Bật mí cho mẹ 7 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản

Ngọc Anh

03-05-2024

goole news
16

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp do hệ tiêu hóa bé còn chưa hoàn thiện hết. Đồng thời, một số sai lầm thường thấy như cho trẻ bú quá no, cho bú sai tư thế,... cũng khiến bé dễ bị trớ sữa hơn bình thường. Bằng cách tham khảo các mẹo dân gian chữa nôn trở ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể giúp bé ăn ngon, tiêu hoá tốt và lớn nhanh hơn mỗi ngày!

Tìm hiểu về trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu về các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này. Trẻ sơ sinh ọc sữa, trớ sữa liên tục, nếu không biết cách xử lý rất nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến:

  • Suy dinh dưỡng, còi xương

  • Chậm tăng cân, sức đề kháng kém

  • Dịch trào ngược lên mũi họng gây viêm mũi họng, rất dễ bội nhiễm và phải dùng kháng sinh từ sớm

(Hình 1 - Trẻ em bị nôn trớ, ọc sữa là nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm)

(Hình 1 - Trẻ em bị nôn trớ, ọc sữa là nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm)

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ? 

Theo các chuyên gia Nhi khoa, trẻ sơ sinh hay bị trớ, ọc sữa vì:

  • Dạ dày của trẻ sơ sinh rất bé, chỉ nhỏ tương tự quả cherry. Với dung tích như vậy, dạ dày bé được chứa khoảng 15 - 22ml sữa. Đồng thời, dạ dày của các bé nằm ngang nên dễ bị trớ hơn
  • Cơ vòng tâm vị bịt dạ dày mỏng không co bóp mạnh, không giữ được sữa nên bé hay bị trớ hơn
  • Cơ vòng môn vị từ dạ dày xuống tá tràng rất dày co bóp mạnh, bít sữa lại không cho sữa trôi xuống tá tràng. Sữa bị giữ lâu trong dạ dày nên dễ bị trớ ngược lên hơn.

Đây là những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản - lý do hàng đầu khiến bé bị ọc sữa. Ngoài ra, một số yếu tố xuất phát từ cách thức bú cũng khiến bé bị nôn trớ như:

  • Trẻ bú phải nhiều hơi khi bú: Trẻ bú không đúng, núm vú không phù hợp
  • Bé bú quá no: Dạ dày giãn ra phản xạ và đẩy sữa ra ngoài
  • Thay đổi môi trường đột ngột: Mở máy lạnh, mở cửa sổ khiến bé bị không khí lạnh tấn công
  • Bé bị dị ứng đường Lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Trẻ bị thiếu vitamin D3 và canxi

>>> Xem thêm: Làm sao để mẹ ngăn ngừa nguy cơ trẻ sơ sinh thiếu canxi?

(Hình 2 - Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị ọc sữa, trớ sữa)

(Hình 2 - Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị ọc sữa, trớ sữa)

Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Gừng tươi

Thực phẩm đầu tiên có mặt trong danh sách mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gừng. Gừng tươi có vị cay và tính ấm là vị thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh cảm mạo, nôn trớ và buồn nôn. Mẹ có thể mua gừng tươi từ chợ về và chế biến theo hướng dẫn sau:

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát nhỏ
  • Cho bé từng  ngậm từng lát gừng nhỏ trong miệng, sau đó hà hơi từ gừng vào ngực, bụng, rốn, lưng, gáy và vùng cổ của bé
  • Duy trì thực hiện trong 3 ngày, mỗi ngày hà hơi từ gừng 36 lần liên tục

Chanh tươi 

Theo Đông Y, chanh có tính mát, vị chua, hỗ trợ giảm tình trạng nôn trớ cho em bé rất hiệu quả. Đồng thời, các hoạt chất trong chanh còn kích thích nhu động ruột, tăng sản sinh nước bọt và acid dạ dày, giúp bé tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.

Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi, cụ thể thực hiện như sau:

  • Chanh tươi rửa sạch, để ráo và cắt thành các lát mỏng
  • Cho từng lát chanh tươi vào cốc, đổ nước sôi và để khoảng vài phút
  • Cho bé uống nước cốt chanh khoảng 2 - 3 lần/ ngày

(Hình 3 - Chanh tươi là mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ em hiệu quả)

(Hình 3 - Chanh tươi là mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ em hiệu quả)

Gạo lứt 

Gạo lứt là nguyên liệu an toàn, tự nhiên được dân các bà, các mẹ áp dụng thường xuyên để chữa nôn trớ cho bé. Chỉ mất 30 phút - 1 tiếng/ tuần, mẹ có thể tham khảo cách thực hiệnmẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
 bằng gạo lứt dưới đây:

  • Rang gạo lứt vàng hạt rồi để nguội
  • Cho vài hạt vào gạo lứt vào cốc nước, đun cùng nửa chén sữa trên nồi nước liu riu cho tới khi còn nửa lượng nước thì ngưng
  • Kiên trì cho bé uống vài lần/ ngày để giúp bé nhanh khỏi

Lá tre non

Đọt tre đun với nước sôi có thể giúp bé cải thiện nôn trớ sữa trong những ngày đầu. Sau khi đun cùng nước sôi để nguội, mẹ có thể cho bé thay nước lọc. 

Bạc hà

Bạc hà nổi tiếng bới công dụng chống viêm, lưu thông máu, giảm đau nhanh,... Tinh dầu bạc hà còn hỗ trợ hệ tiêu hoá rất tốt. Mỗi tối mẹ nên thử vài giọt tinh dầu bạc hà thoa vào bụng bé, kết hợp vào massage, 2 lần/ ngày để giúp bé không bị trớ, ọc sữa. 

(Hình 4 - Lá bạc hà hỗ trợ điều trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất tốt)

(Hình 4 - Lá bạc hà hỗ trợ điều trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất tốt)

Nước vo gạo

Đây là mẹo dân gian được lưu truyền phổ biến để chữa nôn mửa cho cả người lớn và trẻ em. Chỉ cần lấy 1 chén gạo trắng đun sôi với 2 cốc nước, hỗn hợp này sẽ giúp bé cải thiện tình trạng nôn trớ cho bé nhanh chóng.

Hạt thì là

Một trong các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh là dùng 1 thìa hạt thì là pha với nước sôi, đun liu riu trong 10 phút. Sau khi để nguội, gia đình có thể cho trẻ uống 3 - 4 lần/ ngày.

(Hình 5 - Hạt của cây thì là cũng là mẹo chữa dân gian đơn giản mà hữu hiệu)

(Hình 5 - Hạt của cây thì là cũng là mẹo chữa dân gian đơn giản mà hữu hiệu)

Một số lưu ý khác để phòng tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Ngoài các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh như trên, mẹ cần kết hợp đồng thời các phương pháp khoa học để hạn chế nôn trớ ở trẻ như sau:

  • Không cho trẻ bú quá no: Dạ dày của bé rất bé nên mẹ không nên cho bé bú quá no mà nên chia nhỏ bữa ăn, cho bé bú đủ cữ để đảm bảo trẻ dễ tiêu hoá và ít nôn trớ.
  • Cho trẻ bú đúng cách: Hơi là kẻ thù của kẻ sơ sinh. Mẹ nên cho bé bú đúng tư thế, đặt đầu bé cao, bú bên trái trước rồi chuyển sang phải. Chú ý nghiêng bình để bé không ít phải nhiều hơi, hạn chế ọc sữa cho trẻ. 
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ: Cha mẹ nên để bé bế thẳng khoảng 10 - 15 phút kết hợp vỗ ợ hơi để đẩy hết hơi trong bụng ra. Như vậy, bé sẽ ít bị trớ sữa hơn.
  • Massage bụng cho trẻ: Dùng đầu ngón tay di chuyển nhẹ nhàng quanh rốn bé có thể làm giảm sự co bóp của dạ dày, bé thoải mái hơn. 

>>> Xem thêm: Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa mẹ nhất định phải biết

(Hình 6 - Massage bụng sẽ giúp trẻ sơ sinh hạn chế tình trạng nôn trớ đáng kể)

(Hình 6 - Massage bụng sẽ giúp trẻ sơ sinh hạn chế tình trạng nôn trớ đáng kể)

Chữa nôn trớ bằng mẹo dân gian có hiệu quả không?

Hiệu quả chữa các triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hoá trẻ sơ sinh xuất phát từ dân gian chỉ có hiệu quả với các ca nôn trớ nhẹ. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ nặng, nôn trớ nhiều lần thì cần được phối hợp chữa trị từ các biện pháp y khoa. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tham khảo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa khi áp dụng các phương pháp này. Đồng thời, các mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh không thể thay thế các phương án chữa bệnh. 

Có thể nói, mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh tập trung vào các vị thuốc Đông Y giúp hỗ trợ tiêu hoá, đẩy lùi tình trạng ọc sữa cho các bé sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dựa hoàn toàn vào các bài thuốc dân gian mà nên kết hợp song song với các biện pháp y khoa. 

55

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám