6 lời khuyên của bác sĩ dành cho cha mẹ khi rửa mũi cho bé

Ngọc Anh

28-03-2025

goole news
16

Rửa mũi cho bé là giải pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp bé thông thoáng đường thở, giảm nguy cơ viêm mũi, viêm họng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn không biết nên rửa mũi thế nào cho an toàn, tránh làm bé khó chịu mà vẫn làm sạch đường thở hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách rửa mũi cho bé đúng chuẩn, dễ áp dụng tại nhà để cha mẹ tự tin chăm sóc sức khỏe đường hô hấp cho con.

Vì sao cha mẹ cần rửa mũi cho bé?

Rửa mũi cho bé là bước chăm sóc quan trọng giúp bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Với trẻ em sơ sinh, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị vi khuẩn, bụi bẩn tấn công nếu mũi không được vệ sinh đúng cách. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ chất nhầy và giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cho bé như viêm xoang hay viêm tai giữa.

Đồng thời, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, nên nếu mũi bị tắc nghẽn, bé sẽ khó chịu và quấy khóc. Rửa mũi thường xuyên giúp bé khỏe mạnh, có giấc ngủ ngon và hỗ trợ cha mẹ chăm bé nhẹ nhàng hơn.

Xem thêm: Trẻ bị viêm tai giữa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Rửa mũi là một trong các bước vệ sinh hết sức cần thiết với trẻ nhỏ

Rửa mũi là một trong các bước vệ sinh hết sức cần thiết với trẻ nhỏ

Không chỉ với trẻ sơ sinh, trên thực tế lâm sàng, tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi bị nghẹt mũi do không vệ sinh mũi đúng cách là rất phổ biến. Đặc biệt, số bệnh nhi bị nghẹt mũi có xu hướng ngày càng tăng lên khi thời tiết thay đổi hoặc bé phải sống trong môi trường ô nhiễm hoặc gặp biến chứng do điều trị viêm xoang, viêm đường hô hấp, cảm lạnh thông thường không dứt.

Khi nào nên rửa mũi cho bé?

Cha mẹ nên rửa mũi cho bé khi bé có các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi hoặc thở khò khè,.... Đặc biệt, nếu bé bị viêm nhiễm đường hô hấp khiến dịch mũi tiết ra nhiều chất nhầy đặc khiến bé khó tự xì ra, khi đó, việc rửa mũi sẽ giúp làm sạch khoang mũi hiệu quả hơn.

Gợi ý các thời điểm thích hợp nhất để cha mẹ rửa mũi cho bé, bao gồm:

  • Buổi sáng sau khi bé thức dậy
  • Trước bữa ăn hoặc trước khi bé đi ngủ 
  • Tuyệt đối không rửa mũi khi bé vừa ăn no xong vì dễ gây nôn trớ hoặc rửa mũi khi bé đang ngủ dễ khiến dung dịch chảy tới các cơ quan khác như họng, tai

Lưu ý: Không lạm dụng việc rửa mũi cho bé quá thường xuyên vì nó dễ gây khô niêm mạc mũi.

Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé đúng chuẩn

Để thực hiện rửa mũi cho bé đúng cách, hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước vệ sinh mũi cho bé của bác sĩ gợi ý như sau: 

Rửa mũi cho bé như thế nào là câu hỏi của không ít các bậc phụ huynh

Rửa mũi cho bé như thế nào là câu hỏi của không ít các bậc phụ huynh

Chuẩn bị

  • Dung dịch nước muối sinh lý 0,9% (an toàn và phù hợp cho trẻ nhỏ)
  • Dụng cụ rửa mũi như bình rửa mũi hoặc ống nhỏ giọt
  • Khăn mềm, sạch

Cách thực hiện

  • Đặt bé nằm nghiêng trên gối mềm, đầu hơi ngửa.
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào một bên mũi của bé, chờ 10-15 giây để chất nhầy trong dịch mũi loãng ra.
  • Dùng bóng hút mũi nhẹ nhàng hút sạch chất nhầy (nếu bé có nhiều dịch nhầy trong mũi); nếu không bạn có thể dùng tăm bông hoặc khăn bông thấm nhẹ các phần dịch tiết ra từ lỗ mũi của bé. Sau đó, hãy thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Nếu bé lớn hơn, có thể hướng dẫn bé ngồi thẳng và tự xì mũi nhẹ nhàng sau khi nhỏ nước muối.
  • Dùng khăn khô lau sạch sẽ xung quanh mũi của em bé

Khuyến khích cha mẹ dùng bóng mũi vệ sinh mũi cho con

Khuyến khích cha mẹ dùng bóng mũi vệ sinh mũi cho con

Lưu ý:

  • Nhiệt độ nước muối nên ở mức 36-37°C để bé không bị kích ứng.
  • Thao tác nhẹ nhàng để tránh gây đau hoặc tổn thương niêm mạc mũi.
  • Dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để tránh vi khuẩn phát triển.

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, việc rửa mũi đúng cách giúp giảm nguy cơ viêm xoang tới 30%, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.

Những lưu ý quan trọng khi rửa mũi cho bé

Rửa mũi là cần thiết nhưng bé không cần rửa mũi quá thường xuyên. Để nắm được tần suất, cường độ xịt, cách chọn dung dịch vệ sinh cho bé, bạn có thể cân nhắc thực hiện theo các cách làm dưới đây:

  • Rửa mũi 2-3 lần/tuần để phòng bệnh viêm mũi
  • Khi bé bị nghẹt mũi, có thể rửa 1-2 lần/ngày theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế.
  • Ưu tiên dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% thay vì nước muối tự pha để đảm bảo hiệu quả sát khuẩn
  • Làm ấm nước muỗi loãng trước khi vệ sinh mũi. Đồng thời, mẹ nên xịt nước mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay day, bóp 2 cánh mũi để nước mũi chảy ra, lặp lại liên tục 2 - 3 lần để rửa sạch niêm mạc hoàn toàn
  • Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để tránh vi khuẩn sinh sôi.
  • Tránh rửa mũi ngay sau khi bé ăn no để ngăn ngừa tình trạng nôn trớ.

Bạn chỉ nên vệ sinh mũi cho con 2 -3 lần/ tuần

Bạn chỉ nên vệ sinh mũi cho con 2 -3 lần/ tuần

Cách xử lý nếu bé quấy khóc khi rửa mũi

Với các bé còn quá nhỏ và được cha mẹ vệ sinh mũi cho có thể khiến bé quấy khóc hoặc sợ hãi khi rửa mũi. Khi đó, các bậc phụ huynh có thể thử dỗ bé bằng các biện pháp sau:

  • Ôm bé vào lòng, vỗ nhẹ lưng và nói chuyện dịu dàng để bé cảm thấy an toàn.
  • Bật nhạc nhẹ hoặc dùng đồ chơi yêu thích để bé quên đi cảm giác khó chịu.
  • Nếu bé vẫn kháng cự, hãy tạm dừng vài phút rồi thử lại với thao tác chậm rãi.

Với các lần vệ sinh mũi đầu tiên, cha mẹ sẽ mất nhiều công sức hơn do bé chưa quen. Tuy nhiên, chỉ sau 3 - 4 lần thực hiện, bé sẽ có xu hướng hợp tác và ngoan ngoãn hơn rất nhiều.

Các sai lầm cần tránh khi rửa mũi cho bé

Không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách vệ sinh mũi cho con đúng cách, dưới đây là một số sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải như:

  • Hút mũi quá mạnh gây tổn thương niêm mạc mũi
  • Dùng dung dịch không rõ nguồn gốc dễ gây kích ứng cho bé
  • Không vệ sinh dụng cụ sau mỗi lần dùng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Rửa mũi quá thường xuyên khi không cần thiết có thể làm khô niêm mạc mũi
  • Rửa mũi ngay sau khi bé ăn no khiến bé bị nôn trớ

Xem thêm: Bật mí cho mẹ 7 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản

Cách chăm sóc bé sau khi rửa mũi

Sau khi rửa mũi cho bé xong, các bậc cha mẹ nên chú ý:

  • Lau sạch nước muối thừa quanh mũi bằng khăn mềm để tránh kích ứng da
  • Đóng cửa sổ, bật điều hoà ở nhiệt độ ấm áp, mặc đủ ấm cho bé 
  • Quan sát xem bé có thở dễ dàng hơn không. Nếu bé vẫn thở khò khè, bạn nên cân nhắc đưa bé đi khám bác sĩ
  • Cho bé uống chút nước ấm sau khi rửa mũi xong để làm dịu cổ họng nếu bé bị ho nhẹ

Bạn hãy dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau mũi cho con sau khi rửa xong

Bạn hãy dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau mũi cho con sau khi rửa xong

Các câu hỏi thường gặp 

Bé mấy tháng tuổi mới có thể rửa mũi?
Bé từ 1 tuổi trở lên có thể rửa mũi nếu cần. Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Có nên rửa mũi cho bé hàng ngày không?
Không nên rửa mũi hàng ngày trừ khi bé bị nghẹt mũi nặng. Khi bé khỏe mạnh, rửa 2-3 lần/tuần là đủ để duy trì độ ẩm và bảo vệ niêm mạc mũi.

Làm sao để biết bé đã được rửa mũi sạch sẽ?
Bé thở đều, không còn khò khè và không có dịch mũi chảy ra là dấu hiệu cho thấy mũi đã sạch.

Có thể nói, rửa mũi cho bé là cách chăm sóc sức khoẻ chủ động giúp bé dễ thở, giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, cha mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Nếu bé có dấu hiệu khó chịu kéo dài hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

49

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám