6 bước rửa tay đúng cách - Biện pháp phòng chống mầm bệnh, virus hiệu quả

Đặng Nguyễn Vân Anh

23-08-2020

goole news
16

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay sạch đã giúp giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Bởi vậy mà tất cả các em nhỏ, ngay từ bậc mẫu giáo đã được giáo dục rất kỹ về các bước rửa tay - công việc vô cùng đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích. Cùng tìm hiểu kỹ cách rửa tay đúng cách để phòng chống mầm bệnh, virus đạt hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách

Khảo sát của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy: có đến 84- 88% dân số không thực hiện rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Trong khi đó, đôi bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể con người. Bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc từ lao động, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các vật....

Do đó mà bàn tay có thể có những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli sau khi đi đại tiện, virus cúm, virus sởi sau khi dùng tay xì mũi. Nếu bạn không rửa tay thì có thể sẽ reo rắc các vi khuẩn, virus này đi khắp nơi mà bạn chạm tay vào hay hành động đưa tay không sạch lên mắt, mũi, miệng, chạm mặt... đã vô tình mang những mầm bệnh này vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Rửa tay đúng cách là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất trong phòng chống dịch bệnhRửa tay đúng cách là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất trong phòng chống dịch bệnh

Rửa tay chính là "liều vắc xin tự chế" hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng chống dịch bệnh được WHO khuyến cáo thực hiện. Vì vậy, người dân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ cần xây dựng thói quen và kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chi biết, rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp:

  • Giảm 23-40% số người mắc bệnh tiêu chảy trên thế giới
  • Giảm 58% tỷ lệ bị bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu
  • Giảm 16-21% tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh trong dân số
  • Giảm 29-57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa gây nên
  • Giảm gần 50% các ca tử vong do viêm phổi 

Tuy nhiên, rửa tay với nước không là chưa đủ đảm bảo vệ sinh. Bởi nước chỉ làm trôi những vết bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường chứ không diệt được vi khuẩn hay virus. Bàn tay sau khi được rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh, trong đó phải kể đến như bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như SARS, Cúm A (H5N1, H1N1)...

Quy trình rửa tay đúng cách (6 bước)

Chuẩn bị

  • Lavabo, vòi nước sạch.
  • Có thể dùng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn.
  • Giấy lau tay dùng một lần.

Các bước rửa tay

Các bước rửa tay bằng xà phòng đúng cáchCác bước rửa tay bằng xà phòng đúng cách

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, tiếp đến là lấy xà phòng/dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay rồi chà hai lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Dùng lòng bàn tay này chà lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào trong các kẽ ngón.
  • Bước 4: Mu các ngón tay này chà lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
  • Bước 5: Ngón cái của bàn tay này chà vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
  • Bước 6: Các đầu ngón tay này chà vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Cuối cùng là rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay bằng giấy.

Chú ý: 

  • Rửa tay ngay khi có vết bẩn bằng nước và xà phòng. 
  • Thời gian cho mỗi lần rửa tay không dưới 30 giây. 
  • Các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần.

Như vậy, chỉ mất khoảng 30 giây cho 6 bước rửa tay bằng xà phòng nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích cho chính bản thân mình và những người xung quanh. Do vậy, mỗi người cần tự nâng cao ý thức thực hiện rửa tay hàng ngày để bảo vệ cho sức khỏe chính mình và cộng đồng.

Những thời điểm nào cần phải rửa tay?

Luôn luôn rửa tay trước khi:

  • Ăn uống

Hình ảnh bé rửa tay trước khi ănHình ảnh bé rửa tay trước khi ăn

  • Chuẩn bị và chế biến thực phẩm
  • Điều trị vết thương, tiêm thuốc
  • Chạm vào người bệnh, người bị thương, có vết thương hở
  • Đeo hoặc gỡ kính áp tròng

Và cũng nhớ luôn luôn rửa tay sau khi:

  • Chuẩn bị thức ăn, nhất là nguyên liệu thô
  • Sau khi đi đại tiện/tiểu tiện

Rửa tay ngay sau khi đi vệ sinhRửa tay ngay sau khi đi vệ sinh

  • Chơi, chạm vào động vật, đồ chơi, dây xích, chất thải
  • Xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Chạm vào người bệnh hoặc vết thương
  • Xử lý chất thải hoặc vật bị ô nhiễm như giẻ lau hoặc giày bẩn
  • Rửa tay bất cứ khi nào bẩn
  • Thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ khi đã sử dụng nhà vệ sinh
  • Rửa tay sau khi làm việc
  • Trở về từ nơi công cộng.

Nên sử dụng nước rửa tay/xà phòng nào?

Rửa tay xà phòng hoặc xà bông với nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng trong hầu hết các tình huống. Trong trường hợp không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Về nồng độ cồn thì bạn có thể kiểm tra trên nhãn sản phẩm.

Rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để loại bỏ hầu hết vi khuẩnRửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để loại bỏ hầu hết vi khuẩn

Dung dịch sát khuẩn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi khuẩn trú ngụ trên bàn tay trong nhiều tình huống. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng: "dung dịch sát khuẩn không thể loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn và cũng có thể không hiệu quả nếu tay bạn lấm bẩn hoặc dính dầu mỡ". Các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng bám trên tay cũng không thể loại bỏ bằng dung dịch sát khuẩn.

Lưu ý: 

  • Dung dịch sát khuẩn chứa cồn có thể gây ngộ độc nếu uống, nuốt nên hãy cẩn trọng, để xa tầm tay trẻ nhỏ và giám sát việc sử dụng. 
  • Chỉ dùng nước sát khuẩn tay trong trường hợp thật sự cần thiết, rửa tay với xà phòng/xà bông và nước sạch đúng cách vẫn là cách tốt nhất.

Khi đại dịch Covid bùng phát thì rửa tay là việc làm bắt buộc của mỗi người dân, là một trong 5K bắt buộc phải thực hiện. Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông có quy trình quy định về việc rửa tay thường quy và rửa tay ngoại khoa. Toàn bộ cán bộ, nhân viên của bệnh viện bắt buộc phải tuân thủ. Đối với nhân viên y tế, bắt buộc tuân thủ rửa tay thường quy theo 5 thời điểm:

Các bước rửa tay đúng cách đối với nhân viên y tếCác bước rửa tay đúng cách đối với nhân viên y tế

  • Trước khi khám cho người bệnh
  • Trước khi thực hiện thủ thuật vô khuẩn
  • Sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnh
  • Sau khi tiếp xúc với chất tiết hoặc máu của người bệnh.
  • Sau khi tiếp xúc với đồ dùng của khách hàng

Mong rằng, với quy trình rửa tay bằng xà phòng mà bài viết cung cấp sẽ giúp mọi người phòng chống được các mầm bệnh, virus một cách hiệu quả. Để được đặt lịch khám bệnh, vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được nhân viên hỗ trợ quý khách nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,468

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám