,...
- Ngắt các thiết bị điện tử trong phòng ngủ ít nhất 1h trước khi trẻ đi ngủ. Bao gồm loa, màn hình tivi, máy tính, điện thoại. Đặt ra giờ giới nghiêm sử dụng các thiết bị này cho trẻ.
- Hạn chế uống các chất kích thích như socola và sữa socola sau 15h vì có thể khiến trẻ khó vào giấc. Bên cạnh đó, đối với những trẻ bắt đầu dậy thì, tiết ra hormone melatonin vào giờ muộn hơn về đêm so với trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng đến nhịp ngày đêm, trẻ sẽ đi ngủ và dậy muộn hơn vào ngày hôm sau.
- Cho trẻ ăn sáng đầy đủ để kích hoạt đồng hồ sinh học. Đảm bảo bữa tối đủ chất, trong khẩu phần ăn của trẻ cần đủ chất sắt (các thực phẩm chứa sắt bao gồm các loại thịt đỏ, đậu lăng, rau xanh,...). Cảm giác quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
- Khuyến khích trẻ vận động thể dục thể thao mỗi ngày, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng có lợi, đặc biệt là vào sáng sớm. Điều này giúp cơ thể tự sản xuất Melatonin đúng thời điểm trong chu kỳ giấc ngủ sinh học.
Nếu những cách trên, cha mẹ có thể sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có sự tham vấn của các bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không được tự mua và cho bé uống thuốc một cách tuỳ ý khi chưa được cho phép.
Quý khách cần đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Phương Đông có thể liên hệ ngay tới đường dây nóng: 1900 1806 hoặc đặt lịch khám để nhận sự tư vấn miễn phí.
Kết luận
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ không chỉ là vấn đề tạm thời mà có thể kéo dài, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tâm lý của bé nếu không được can thiệp đúng cách. Nhận diện sớm nguyên nhân, áp dụng các biện pháp điều chỉnh phù hợp và xây dựng thói quen ngủ khoa học là chìa khóa giúp trẻ có giấc ngủ ngon, sâu giấc và khỏe mạnh.