Rối loạn nhân cách tránh né là một rối loạn tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Người mắc hội chứng này luôn lo lắng về sự đánh giá của người khác, né tránh các mối quan hệ xã hội và tự cô lập bản thân, dẫn đến những hệ lụy khó lường. Theo một nghiên cứu trên PubMed Central, tỷ lệ mắc AvPD trên toàn cầu dao động từ 1,5% đến 2,5%. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy con số này có thể lên đến 9,3% tùy theo khu vực và phương pháp đánh giá.
Tổng quan về hội chứng rối loạn nhân cách tránh né
Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant Personality Disorder - AvPD) là một dạng rối loạn nhân cách thuộc nhóm C, đặc trưng bởi sự ức chế xã hội, cảm giác tự ti và nhạy cảm quá mức đối với sự đánh giá tiêu cực từ người khác.
Rối loạn nhân cách tránh né đặc trưng bởi sự nhút nhát, cảm giác tự ti
Người mắc AvPD thường tránh các tình huống xã hội hoặc tương tác có nguy cơ bị từ chối, phê bình hoặc làm bẽ mặt. Họ có xu hướng tự đánh giá bản thân là không phù hợp hoặc không hấp dẫn, dẫn đến việc tự cô lập và hạn chế tham gia vào các hoạt động xã hội hay thiết lập mối quan hệ mới. Tình trạng này khác với tính nhút nhát thông thường ở mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
AvPD thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn lo âu xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này cho thấy một mô hình né tránh do sợ bị từ chối hoặc không chấp thuận, điều mà họ trải nghiệm là cực kỳ đau đớn. Dạng rối loạn này ảnh hưởng đến 2,5% dân số, với số lượng nam giới và nữ giới bị ảnh hưởng gần như bằng nhau.
Ai có thể bị ảnh hưởng bởi rối loạn nhân cách tránh né?
Rối loạn nhân cách né tránh thường bắt đầu ở cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20. AvPD cũng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người có bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào sau đây:
- Trầm cảm lâm sàng (rối loạn trầm cảm nặng);
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng;
- Rối loạn lo âu xã hội;
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
- Rối loạn hoảng sợ;
- Chán ăn;
- Rối loạn ăn uống vô độ.
Tiên lượng của những người bị AvPD
Tiên lượng của AvPD phụ thuộc vào việc nó có được điều trị hay không. Nếu không được điều trị, AvPD có thể dẫn đến:
- Tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần thứ hai như lạm dụng chất kích thích hoặc trầm cảm;
- Trầm cảm sau sinh;
- Không hài lòng với cuộc sống;
- Khó khăn trong công việc;
- Suy giảm chức năng xã hội.
Những người mắc AvPD tỷ lệ có ý định tự tử và cố gắng cao hơn. Họ có thể sống một cuộc sống gần như hoặc hoàn toàn cô lập.
Triệu chứng của người bị rối loạn nhân cách tránh né là gì?
Dấu hiệu chính của rối loạn nhân cách né tránh là sợ bị từ chối mạnh mẽ đến mức bạn tự chọn sự cô lập hơn là ở gần mọi người. Mô hình hành vi này có thể thay đổi từ nhẹ đến cực đoan.
Người mắc AvPD thường tránh né các tình huống xã hội, cảm thấy không thoải mái khi phải tương tác với người khác
Các dấu hiệu và hành vi khác của rối loạn nhân cách tránh né bao gồm:
- Lòng tự trọng thấp;
- Tự cô lập, cách ly ra khỏi hoạt động đông người;
- Thấy bản thân kém cỏi, không có năng lực, vô dụng;
- Quá quan tâm đến những lời chê, chỉ trích hoặc sự không chấp thuận của người khác;
- Miễn cưỡng tham gia các hoạt động với người khác trừ khi họ biết chắc chắn rằng người khác sẽ thích họ;
- Trải qua sự lo lắng cực độ (bồn chồn) và sợ hãi trong các bối cảnh xã hội và các mối quan hệ. Điều này có thể khiến họ tránh các hoạt động hoặc công việc liên quan đến việc ở bên người khác.
- Nhút nhát và tự ti trong các tình huống xã hội do sợ làm điều gì đó sai hoặc cảm thấy xấu hổ.
- Có xu hướng phóng đại các vấn đề tiềm ẩn hoặc hiểu sai phản hồi là tiêu cực.
- Ít khi thử bất cứ điều gì mới hoặc mạo hiểm.
Căn nguyên dẫn đến rối loạn nhân cách tránh né
Nguyên nhân của rối loạn nhân cách tránh né được cho là có liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường, xã hội và tâm lý. Một số yếu tố có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tình trạng này bao gồm:
- Di truyền: Hai yếu tố biến đổi gen và di truyền tính cách từ cha mẹ có thể coi là yếu tố có liên quan mật thiết để AvPD. Theo đó, trong mô hình 5 yếu tố thể hiện về tính cách (hướng ngoại, dễ chịu, tận tâm, sẵn sàng muốn trải nghiệm, cảm xúc âm tính) thì chứng rối loạn thần kinh có tỷ lệ di truyền khá cao lên đến 30%.
- Môi trường và xã hội: Đối với những đối tượng thường xuyên trải qua cảm giác đau đớn do người thân gây ra, bị phê phán bởi người xung quanh cũng là nguyên nhân hàng đầu. Vì vậy, đây là yếu tố khiến cho người bị AvPD luôn trong tâm thế phòng thủ, tránh né những mối quan hệ có thể cho họ bị tổn thương.
- Tâm lý: Bệnh nhân có những ký ức lo âu, trạng thái tiêu cực trong quá khứ thường tạo nên tính cách nhút nhát, tự thu mình lại trong xã hội, tìm cách né tránh và sợ đối mặt với các mối quan hệ khác trong cuộc sống.
Xem thêm:
Chẩn đoán rối loạn nhân cách tránh né
Rối loạn nhân cách né tránh chỉ có thể được chẩn đoán bởi các chuyên gia được đào tạo dựa trên các tiêu chí nêu trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM – 5).
Cụ thể, theo DSM – 5, một người phải có một khuôn mẫu nhất quán là tránh tiếp xúc xã hội, quá nhạy cảm với sự từ chối và chỉ trích, cảm thấy không thỏa đáng như được thể hiện bởi ít nhất bốn trong số các tiêu chí sau:
- Tránh các hoạt động nghề nghiệp liên quan đến tiếp xúc xã hội đáng kể vì sợ bị chỉ trích, không chấp thuận hoặc từ chối;
- Không muốn tham gia với người khác trừ khi bạn chắc chắn rằng họ sẽ thích bạn;
- Kiềm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ bị chế giễu hoặc làm nhục;
- Bận tâm với sự chỉ trích hoặc từ chối trong các tình huống xã hội;
- Ứng phó trong các tình huống xã hội mới do cảm thấy không đủ năng lực;
- Cảm thấy mình kém cỏi về mặt xã hội, không hấp dẫn hoặc thấp kém hơn người khác;
- Do dự khi chấp nhận rủi ro hoặc làm những điều mới vì sợ xấu hổ;
Rối loạn nhân cách né tránh thường được chẩn đoán ở người lớn, vì tính cách của trẻ em vẫn đang phát triển và các hành vi như nhút nhát có thể là những trải nghiệm bình thường trong thời thơ ấu mà sau đó đã trưởng thành.
Cách điều trị và tự cải thiện chứng rối loạn nhân cách tránh né
Điều trị rối loạn nhân cách tránh né rất khó khăn vì những người mắc tình trạng này có những kiểu suy nghĩ và hành vi đã hình thành từ nhiều năm. Tuy nhiên, với sự tham gia và hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, quá trình điều trị có thể lại mang hiệu quả đáng kể.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu (liệu pháp trò chuyện) là phương pháp điều trị được lựa chọn cho các rối loạn nhân cách. Mục tiêu của việc điều trị là giúp người bệnh khám phá ra động cơ và nỗi sợ hãi liên quan đến suy nghĩ và hành vi. Ngoài ra, còn có thể học cách tích cực với người khác hơn.
Hai liệu pháp tâm lý cụ thể có thể giúp những người bị AvPD bao gồm:
- Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic therapy): Loại liệu pháp này tập trung vào gốc rễ tâm lý của cảm xúc đau khổ. Thông qua việc tự phản ánh, người bệnh cần xem xét các mối quan hệ và mô hình hành vi có vấn đề trong cuộc sống của mình. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân, giúp thay đổi cách nhìn nhận với người khác và môi trường xã hội xung quanh.
Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và phát triển kỹ năng xã hội
- Liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy - CBT): Đây là một liệu pháp có cấu trúc, định hướng mục tiêu. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh xem xét kỹ lượng suy nghĩ và cảm xúc của họ. Thông qua, CBT, người bệnh có thể xoá bỏ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Đồng thời có thể học cách áp dụng các mô hình và thói quen suy nghĩ lành mạnh hơn. Nó có thể đặc biệt tập trung vào việc phát triển các kỹ năng xã hội.
Điều trị bằng thuốc
Hiện tại không có loại thuốc nào có thể điều trị rối loạn nhân cách. Nhưng có thuốc điều trị trầm cảm và lo âu, mà những người mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh cũng có thể mắc phải. Điều trị những tình trạng này có thể giúp điều trị AVPD dễ dàng hơn.
Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 1806 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Bộ phận hỗ trợ có thể tiếp nhận và tư vấn sớm nhất cho khách hàng.
Cách tự cải thiện chứng AvPD cho người bệnh
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và thường xuyên thể dục thể thao đều đặn. Người bệnh nên dành nhiều thời gian cho bản thân hơn thông qua các hoạt động như đọc sách, uống trà, giao lưu kết bạn,...để cải thiện sức khỏe tinh thần;
- Tham gia các lớp học/hoạt động chữa lành, giao tiếp để cải thiện điểm yếu của bản thân - giao tiếp. Nhận sự tham vấn từ các bác sĩ chuyên môn hoặc trung tâm trị liệu để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hành thiền để tâm hồn được nuôi dưỡng tốt hơn;
Tham gia một hoạt động nhóm có thể tạo ra những bước tiến tích cực trong quá trình điều trị
- Mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, hoặc đương đầu với những thử thách nhỏ như giao tiếp với người lạ, phản hồi nhận xét của người khác về mình;
- Chủ động giao lưu kết bạn thêm bạn mới thông qua các hoạt động hoặc sở thích của bản thân. Vì so với việc kết bạn với một người xa lạ không có điểm chung, kết bạn với một người chung tần số sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Kết luận
Rối loạn nhân cách tránh né không đơn giản là sự ngại ngùng hay thiếu tự tin – nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra những tổn thương tinh thần kéo dài. Nhận diện sớm và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là chìa khóa giúp người mắc AvPD vượt qua rào cản, lấy lại sự cân bằng và hòa nhập cuộc sống tốt hơn. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của AvPD, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.